0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ddd6e5e4ef5-photo-1436450412740-6b988f486c6b.jpg

Nội dung cơ bản của công lý

2.3. Nội dung cơ bản của công lý 

Công lý là những lẽ đúng đắn được thừa nhận chung trong xã hội, làm cơ sở để phán xét, để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định. Theo nghĩa tiếng Việt, “lẽ” là điều thường thấy ở đời, được coi là hợp với quy luật, với đạo lý, hoặc là lý do giải thích, là nguyên nhân của sự việc; còn “đúng đắn” là phù hợp với thực tế, quy luật, lẽ phải, đạo lý, không có gì sai [127,tr.341,537]. “Những lẽ đúng đắn được thừa nhận chung trong xã hội” sẽ được thể hiện khái quát ở những nội dung sau đây: 

Thứ nhất, công lý luôn chứa đựng sự thật khách quan và sự tôn trọng sự thật khách quan. Sự thật thuộc về lĩnh vực ý thức và nhận thức, thuộc về thế giới chủ quan, đó là sự phản ánh về thế giới thực tại của con người. Còn khách quan, là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người” [124,t.18,tr.374]. Sự thật khách quan là kết quả của quá trình nhận thức về những thực tại khách quan trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Sự thật khách quan phản ánh về các hoàn cảnh khách quan, các đặc điểm của các chủ thể tham gia quan hệ, về các khách thể mà chủ thể hướng tới, về hành vi khách quan gắn với ý muốn chủ quan của chủ thể… Sự thật khách quan luôn là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất để cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc phán xét, xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý được đúng đắn. 

Thứ hai, công lý gắn với sự đề cao, tôn trọng phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của con người. Phẩm giá vốn có của con người là giá trị khách quan tạo nên các quyền sống, quyền tự do, quyền an toàn cá nhân... của con người và tạo nên quyền bình đẳng giữa người với người. Trong Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 có nêu: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúcNhững tuyên bố này được tái khẳng định trong Bản Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người năm 1789 của nước Pháp hay Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam… Ở góc độ phổ quát, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người còn công bố: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới”. Có thể nói, công lý luôn đòi hỏi mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người ở mức cao nhất, vì đó là vô giá, không thể đem ra đổi chác, mặc cả. Lịch sử đã chứng minh, ở đâu có sự chà đạp lên quyền con người thì ở đó có đấu tranh vì công lý.

Thứ ba, công lý có mối liên hệ với sự tôn trọng truyền thống văn hóa và tín ngưỡng. Truyền thống văn hóa là những cái gì hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn tín ngưỡng là niềm tin vào cõi thiêng liêng mà con người tin vào đó để giải thích thế giới và để mang lại cảm giác bình yên cho bản thân và cho mọi người. Yếu tố truyền thống văn hóa và tín ngưỡng ảnh hưởng đến việc đánh giá, lựa chọn các giá trị, cân nhắc trong mối quan hệ với các nội dung khác của công lý, từ đó làm cho việc đánh giá cái gì là công lý và cái gì là bất công trong mỗi cộng đồng có sự khác nhau. Chẳng hạn về vấn đề công nhận hôn nhân đồng tính, tại Việt Nam do đề cao truyền thống văn hóa cộng đồng nên pháp luật không công nhận, trong khi đó tại các quốc gia có truyền thống đề cao quyền tự do cá nhân như Úc, Hà Lan… thì lại công nhận. Hoặc ví dụ khác liên quan đến tín ngưỡng, giả sử có một vị bác sĩ gặp một trường hợp có 02 người bệnh sắp chết nhưng chỉ còn một liều thuốc cứu được 01 người, vị bác sĩ này sẽ cứu ai khi mạng sống của 02 người là vô giá? Lúc này, nếu vị bác sĩ nhờ sự may rủi để lựa chọn và tin rằng do Trời quyết định để cứu 01 trong 02 người thì có lẽ sẽ chẳng có ai phán xét hay nghi ngờ gì về quyết định của vị bác sĩ này. 

Thứ tư, công lý chứa đựng quy tắc “có đi có lại” trong các mối quan hệ của con người. Quy tắc “có đi có lại” đòi hỏi bên kia phải đối xử với mình giống như mình đã đối xử với bên kia; hoặc cái mình không muốn người khác đối xử với mình thì mình không được đối xử như vậy đối với người khác; hoặc muốn có quyền thì phải có nghĩa vụ, hoặc đã hưởng thụ thì phải có phải cống hiến, có trách nhiệm… Quy tắc này khiến các bên hướng tới sự tương xứng giữa cái “có đi” và cái “có lại”, bởi nếu một bên vượt quá cái “có lại” thì lại trở thành cái “có đi” để bên kia sẽ thực hiện cái “có lại” tương ứng. Quy tắc “có đi có lại” là cơ sở xử sự của các bên tham gia trong các mối quan hệ, kể cả có sự tự nguyện hay không. Quy tắc này tồn tại xuyên suốt, len lỏi hầu hết ở mọi quan hệ trong xã hội, ngay cả ở lĩnh vực tình cảm là lĩnh vực ít bị chi phối bởi lợi ích vật chất của con người. 

Thứ năm, công lý gắn với sự tôn trọng các cam kết, thỏa thuận do các bên tự nguyện tham gia trên cơ sở “có đi có lại” để xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong các quan hệ xã hội mà con người chủ động tham gia, khi các chủ thể tự nguyện thỏa thuận xây dựng các cách hành xử với nhau để đạt được một mục đích nào đó, nó sẽ tạo nên các quyền và nghĩa vụ mang tính ràng buộc phải tuân thủ. Nó có tính ràng buộc bởi nó xuất phát từ tính tự nguyện trước đó, có tính chất “có đi có lại” và có mang lại lợi ích cho các bên. Những thỏa thuận này nếu hợp lý và thông dụng, được sử dụng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài có thể trở thành tập quán được pháp luật ghi nhận hoặc được nâng lên thành pháp luật. Nội dung này của công lý chỉ xuất hiện khi các bên có sự tự nguyện tham gia thiết lập thỏa thuận. 

Thứ sáu, công lý luôn hướng đến các giá trị và liên quan đến việc đánh giá các giá trị. Giá trị là điều mang lại lợi ích tốt đẹp cho con người. Chẳng hạn: Giá trị về vật chất như lợi ích về kinh tế, tiện lợi…; giá trị về tinh thần như nhân đạo, nhân văn, dân chủ..; giá trị mang tính tôn vinh, giá trị mang tính phê phán; giá trị trước mắt, giá trị mang tính lâu dài… Giá trị là mục đích mà các bên hướng tới khi tham gia các quan hệ xã hội và làm cho việc xác lập các hành xử của các bên có ý nghĩa. Việc hướng tới giá trị gia tăng nghĩa là lợi ích càng nhiều càng tốt là mong muốn của các bên. Tuy nhiên không phải lúc nào việc gia tăng giá trị cũng đạt được, có lúc phải lựa chọn, phải hy sinh giá trị này để đạt giá trị khác (chẳng hạn chọn sự sống của bào thai hay tính mạng của người mẹ khi người mẹ đang gặp nguy hiểm). Vấn đề lựa chọn không phải lúc nào cũng đơn giản vì sẽ có nhiều tiêu chí được đưa ra. Tuy nhiên, có thể thấy có một số cách đánh giá chung mà đa số thừa nhận, nếu cùng giá trị về lợi ích vật chất thì trường hợp nào mang lại nhiều lợi ích hơn thì sẽ ưu tiên chọn hơn hoặc ngược lại, trường hợp nào ít thiệt hại hơn sẽ ưu tiên lựa chọn hơn. Nếu so sánh giữa những giá trị phi vật chất với nhau thì sẽ có giá trị phi vật chất đo đếm được và giá trị phi vật chất vô giá, hoặc có giá trị có tính cấp thiết và có giá trị kém cấp thiết hơn. Nếu khác nhau giữa một bên là lợi ích vật chất và một bên là lợi ích phi vật chất thì có thể thấy, tuy những giá trị kinh tế đo đếm được không thể so sánh được với các giá trị như quyền sống, danh dự, nhân phẩm… là vô giá; nhưng đôi lúc giá trị vật chất sống còn trước mắt lại quan trọng hơn so với những giá trị văn hóa tinh thần... có thể để hưởng thụ sau. Việc đánh giá để lựa chọn các giá trị tất yếu sẽ phải kết nối với các nội dung khác của công lý, như sự thật khách quan để đánh giá kết quả, phạm vi tác động của giá trị đó trên thực tế…; kết nối với quy tắc “có đi có lại” để xác định sự tương xứng giữa các giá trị với nhau; hoặc kết nối đến yếu tố truyền thống văn hóa, tín ngưỡng để cho phù hợp với xã hội… 

Thứ bảy, công lý có liên hệ chặt chẽ với yêu cầu về tính lô-gích hình thức. Lôgích hình thức thể hiện ở 4 yêu cầu: Yêu cầu đồng nhất, yêu cầu không mâu thuẫn, yêu cầu không có cái thứ ba và yêu cầu về lý do đầy đủ. Các yêu cầu đồng nhất, không mâu thuẫn và không có cái thứ ba đòi hỏi mỗi một nhận định về một sự vật, hiện tượng nào đó, khi được lặp lại trong cùng một quá trình suy luận, phải giữ nguyên nội dung mang tính nhất quán. Trong trường hợp sự vật, hiện tượng đang là chính nó thì trong cùng một khoảng thời gian, không gian và mối quan hệ nhất định, không được gắn cho sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu hai thuộc tính phủ định nhau, tức là hoặc là đúng hoặc là sai, không thể có cái thứ ba là cùng đúng và cùng sai. Yêu cầu về lý do đầy đủ đòi hỏi các nhận định phải có tính căn cứ xuất phát từ những luận đề hiển nhiên, phải có lý do tồn tại, nguyên nhân, mục đích nhất định. Yêu cầu về tính lô-gích hình thức làm cho sự thể hiện của công lý có tính nhất quán và thuyết phục. 

Tóm lại, những nội dung trên là kết quả của khái quát hóa những quan điểm, tư tưởng phổ biến của con người về công lý trong suốt quá trình vận động, phát triển. Đó là những lẽ chung đúng đắn làm cơ sở cho việc phán xét, xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các chủ thể trong những mối quan hệ nhất định. Trong các nội dung này, nội dung hướng đến các giá trị và bảo đảm tính “có đi có lại” được coi là nội dung cốt lõi của công lý. Bởi lẽ mục đích sống của con người suy cho cùng là truy cầu lợi ích và được nhận những gì xứng đáng được hưởng; ở đó lợi ích đạt được khi có hành vi đúng đắn là sự tán thưởng, có lợi, nhận được giá trị tôn vinh; ngược lại, khi có hành vi sai trái thì sẽ bị chê bai, bất lợi, phải bị phê phán. 

Xét vai trò của từng nội dung này làm cơ sở cho việc phán xét, xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nêu trên, có thể thấy: 

  • Sự thật khách quan, sự tôn trọng phẩm giá con người và sự tôn trọng truyền thống, tín ngưỡng sẽ đóng vai trò làm cơ sở nền tảng;
  • Sự hướng đến các giá trị sẽ đóng vai trò là cơ sở mục đích;
  • Sự tôn trọng thỏa thuận và bảo đảm quy tắc “có đi có lại” sẽ đóng vai trò là cơ sở phương thức thực hiện;
  • Sự bảo đảm tính lô-gích hình thức đóng vai trò là cơ sở hình thức thể hiện.

Tuy mỗi nội dung có vai trò khác nhau nhưng chúng đều có quan hệ chặt chẽ, năng động với nhau, tạo nên cơ sở lý lẽ vững chắc để xem xét, cân nhắc, quyết định xem ai có quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm gì, hoặc để phán xét ai đúng, ai sai trong những mối quan hệ nhất định. Việc nhận thức đúng đắn về nội dung của công lý là điều kiện để thực hiện công lý trên thực tế. 

Theo Trần Trí Dũng

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
260 ngày trước
Nội dung cơ bản của công lý
2.3. Nội dung cơ bản của công lý Công lý là những lẽ đúng đắn được thừa nhận chung trong xã hội, làm cơ sở để phán xét, để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định. Theo nghĩa tiếng Việt, “lẽ” là điều thường thấy ở đời, được coi là hợp với quy luật, với đạo lý, hoặc là lý do giải thích, là nguyên nhân của sự việc; còn “đúng đắn” là phù hợp với thực tế, quy luật, lẽ phải, đạo lý, không có gì sai [127,tr.341,537]. “Những lẽ đúng đắn được thừa nhận chung trong xã hội” sẽ được thể hiện khái quát ở những nội dung sau đây: Thứ nhất, công lý luôn chứa đựng sự thật khách quan và sự tôn trọng sự thật khách quan. Sự thật thuộc về lĩnh vực ý thức và nhận thức, thuộc về thế giới chủ quan, đó là sự phản ánh về thế giới thực tại của con người. Còn khách quan, là “cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người” [124,t.18,tr.374]. Sự thật khách quan là kết quả của quá trình nhận thức về những thực tại khách quan trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Sự thật khách quan phản ánh về các hoàn cảnh khách quan, các đặc điểm của các chủ thể tham gia quan hệ, về các khách thể mà chủ thể hướng tới, về hành vi khách quan gắn với ý muốn chủ quan của chủ thể… Sự thật khách quan luôn là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất để cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc phán xét, xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý được đúng đắn. Thứ hai, công lý gắn với sự đề cao, tôn trọng phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của con người. Phẩm giá vốn có của con người là giá trị khách quan tạo nên các quyền sống, quyền tự do, quyền an toàn cá nhân... của con người và tạo nên quyền bình đẳng giữa người với người. Trong Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 có nêu: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Những tuyên bố này được tái khẳng định trong Bản Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người năm 1789 của nước Pháp hay Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam… Ở góc độ phổ quát, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người còn công bố: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới”. Có thể nói, công lý luôn đòi hỏi mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người ở mức cao nhất, vì đó là vô giá, không thể đem ra đổi chác, mặc cả. Lịch sử đã chứng minh, ở đâu có sự chà đạp lên quyền con người thì ở đó có đấu tranh vì công lý.Thứ ba, công lý có mối liên hệ với sự tôn trọng truyền thống văn hóa và tín ngưỡng. Truyền thống văn hóa là những cái gì hình thành từ lâu đời, mang tính bền vững và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Còn tín ngưỡng là niềm tin vào cõi thiêng liêng mà con người tin vào đó để giải thích thế giới và để mang lại cảm giác bình yên cho bản thân và cho mọi người. Yếu tố truyền thống văn hóa và tín ngưỡng ảnh hưởng đến việc đánh giá, lựa chọn các giá trị, cân nhắc trong mối quan hệ với các nội dung khác của công lý, từ đó làm cho việc đánh giá cái gì là công lý và cái gì là bất công trong mỗi cộng đồng có sự khác nhau. Chẳng hạn về vấn đề công nhận hôn nhân đồng tính, tại Việt Nam do đề cao truyền thống văn hóa cộng đồng nên pháp luật không công nhận, trong khi đó tại các quốc gia có truyền thống đề cao quyền tự do cá nhân như Úc, Hà Lan… thì lại công nhận. Hoặc ví dụ khác liên quan đến tín ngưỡng, giả sử có một vị bác sĩ gặp một trường hợp có 02 người bệnh sắp chết nhưng chỉ còn một liều thuốc cứu được 01 người, vị bác sĩ này sẽ cứu ai khi mạng sống của 02 người là vô giá? Lúc này, nếu vị bác sĩ nhờ sự may rủi để lựa chọn và tin rằng do Trời quyết định để cứu 01 trong 02 người thì có lẽ sẽ chẳng có ai phán xét hay nghi ngờ gì về quyết định của vị bác sĩ này. Thứ tư, công lý chứa đựng quy tắc “có đi có lại” trong các mối quan hệ của con người. Quy tắc “có đi có lại” đòi hỏi bên kia phải đối xử với mình giống như mình đã đối xử với bên kia; hoặc cái mình không muốn người khác đối xử với mình thì mình không được đối xử như vậy đối với người khác; hoặc muốn có quyền thì phải có nghĩa vụ, hoặc đã hưởng thụ thì phải có phải cống hiến, có trách nhiệm… Quy tắc này khiến các bên hướng tới sự tương xứng giữa cái “có đi” và cái “có lại”, bởi nếu một bên vượt quá cái “có lại” thì lại trở thành cái “có đi” để bên kia sẽ thực hiện cái “có lại” tương ứng. Quy tắc “có đi có lại” là cơ sở xử sự của các bên tham gia trong các mối quan hệ, kể cả có sự tự nguyện hay không. Quy tắc này tồn tại xuyên suốt, len lỏi hầu hết ở mọi quan hệ trong xã hội, ngay cả ở lĩnh vực tình cảm là lĩnh vực ít bị chi phối bởi lợi ích vật chất của con người. Thứ năm, công lý gắn với sự tôn trọng các cam kết, thỏa thuận do các bên tự nguyện tham gia trên cơ sở “có đi có lại” để xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong các quan hệ xã hội mà con người chủ động tham gia, khi các chủ thể tự nguyện thỏa thuận xây dựng các cách hành xử với nhau để đạt được một mục đích nào đó, nó sẽ tạo nên các quyền và nghĩa vụ mang tính ràng buộc phải tuân thủ. Nó có tính ràng buộc bởi nó xuất phát từ tính tự nguyện trước đó, có tính chất “có đi có lại” và có mang lại lợi ích cho các bên. Những thỏa thuận này nếu hợp lý và thông dụng, được sử dụng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài có thể trở thành tập quán được pháp luật ghi nhận hoặc được nâng lên thành pháp luật. Nội dung này của công lý chỉ xuất hiện khi các bên có sự tự nguyện tham gia thiết lập thỏa thuận. Thứ sáu, công lý luôn hướng đến các giá trị và liên quan đến việc đánh giá các giá trị. Giá trị là điều mang lại lợi ích tốt đẹp cho con người. Chẳng hạn: Giá trị về vật chất như lợi ích về kinh tế, tiện lợi…; giá trị về tinh thần như nhân đạo, nhân văn, dân chủ..; giá trị mang tính tôn vinh, giá trị mang tính phê phán; giá trị trước mắt, giá trị mang tính lâu dài… Giá trị là mục đích mà các bên hướng tới khi tham gia các quan hệ xã hội và làm cho việc xác lập các hành xử của các bên có ý nghĩa. Việc hướng tới giá trị gia tăng nghĩa là lợi ích càng nhiều càng tốt là mong muốn của các bên. Tuy nhiên không phải lúc nào việc gia tăng giá trị cũng đạt được, có lúc phải lựa chọn, phải hy sinh giá trị này để đạt giá trị khác (chẳng hạn chọn sự sống của bào thai hay tính mạng của người mẹ khi người mẹ đang gặp nguy hiểm). Vấn đề lựa chọn không phải lúc nào cũng đơn giản vì sẽ có nhiều tiêu chí được đưa ra. Tuy nhiên, có thể thấy có một số cách đánh giá chung mà đa số thừa nhận, nếu cùng giá trị về lợi ích vật chất thì trường hợp nào mang lại nhiều lợi ích hơn thì sẽ ưu tiên chọn hơn hoặc ngược lại, trường hợp nào ít thiệt hại hơn sẽ ưu tiên lựa chọn hơn. Nếu so sánh giữa những giá trị phi vật chất với nhau thì sẽ có giá trị phi vật chất đo đếm được và giá trị phi vật chất vô giá, hoặc có giá trị có tính cấp thiết và có giá trị kém cấp thiết hơn. Nếu khác nhau giữa một bên là lợi ích vật chất và một bên là lợi ích phi vật chất thì có thể thấy, tuy những giá trị kinh tế đo đếm được không thể so sánh được với các giá trị như quyền sống, danh dự, nhân phẩm… là vô giá; nhưng đôi lúc giá trị vật chất sống còn trước mắt lại quan trọng hơn so với những giá trị văn hóa tinh thần... có thể để hưởng thụ sau. Việc đánh giá để lựa chọn các giá trị tất yếu sẽ phải kết nối với các nội dung khác của công lý, như sự thật khách quan để đánh giá kết quả, phạm vi tác động của giá trị đó trên thực tế…; kết nối với quy tắc “có đi có lại” để xác định sự tương xứng giữa các giá trị với nhau; hoặc kết nối đến yếu tố truyền thống văn hóa, tín ngưỡng để cho phù hợp với xã hội… Thứ bảy, công lý có liên hệ chặt chẽ với yêu cầu về tính lô-gích hình thức. Lôgích hình thức thể hiện ở 4 yêu cầu: Yêu cầu đồng nhất, yêu cầu không mâu thuẫn, yêu cầu không có cái thứ ba và yêu cầu về lý do đầy đủ. Các yêu cầu đồng nhất, không mâu thuẫn và không có cái thứ ba đòi hỏi mỗi một nhận định về một sự vật, hiện tượng nào đó, khi được lặp lại trong cùng một quá trình suy luận, phải giữ nguyên nội dung mang tính nhất quán. Trong trường hợp sự vật, hiện tượng đang là chính nó thì trong cùng một khoảng thời gian, không gian và mối quan hệ nhất định, không được gắn cho sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu hai thuộc tính phủ định nhau, tức là hoặc là đúng hoặc là sai, không thể có cái thứ ba là cùng đúng và cùng sai. Yêu cầu về lý do đầy đủ đòi hỏi các nhận định phải có tính căn cứ xuất phát từ những luận đề hiển nhiên, phải có lý do tồn tại, nguyên nhân, mục đích nhất định. Yêu cầu về tính lô-gích hình thức làm cho sự thể hiện của công lý có tính nhất quán và thuyết phục. Tóm lại, những nội dung trên là kết quả của khái quát hóa những quan điểm, tư tưởng phổ biến của con người về công lý trong suốt quá trình vận động, phát triển. Đó là những lẽ chung đúng đắn làm cơ sở cho việc phán xét, xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các chủ thể trong những mối quan hệ nhất định. Trong các nội dung này, nội dung hướng đến các giá trị và bảo đảm tính “có đi có lại” được coi là nội dung cốt lõi của công lý. Bởi lẽ mục đích sống của con người suy cho cùng là truy cầu lợi ích và được nhận những gì xứng đáng được hưởng; ở đó lợi ích đạt được khi có hành vi đúng đắn là sự tán thưởng, có lợi, nhận được giá trị tôn vinh; ngược lại, khi có hành vi sai trái thì sẽ bị chê bai, bất lợi, phải bị phê phán. Xét vai trò của từng nội dung này làm cơ sở cho việc phán xét, xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nêu trên, có thể thấy: Sự thật khách quan, sự tôn trọng phẩm giá con người và sự tôn trọng truyền thống, tín ngưỡng sẽ đóng vai trò làm cơ sở nền tảng;Sự hướng đến các giá trị sẽ đóng vai trò là cơ sở mục đích;Sự tôn trọng thỏa thuận và bảo đảm quy tắc “có đi có lại” sẽ đóng vai trò là cơ sở phương thức thực hiện;Sự bảo đảm tính lô-gích hình thức đóng vai trò là cơ sở hình thức thể hiện.Tuy mỗi nội dung có vai trò khác nhau nhưng chúng đều có quan hệ chặt chẽ, năng động với nhau, tạo nên cơ sở lý lẽ vững chắc để xem xét, cân nhắc, quyết định xem ai có quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm gì, hoặc để phán xét ai đúng, ai sai trong những mối quan hệ nhất định. Việc nhận thức đúng đắn về nội dung của công lý là điều kiện để thực hiện công lý trên thực tế. Theo Trần Trí DũngLink: Tại đây