0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ddd7c8c371d-photo-1589216532372-1c2a367900d9.jpg

Nội dung của hoạt động xét xử

3.1.2. Nội dung của hoạt động xét xử 

Hoạt động xét xử, nói một cách ngắn gọn, là hoạt động áp dụng pháp luật được diễn ra tại phiên tòa để giải quyết các cáo buộc, tranh chấp pháp lý. 

Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa các QPPL hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể [71,tr.30]. Cụ thể đối với Tòa án, đó là hoạt động nhân danh nhà nước và pháp luật của Tòa án, được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng nhằm cá biệt hóa các QPPL vào giải quyết các cáo buộc, tranh chấp pháp lý cụ thể. 

Hoạt động xét xử của Tòa án bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: 

3.1.2.1. Hình thức xét xử 

Hoạt động xét xử được thực hiện tập trung qua hình thức phiên tòa, được tổ chức theo từng loại thủ tục riêng tùy theo bản chất vụ án. Phiên tòa được diễn ra công khai toàn bộ hay một phần tùy theo những trường hợp nhất định. Tùy theo bản chất vụ án, phiên tòa được tổ chức có thể là phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm…, được thực hiện theo thủ tục rút gọn hay thủ tục thông thường. Kết quả xét xử là một phán quyết nhân danh nhà nước và pháp luật giải quyết vụ án, được công bố dưới hình thức là bản án hoặc quyết định. 

3.1.2.2. Chủ thể xét xử  

Chủ thể xét xử có thể là Hội đồng xét xử hoặc một Thẩm phán. Hội đồng xét xử có thể là 03 người, 05 người hoặc nhiều hơn; thành phần có Thẩm phán và Hội thẩm hoặc chỉ có toàn Thẩm phán tùy vào phiên tòa được tổ chức. Trong những vụ án đặc thù thì thành phần Hội đồng xét xử phải có người có chuyên môn phù hợp theo yêu cầu của thủ tục tố tụng. 

3.1.2.3. Chủ thể bị xét xử và chủ thể tham gia xét xử 

Chủ thể bị xét xử là người, tổ chức bị xét xử có tên gọi theo thủ tục tố tụng như bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Chủ thể tham gia xét xử là những người tham gia xét xử để giúp cho việc xét xử đạt được mục đích; họ có thể là công tố viên, kiểm sát viên, người làm chứng, người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, luật sư… trong vụ án. 

 3.1.2.4. Đối tượng xét xử 

Đối tượng xét xử là những cáo buộc pháp lý và tranh chấp pháp lý trong các vụ việc tranh cãi pháp lý. 

Theo lý luận chung, nội dung quan hệ pháp luật chứa đựng quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia. Quyền pháp lý là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Quyền pháp lý có thể được chia thành quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối nhân, hay còn gọi trái quyền, là quyền khiến cho họ có thể buộc một chủ thể khác phải làm hay không được làm một việc gì đó cho mình. Chẳng hạn như quyền của chủ nợ yêu cầu người vay trả nợ, quyền đòi lại tài sản… Quyền đối vật, hay còn gọi vật quyền, là quyền của chủ thể được sử dụng đối với tài sản. Chẳng hạn như quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, quyền cầm cố… Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý có thể được chia thành nghĩa vụ trực tiếp và nghĩa vụ gián tiếp. Nghĩa vụ trực tiếp là nghĩa vụ phải tiến hành trực tiếp đối với chủ thể có quyền. Chẳng hạn như nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác, nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, cha mẹ đối với con... Nghĩa vụ gián tiếp là nghĩa vụ của chủ thể phải tuân thủ một quy tắc nào đó nhằm đáp ứng quyền của chủ thể. Chẳng hạn như nghĩa vụ chấp hành quy định giao thông khi tham gia giao thông, trách nhiệm tuân thủ thủ tục tố tụng khi tiến hành tố tụng… 

Khi một bên có hoặc bị nghi là có vi phạm nghĩa vụ làm cho quyền của bên kia bị ảnh hưởng, lúc đó cáo buộc và tranh chấp pháp lý tại Tòa án sẽ nảy sinh. 

Cáo buộc pháp lý là việc một bên, trên cơ sở có nghĩa vụ pháp lý đã được xác định, tố bên có nghĩa vụ đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, hay gọi là có vi phạm pháp luật, từ đó yêu cầu xác định một trách nhiệm pháp lý đối với bên vi phạm. Chẳng hạn như truy tố tội phạm, khiếu kiện quyết định hành chính… 

Tranh chấp pháp lý là việc một bên tranh chấp yêu cầu bên kia phải công nhận quyền pháp lý của mình trước và sau khi quyền của mình được xác định thì yêu cầu bên kia phải có trách nhiệm tôn trọng, thực hiện. Chẳng hạn như tranh chấp thừa kế tài sản dựa trên yêu cầu các bên công nhận quyền thừa kế và yêu cầu chia thừa kế, tranh chấp hợp đồng vay dựa trên yêu cầu công nhận hợp đồng vay và yêu cầu trả nợ.... 

Cáo buộc pháp lý dựa trên nghĩa vụ pháp lý đã được xác định; còn tranh chấp pháp lý phải xác định nghĩa vụ pháp lý qua việc công nhận quyền pháp lý của một bên trước, rồi mới xác định trách nhiệm pháp lý sau đó. Như vậy, tranh chấp pháp lý có yêu cầu rộng hơn cáo buộc pháp lý. 

Việc phân biệt giữa cáo buộc pháp lý và tranh chấp pháp lý giúp chủ thể xét xử xác định đúng phạm vi giải quyết vụ án. Cáo buộc pháp lý nghĩa là cáo buộc về vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm pháp lý, còn tranh chấp pháp lý nghĩa là yêu cầu xác định quyền pháp lý trước rồi xác định nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý theo sau. 

Trong một vụ án, có thể có một hoặc nhiều cáo buộc và tranh chấp pháp lý khác nhau. Căn cứ vào các lĩnh vực, pháp luật tố tụng hiện nay đã phân chia chúng vào các loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, mỗi loại vụ án đều có yêu cầu tố tụng riêng. Có thể thấy như sau: 

  • Vụ án hình sự dựa trên cáo buộc pháp lý về hành vi liên quan đến tội phạm do BLHS quy định. Các cáo buộc do cơ quan truy tố thực hiện và có nghĩa vụ chứng minh, được Tòa án xét xử theo quy định của luật tố tụng hình sự. Như Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”…
  • Vụ án dân sự dựa trên cáo buộc và tranh chấp pháp lý do các bên yêu cầu trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Trong vụ án, các bên có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Tòa án không được từ chối giải quyết vì không có điều luật để áp dụng và giải quyết các yêu cầu theo quy định của luật tố tụng dân sự. Như Điều 4 và Điều 6 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”; “đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”...
  • Vụ án hành chính dựa trên cáo buộc của bên khiếu kiện liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính và các quyết định khác theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính; các bên có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; bên bị kiện là chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải có nghĩa vụ chứng minh, bảo vệ quyết định, hành vi bị kiện của mình là đúng pháp luật, được Tòa án xét xử theo quy định của luật tố tụng hành chính. Như Điều 9

LTTHC năm 2015 đã quy định: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.

  • Ngoài các vụ án trên, các vấn đề khác có liên quan đến cáo buộc và tranh chấp cũng được Tòa án giải quyết trong cùng vụ án, đó là:

+ Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự liên quan đến cáo buộc pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi xác định có tội phạm; vấn đề dân sự trong vụ án hành chính liên quan đến cáo buộc pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi xác định vi phạm quản lý hành chính; 

+ Vấn đề xử lý quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức trong vụ án dân sự được thực hiện khi Tòa án xét thấy có quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án đang giải quyết; 

+ Vấn đề xử lý vi phạm tố tụng, vi phạm trật tự hiến pháp được thực hiện trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án… 

Theo Trần Trí Dũng

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
260 ngày trước
Nội dung của hoạt động xét xử
3.1.2. Nội dung của hoạt động xét xử Hoạt động xét xử, nói một cách ngắn gọn, là hoạt động áp dụng pháp luật được diễn ra tại phiên tòa để giải quyết các cáo buộc, tranh chấp pháp lý. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa các QPPL hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể [71,tr.30]. Cụ thể đối với Tòa án, đó là hoạt động nhân danh nhà nước và pháp luật của Tòa án, được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng nhằm cá biệt hóa các QPPL vào giải quyết các cáo buộc, tranh chấp pháp lý cụ thể. Hoạt động xét xử của Tòa án bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: 3.1.2.1. Hình thức xét xử Hoạt động xét xử được thực hiện tập trung qua hình thức phiên tòa, được tổ chức theo từng loại thủ tục riêng tùy theo bản chất vụ án. Phiên tòa được diễn ra công khai toàn bộ hay một phần tùy theo những trường hợp nhất định. Tùy theo bản chất vụ án, phiên tòa được tổ chức có thể là phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm…, được thực hiện theo thủ tục rút gọn hay thủ tục thông thường. Kết quả xét xử là một phán quyết nhân danh nhà nước và pháp luật giải quyết vụ án, được công bố dưới hình thức là bản án hoặc quyết định. 3.1.2.2. Chủ thể xét xử  Chủ thể xét xử có thể là Hội đồng xét xử hoặc một Thẩm phán. Hội đồng xét xử có thể là 03 người, 05 người hoặc nhiều hơn; thành phần có Thẩm phán và Hội thẩm hoặc chỉ có toàn Thẩm phán tùy vào phiên tòa được tổ chức. Trong những vụ án đặc thù thì thành phần Hội đồng xét xử phải có người có chuyên môn phù hợp theo yêu cầu của thủ tục tố tụng. 3.1.2.3. Chủ thể bị xét xử và chủ thể tham gia xét xử Chủ thể bị xét xử là người, tổ chức bị xét xử có tên gọi theo thủ tục tố tụng như bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Chủ thể tham gia xét xử là những người tham gia xét xử để giúp cho việc xét xử đạt được mục đích; họ có thể là công tố viên, kiểm sát viên, người làm chứng, người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, luật sư… trong vụ án.  3.1.2.4. Đối tượng xét xử Đối tượng xét xử là những cáo buộc pháp lý và tranh chấp pháp lý trong các vụ việc tranh cãi pháp lý. Theo lý luận chung, nội dung quan hệ pháp luật chứa đựng quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia. Quyền pháp lý là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. Quyền pháp lý có thể được chia thành quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối nhân, hay còn gọi trái quyền, là quyền khiến cho họ có thể buộc một chủ thể khác phải làm hay không được làm một việc gì đó cho mình. Chẳng hạn như quyền của chủ nợ yêu cầu người vay trả nợ, quyền đòi lại tài sản… Quyền đối vật, hay còn gọi vật quyền, là quyền của chủ thể được sử dụng đối với tài sản. Chẳng hạn như quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, quyền cầm cố… Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý có thể được chia thành nghĩa vụ trực tiếp và nghĩa vụ gián tiếp. Nghĩa vụ trực tiếp là nghĩa vụ phải tiến hành trực tiếp đối với chủ thể có quyền. Chẳng hạn như nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác, nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, cha mẹ đối với con... Nghĩa vụ gián tiếp là nghĩa vụ của chủ thể phải tuân thủ một quy tắc nào đó nhằm đáp ứng quyền của chủ thể. Chẳng hạn như nghĩa vụ chấp hành quy định giao thông khi tham gia giao thông, trách nhiệm tuân thủ thủ tục tố tụng khi tiến hành tố tụng… Khi một bên có hoặc bị nghi là có vi phạm nghĩa vụ làm cho quyền của bên kia bị ảnh hưởng, lúc đó cáo buộc và tranh chấp pháp lý tại Tòa án sẽ nảy sinh. Cáo buộc pháp lý là việc một bên, trên cơ sở có nghĩa vụ pháp lý đã được xác định, tố bên có nghĩa vụ đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, hay gọi là có vi phạm pháp luật, từ đó yêu cầu xác định một trách nhiệm pháp lý đối với bên vi phạm. Chẳng hạn như truy tố tội phạm, khiếu kiện quyết định hành chính… Tranh chấp pháp lý là việc một bên tranh chấp yêu cầu bên kia phải công nhận quyền pháp lý của mình trước và sau khi quyền của mình được xác định thì yêu cầu bên kia phải có trách nhiệm tôn trọng, thực hiện. Chẳng hạn như tranh chấp thừa kế tài sản dựa trên yêu cầu các bên công nhận quyền thừa kế và yêu cầu chia thừa kế, tranh chấp hợp đồng vay dựa trên yêu cầu công nhận hợp đồng vay và yêu cầu trả nợ.... Cáo buộc pháp lý dựa trên nghĩa vụ pháp lý đã được xác định; còn tranh chấp pháp lý phải xác định nghĩa vụ pháp lý qua việc công nhận quyền pháp lý của một bên trước, rồi mới xác định trách nhiệm pháp lý sau đó. Như vậy, tranh chấp pháp lý có yêu cầu rộng hơn cáo buộc pháp lý. Việc phân biệt giữa cáo buộc pháp lý và tranh chấp pháp lý giúp chủ thể xét xử xác định đúng phạm vi giải quyết vụ án. Cáo buộc pháp lý nghĩa là cáo buộc về vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm pháp lý, còn tranh chấp pháp lý nghĩa là yêu cầu xác định quyền pháp lý trước rồi xác định nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý theo sau. Trong một vụ án, có thể có một hoặc nhiều cáo buộc và tranh chấp pháp lý khác nhau. Căn cứ vào các lĩnh vực, pháp luật tố tụng hiện nay đã phân chia chúng vào các loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, mỗi loại vụ án đều có yêu cầu tố tụng riêng. Có thể thấy như sau: Vụ án hình sự dựa trên cáo buộc pháp lý về hành vi liên quan đến tội phạm do BLHS quy định. Các cáo buộc do cơ quan truy tố thực hiện và có nghĩa vụ chứng minh, được Tòa án xét xử theo quy định của luật tố tụng hình sự. Như Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”…Vụ án dân sự dựa trên cáo buộc và tranh chấp pháp lý do các bên yêu cầu trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Trong vụ án, các bên có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Tòa án không được từ chối giải quyết vì không có điều luật để áp dụng và giải quyết các yêu cầu theo quy định của luật tố tụng dân sự. Như Điều 4 và Điều 6 BLTTDS năm 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”; “đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”...Vụ án hành chính dựa trên cáo buộc của bên khiếu kiện liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính và các quyết định khác theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính; các bên có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; bên bị kiện là chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải có nghĩa vụ chứng minh, bảo vệ quyết định, hành vi bị kiện của mình là đúng pháp luật, được Tòa án xét xử theo quy định của luật tố tụng hành chính. Như Điều 9LTTHC năm 2015 đã quy định: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.Ngoài các vụ án trên, các vấn đề khác có liên quan đến cáo buộc và tranh chấp cũng được Tòa án giải quyết trong cùng vụ án, đó là:+ Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự liên quan đến cáo buộc pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi xác định có tội phạm; vấn đề dân sự trong vụ án hành chính liên quan đến cáo buộc pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau khi xác định vi phạm quản lý hành chính; + Vấn đề xử lý quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức trong vụ án dân sự được thực hiện khi Tòa án xét thấy có quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án đang giải quyết; + Vấn đề xử lý vi phạm tố tụng, vi phạm trật tự hiến pháp được thực hiện trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án… Theo Trần Trí DũngLink: Tại đây