0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ddd8a0454a0-premium_photo-1661540409860-fe00bb21a51c.jpg

Nội dung của bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử

3.2.2. Nội dung của bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử 

Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của chủ thể xét xử như Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý”.    

Trên cơ sở lý luận về nội dung của công lý và nội dung của hoạt động xét xử, bảo vệ công lý trong xét xử được cụ thể hóa qua các nội dung sau đây:  

3.2.2.1. Bảo vệ công lý trong việc giải quyết vấn đề bản chất pháp lý vụ án 

Bảo vệ công lý trong việc giải quyết những vấn đề về bản chất pháp lý của vụ án là làm sáng tỏ, gìn giữ những nội dung công lý trong việc xác định các sự kiện vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, yêu cầu quyền pháp lý và những vấn đề khác có liên quan khi giải quyết những cáo buộc, tranh chấp pháp lý trong vụ án. Thực hiện nội dung này gọi tắt là bảo vệ công lý nội dung của vụ án. 

Xét từng lĩnh vực của đối tượng xét xử, vấn đề này được đặt ra như sau: 

a. Đối với vụ án hình sự 

Vấn đề quan trọng đầu tiên trong vụ án hình sự là xác định có hay không có sự kiện tội phạm, tức sự kiện vi phạm pháp luật hình sự. Đây là hoạt động xác định các tình tiết sự thật liên quan đến vụ án, đối chiếu với QPPL quy định về cấu thành tội phạm và những vấn đề khác liên quan được pháp luật hình sự quy định, từ đó giúp cho chủ thể xét xử xác định hành vi bị cáo buộc có phạm tội hay không, nếu có thì phạm tội gì, có còn trong thời hiệu truy cứu hay không (nếu pháp luật có quy định). Đây còn gọi là hoạt động định tội danh. 

Ở vấn đề này, tình tiết khách quan của vụ án là cơ sở quan trọng nhất quyết định có hay không có sự kiện tội phạm bị truy cứu, đúng với vai trò nền tảng của sự thật khách quan trong nội dung công lý. Do đó, bảo vệ công lý trong việc xác định tội phạm chính là phải làm sáng tỏ sự thật khách quan liên quan đến các tình tiết của vụ án, sự thật đó là cơ sở quyết định có hay không có sự kiện tội phạm bị truy cứu. Nếu sự thật không được làm rõ thì phải xác định không có tội phạm. Như Điều 13 của BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. 

Sau khi đã xác định được tội phạm, vấn đề quyết định về loại hình phạt và mức hình phạt sẽ được đặt ra. Bảo vệ công lý trong vấn đề này sẽ đòi hỏi chủ thể xét xử phải xem xét toàn diện những vấn đề sau: 

- Quyết định loại và mức hình phạt phải dựa trên những cơ sở nền tảng: 

+ Sự thật khách quan liên quan đến những tình tiết xác định sự kiện pháp lý làm thay đổi trách nhiệm pháp lý (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm, miễn, giảm trách nhiệm…), sự kiện làm chấm dứt trách nhiệm pháp lý (như đại xá, tình hình thực tế thay đổi…), sự kiện loại trừ trách nhiệm pháp lý (như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết…); sự kiện liên quan đến các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân, việc chấp hành pháp luật của chủ thể phạm tội…; 

+ Tôn trọng phẩm giá và quyền bình đẳng của con người khi áp dụng các loại và mức hình phạt, như hình phạt không được mang tính chất nhục mạ, hạ thấp phẩm giá con người, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật các chủ thể phạm tội…; 

+ Tôn trọng yếu tố truyền thống văn hóa khi đánh giá, lựa chọn các giá trị trong việc quyết định loại và mức hình phạt. Ở Việt Nam, do truyền thống văn hóa đề cao tính cộng đồng nên sức mạnh dư luận xã hội là rất lớn. Việc quyết định hình phạt phải cân nhắc đến mức độ phản ứng của dư luận xã hội đối với tội phạm, từ đó các giá trị phê phán, giá trị tôn vinh, mức độ “có đi có lại” phải được chọn lựa, đề cao, gia giảm cho phù hợp thì hình phạt mới có sức thuyết phục, được xã hội đồng tình. 

- Quyết định loại và mức hình phạt phải dựa trên phương thức thực hiện phù hợp: 

+ Loại và mức hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm theo quy tắc “có đi có lại”. Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao thì loại và mức hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại. Những tình tiết giảm nhẹ nếu có thì trách nhiệm hình sự phải giảm, tình tiết tăng nặng nếu có thì trách nhiệm hình sự theo đó phải tăng theo; 

+ Trong vụ án hình sự, tự do thỏa thuận về loại và mức hình phạt không đặt ra vì đây là trách nhiệm mà nhà nước buộc chủ thể phạm tội phải chịu. Tuy nhiên, sự thỏa thuận vẫn được thực hiện “ẩn” trong một chừng mực nhất định thông thường, như trường hợp chủ thể phạm tội chủ động thừa nhận tội, tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả… để xin được giảm nhẹ hoặc xin chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn… 

- Quyết định loại và mức hình phạt phải hướng tới các giá trị: 

Đó là các giá trị phê phán và các giá trị tôn vinh trong việc xử lý tội phạm. Về giá trị phê phán, bản thân việc bảo đảm quy tắc “có đi có lại” đã chứa đựng giá trị phê phán, tuy nhiên giá trị phê phán còn có ý nghĩa khác là bảo đảm thêm tính răn đe, đấu tranh tội phạm và phòng ngừa chung trong xã hội, như phải nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm… Về giá trị tôn vinh, phải đảm bảo giá trị nhân đạo như khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội, tự nguyện bồi thường, giảm nhẹ đối với phụ nữ có thai…; phải đảm bảo giá trị nhân văn về mục đích hình phạt không chỉ trừng trị mà còn nhằm cải tạo, giáo dục ý thức pháp luật… 

b. Đối với vụ án hành chính (kể cả vấn đề xử lý quyết định cá biệt trong vụ án dân sự) 

Cũng giống như vụ án hình sự, vấn đề quan trọng đầu tiên là xác định có hay không có sự kiện vi phạm pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, có còn trong thời hiệu khởi kiện không (nếu pháp luật có quy định). 

Bảo vệ công lý trong vấn đề này là phải làm sáng tỏ sự thật khách quan liên quan đến các tình tiết như: Tính hợp pháp, tính có căn cứ về hình thức, nội dung của quyết định, hành vi hành chính bị khiếu kiện, bị xem xét; tính hợp pháp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính; mối liên hệ giữa quyết định, hành vi hành chính với quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện, người liên quan… Dựa trên sự thật khách quan này, chủ thể xét xử mới xác định liệu quyết định, hành vi hành chính bị khiếu kiện có vi phạm pháp luật hay không. Nếu không có vi phạm thì sẽ bác khiếu kiện. Nếu có vi phạm, thì phải đánh giá tính chất và mức độ ảnh hưởng do vi phạm gây ra và xem xét có nên hủy (toàn bộ hay một phần) quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật đó hay không. Lúc này, bảo vệ công lý sẽ đòi hỏi chủ thể xét xử phải xem xét toàn diện những vấn đề sau: 

  • Việc hủy quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật phải dựa trên cơ sở nền tảng:

+ Sự thật khách quan liên quan đến các tình tiết về tính chất, mức độ ảnh hưởng do vi phạm pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra; 

+ Các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu kiện, chủ thể liên quan phải được tôn trọng, được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Không vì bảo vệ, đề cao lợi ích của Nhà nước mà hạ thấp lợi ích của chủ thể bị quyết định, hành vi hành chính xâm phạm; 

+ Văn hóa pháp lý tiến bộ gắn với Nhà nước pháp quyền, ở đó pháp luật giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. 

  • Việc hủy quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật phải dựa trên phương thức thực hiện phù hợp:

+ Phải đảm bảo tính chất tương xứng theo quy tắc “có đi có lại”. Tính chất và mức độ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu kiện, của chủ thể liên quan, đối với trật tự quản lý nhà nước càng lớn thì khả năng quyết định hành chính, hành vi hành chính sai phạm bị hủy, bị tuyên bố trái pháp luật sẽ càng cao; 

+ Phải tôn trọng sự thỏa thuận đúng đắn giữa chủ thể quản lý hành chính và chủ thể khiếu kiện qua kết quả đối thoại. Đối thoại giúp các bên thấy được sự vi phạm, tính chất và mức độ ảnh hưởng của quyết định, hành vi hành chính sai trái, các quyền, lợi ích của người khiếu kiện, người liên quan bị xâm phạm như thế nào… để từ đó giúp cho chủ thể có xử sự phù hợp, chủ thể khiếu kiện có thể thay đổi, rút yêu cầu khiếu kiện, chủ thể quản lý hành chính có thể đưa ra cam kết thay đổi, thu hồi, điều chỉnh khắc phục quyết định, hành vi hành chính cho đúng pháp luật… 

 - Việc hủy quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật phải hướng tới các giá trị: 

Đó là giá trị công bằng đối với mọi vi phạm pháp luật, không thiên vị khi xử lý các quyết định, hành vi hành chính của các chủ thể quản lý hành chính, qua đó góp phần bảo đảm giá trị văn minh về nhà nước pháp quyền, giá trị văn hóa pháp lý tiến bộ trong đời sống xã hội. 

c. Đối với vụ án dân sự (kể cả vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, vấn đề dân sự trong vụ án hành chính) 

 Cũng giống như các loại vụ án khác, trước hết sự thật khách quan về những tình tiết xoay quanh yêu cầu quyền pháp lý của chủ thể tranh chấp, về quan hệ pháp luật tranh chấp, về các sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ  pháp lý của các bên, thời hiệu yêu cầu… phải được làm rõ. Đây là những nội dung nền tảng mà bảo vệ công lý đòi hỏi, sẽ quyết định liệu có đủ cơ sở để chủ thể xét xử chấp nhận yêu cầu quyền pháp lý của chủ thể tranh chấp hay không. Nếu không đủ cơ sở xác định sự thật thì sẽ bác yêu cầu. Nếu có thì sẽ xác định quyền, trách nhiệm dân sự của các bên. Lúc này, bảo vệ công lý sẽ đòi hỏi chủ thể xét xử phải xem xét toàn diện những vấn đề sau: 

  • Xác định quyền, trách nhiệm dân sự phải dựa trên những cơ sở nền tảng:

+ Các tình tiết sự thật liên quan đến vấn đề bản chất pháp lý như quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự, tính chất, hậu quả thiệt hại do vi phạm pháp luật dân sự gây ra…; 

+ Các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp được tôn trọng, bình đẳng trước pháp luật. Chủ thể xét xử không được từ chối giải quyết các yêu cầu dân sự của đương sự vì lý do không có điều luật điều chỉnh; 

+ Những truyền thống văn hóa, tín ngưỡng như đề cao tính đoàn kết, tính cộng đồng, tính tương thân, tương ái, nền nếp gia đình, thờ cúng tổ tiên… phải được căn nhắc khi xác định quyền, trách nhiệm của các bên để phán quyết có sức thuyết phục cao. 

  • Xác định quyền, trách nhiệm dân sự phải dựa trên phương thức thực hiện phù hợp:

+ Bảo đảm quy tắc “có đi có lại” trong việc xác định sự tương xứng giữa cái cho và cái nhận, cái gây ra và cái gánh chịu, cái đáp ứng yêu cầu của pháp luật và cái vi phạm… Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng để xác lập quyền và nghĩa vụ, kể cả có sự tự nguyện hay không có sự tự nguyện tham gia của các bên; 

+ Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, nếu các thỏa thuận được các bên tự do, tự nguyện tham gia, xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau một cách đúng đắn thì phải được tôn trọng thực hiện. 

  • Xác định quyền, trách nhiệm dân sự phải hướng tới các giá trị: Giá trị công bằng đòi hỏi bên vi phạm nghĩa vụ dân sự thì phải chịu bất lợi, hạn chế; bên không vi phạm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dân sự của mình thì phải được bảo vệ. Giá trị nhân đạo phải được thực hiện qua việc bảo vệ bên yếu thế, bên thiệt thòi như trẻ em, người già, người tàn tật, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ… trong những trường hợp cụ thể. Giá trị văn minh về nhà nước pháp quyền phải được thể hiện qua việc giải quyết vụ án một cách công bằng…

d. Đối với vấn đề vi phạm pháp luật tố tụng, vi phạm trật tự hiến pháp trong quá trình giải quyết các vụ án 

Theo pháp luật hiện hành, những vấn đề vi phạm pháp luật tố tụng và vi phạm trật tự hiến pháp được chủ thể xét xử giải quyết trong quá trình giải quyết các vụ án. Việc bảo vệ công lý trong các vấn đề này cũng được thực hiện giống như những loại vụ án khác, gồm việc bảo đảm cơ sở nền tảng, phương thức thực hiện phù hợp và hướng tới các giá trị, trong đó nổi bật ở những yêu cầu sau đây: 

Chủ thể xét xử phải đảm bảo thực hiện quy tắc “có đi có lại” khi xử lý hậu quả pháp lý đối với các vi phạm. Đó là tính chất và mức độ vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong vụ án hay cho trật tự quản lý nhà nước càng lớn thì khả năng xử lý theo hướng bất lợi đối với những vi phạm đó sẽ càng cao. 

Những hậu quả xử lý đối với vi phạm tố tụng có thể là bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên hủy, sửa; quyết định truy tố của Viện kiểm sát bị Tòa án tuyên trả để điều tra bổ sung; yêu cầu khởi kiện, khiếu kiện bị Tòa án đình chỉ hoặc bác…; đối với vi phạm trật tự hiến pháp sẽ bị Tòa án thực hiện kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ và không được áp dụng để giải quyết vụ án. Việc chủ thể xét xử xử lý đúng đắn đối với những vi phạm này cũng là việc đảm bảo giá trị văn minh về nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đang xây dựng. 

Theo Trần Trí Dũng

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
260 ngày trước
Nội dung của bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử
3.2.2. Nội dung của bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của chủ thể xét xử như Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý”.    Trên cơ sở lý luận về nội dung của công lý và nội dung của hoạt động xét xử, bảo vệ công lý trong xét xử được cụ thể hóa qua các nội dung sau đây:  3.2.2.1. Bảo vệ công lý trong việc giải quyết vấn đề bản chất pháp lý vụ án Bảo vệ công lý trong việc giải quyết những vấn đề về bản chất pháp lý của vụ án là làm sáng tỏ, gìn giữ những nội dung công lý trong việc xác định các sự kiện vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, yêu cầu quyền pháp lý và những vấn đề khác có liên quan khi giải quyết những cáo buộc, tranh chấp pháp lý trong vụ án. Thực hiện nội dung này gọi tắt là bảo vệ công lý nội dung của vụ án. Xét từng lĩnh vực của đối tượng xét xử, vấn đề này được đặt ra như sau: a. Đối với vụ án hình sự Vấn đề quan trọng đầu tiên trong vụ án hình sự là xác định có hay không có sự kiện tội phạm, tức sự kiện vi phạm pháp luật hình sự. Đây là hoạt động xác định các tình tiết sự thật liên quan đến vụ án, đối chiếu với QPPL quy định về cấu thành tội phạm và những vấn đề khác liên quan được pháp luật hình sự quy định, từ đó giúp cho chủ thể xét xử xác định hành vi bị cáo buộc có phạm tội hay không, nếu có thì phạm tội gì, có còn trong thời hiệu truy cứu hay không (nếu pháp luật có quy định). Đây còn gọi là hoạt động định tội danh. Ở vấn đề này, tình tiết khách quan của vụ án là cơ sở quan trọng nhất quyết định có hay không có sự kiện tội phạm bị truy cứu, đúng với vai trò nền tảng của sự thật khách quan trong nội dung công lý. Do đó, bảo vệ công lý trong việc xác định tội phạm chính là phải làm sáng tỏ sự thật khách quan liên quan đến các tình tiết của vụ án, sự thật đó là cơ sở quyết định có hay không có sự kiện tội phạm bị truy cứu. Nếu sự thật không được làm rõ thì phải xác định không có tội phạm. Như Điều 13 của BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Sau khi đã xác định được tội phạm, vấn đề quyết định về loại hình phạt và mức hình phạt sẽ được đặt ra. Bảo vệ công lý trong vấn đề này sẽ đòi hỏi chủ thể xét xử phải xem xét toàn diện những vấn đề sau: - Quyết định loại và mức hình phạt phải dựa trên những cơ sở nền tảng: + Sự thật khách quan liên quan đến những tình tiết xác định sự kiện pháp lý làm thay đổi trách nhiệm pháp lý (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm, miễn, giảm trách nhiệm…), sự kiện làm chấm dứt trách nhiệm pháp lý (như đại xá, tình hình thực tế thay đổi…), sự kiện loại trừ trách nhiệm pháp lý (như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết…); sự kiện liên quan đến các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân, việc chấp hành pháp luật của chủ thể phạm tội…; + Tôn trọng phẩm giá và quyền bình đẳng của con người khi áp dụng các loại và mức hình phạt, như hình phạt không được mang tính chất nhục mạ, hạ thấp phẩm giá con người, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật các chủ thể phạm tội…; + Tôn trọng yếu tố truyền thống văn hóa khi đánh giá, lựa chọn các giá trị trong việc quyết định loại và mức hình phạt. Ở Việt Nam, do truyền thống văn hóa đề cao tính cộng đồng nên sức mạnh dư luận xã hội là rất lớn. Việc quyết định hình phạt phải cân nhắc đến mức độ phản ứng của dư luận xã hội đối với tội phạm, từ đó các giá trị phê phán, giá trị tôn vinh, mức độ “có đi có lại” phải được chọn lựa, đề cao, gia giảm cho phù hợp thì hình phạt mới có sức thuyết phục, được xã hội đồng tình. - Quyết định loại và mức hình phạt phải dựa trên phương thức thực hiện phù hợp: + Loại và mức hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm theo quy tắc “có đi có lại”. Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao thì loại và mức hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại. Những tình tiết giảm nhẹ nếu có thì trách nhiệm hình sự phải giảm, tình tiết tăng nặng nếu có thì trách nhiệm hình sự theo đó phải tăng theo; + Trong vụ án hình sự, tự do thỏa thuận về loại và mức hình phạt không đặt ra vì đây là trách nhiệm mà nhà nước buộc chủ thể phạm tội phải chịu. Tuy nhiên, sự thỏa thuận vẫn được thực hiện “ẩn” trong một chừng mực nhất định thông thường, như trường hợp chủ thể phạm tội chủ động thừa nhận tội, tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả… để xin được giảm nhẹ hoặc xin chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn… - Quyết định loại và mức hình phạt phải hướng tới các giá trị: Đó là các giá trị phê phán và các giá trị tôn vinh trong việc xử lý tội phạm. Về giá trị phê phán, bản thân việc bảo đảm quy tắc “có đi có lại” đã chứa đựng giá trị phê phán, tuy nhiên giá trị phê phán còn có ý nghĩa khác là bảo đảm thêm tính răn đe, đấu tranh tội phạm và phòng ngừa chung trong xã hội, như phải nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm… Về giá trị tôn vinh, phải đảm bảo giá trị nhân đạo như khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội, tự nguyện bồi thường, giảm nhẹ đối với phụ nữ có thai…; phải đảm bảo giá trị nhân văn về mục đích hình phạt không chỉ trừng trị mà còn nhằm cải tạo, giáo dục ý thức pháp luật… b. Đối với vụ án hành chính (kể cả vấn đề xử lý quyết định cá biệt trong vụ án dân sự) Cũng giống như vụ án hình sự, vấn đề quan trọng đầu tiên là xác định có hay không có sự kiện vi phạm pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, có còn trong thời hiệu khởi kiện không (nếu pháp luật có quy định). Bảo vệ công lý trong vấn đề này là phải làm sáng tỏ sự thật khách quan liên quan đến các tình tiết như: Tính hợp pháp, tính có căn cứ về hình thức, nội dung của quyết định, hành vi hành chính bị khiếu kiện, bị xem xét; tính hợp pháp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính; mối liên hệ giữa quyết định, hành vi hành chính với quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện, người liên quan… Dựa trên sự thật khách quan này, chủ thể xét xử mới xác định liệu quyết định, hành vi hành chính bị khiếu kiện có vi phạm pháp luật hay không. Nếu không có vi phạm thì sẽ bác khiếu kiện. Nếu có vi phạm, thì phải đánh giá tính chất và mức độ ảnh hưởng do vi phạm gây ra và xem xét có nên hủy (toàn bộ hay một phần) quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật đó hay không. Lúc này, bảo vệ công lý sẽ đòi hỏi chủ thể xét xử phải xem xét toàn diện những vấn đề sau: Việc hủy quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật phải dựa trên cơ sở nền tảng:+ Sự thật khách quan liên quan đến các tình tiết về tính chất, mức độ ảnh hưởng do vi phạm pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra; + Các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu kiện, chủ thể liên quan phải được tôn trọng, được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Không vì bảo vệ, đề cao lợi ích của Nhà nước mà hạ thấp lợi ích của chủ thể bị quyết định, hành vi hành chính xâm phạm; + Văn hóa pháp lý tiến bộ gắn với Nhà nước pháp quyền, ở đó pháp luật giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Việc hủy quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật phải dựa trên phương thức thực hiện phù hợp:+ Phải đảm bảo tính chất tương xứng theo quy tắc “có đi có lại”. Tính chất và mức độ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu kiện, của chủ thể liên quan, đối với trật tự quản lý nhà nước càng lớn thì khả năng quyết định hành chính, hành vi hành chính sai phạm bị hủy, bị tuyên bố trái pháp luật sẽ càng cao; + Phải tôn trọng sự thỏa thuận đúng đắn giữa chủ thể quản lý hành chính và chủ thể khiếu kiện qua kết quả đối thoại. Đối thoại giúp các bên thấy được sự vi phạm, tính chất và mức độ ảnh hưởng của quyết định, hành vi hành chính sai trái, các quyền, lợi ích của người khiếu kiện, người liên quan bị xâm phạm như thế nào… để từ đó giúp cho chủ thể có xử sự phù hợp, chủ thể khiếu kiện có thể thay đổi, rút yêu cầu khiếu kiện, chủ thể quản lý hành chính có thể đưa ra cam kết thay đổi, thu hồi, điều chỉnh khắc phục quyết định, hành vi hành chính cho đúng pháp luật…  - Việc hủy quyết định hành chính, tuyên bố hành vi hành chính trái pháp luật phải hướng tới các giá trị: Đó là giá trị công bằng đối với mọi vi phạm pháp luật, không thiên vị khi xử lý các quyết định, hành vi hành chính của các chủ thể quản lý hành chính, qua đó góp phần bảo đảm giá trị văn minh về nhà nước pháp quyền, giá trị văn hóa pháp lý tiến bộ trong đời sống xã hội. c. Đối với vụ án dân sự (kể cả vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, vấn đề dân sự trong vụ án hành chính)  Cũng giống như các loại vụ án khác, trước hết sự thật khách quan về những tình tiết xoay quanh yêu cầu quyền pháp lý của chủ thể tranh chấp, về quan hệ pháp luật tranh chấp, về các sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ  pháp lý của các bên, thời hiệu yêu cầu… phải được làm rõ. Đây là những nội dung nền tảng mà bảo vệ công lý đòi hỏi, sẽ quyết định liệu có đủ cơ sở để chủ thể xét xử chấp nhận yêu cầu quyền pháp lý của chủ thể tranh chấp hay không. Nếu không đủ cơ sở xác định sự thật thì sẽ bác yêu cầu. Nếu có thì sẽ xác định quyền, trách nhiệm dân sự của các bên. Lúc này, bảo vệ công lý sẽ đòi hỏi chủ thể xét xử phải xem xét toàn diện những vấn đề sau: Xác định quyền, trách nhiệm dân sự phải dựa trên những cơ sở nền tảng:+ Các tình tiết sự thật liên quan đến vấn đề bản chất pháp lý như quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự, tính chất, hậu quả thiệt hại do vi phạm pháp luật dân sự gây ra…; + Các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp được tôn trọng, bình đẳng trước pháp luật. Chủ thể xét xử không được từ chối giải quyết các yêu cầu dân sự của đương sự vì lý do không có điều luật điều chỉnh; + Những truyền thống văn hóa, tín ngưỡng như đề cao tính đoàn kết, tính cộng đồng, tính tương thân, tương ái, nền nếp gia đình, thờ cúng tổ tiên… phải được căn nhắc khi xác định quyền, trách nhiệm của các bên để phán quyết có sức thuyết phục cao. Xác định quyền, trách nhiệm dân sự phải dựa trên phương thức thực hiện phù hợp:+ Bảo đảm quy tắc “có đi có lại” trong việc xác định sự tương xứng giữa cái cho và cái nhận, cái gây ra và cái gánh chịu, cái đáp ứng yêu cầu của pháp luật và cái vi phạm… Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng để xác lập quyền và nghĩa vụ, kể cả có sự tự nguyện hay không có sự tự nguyện tham gia của các bên; + Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, nếu các thỏa thuận được các bên tự do, tự nguyện tham gia, xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau một cách đúng đắn thì phải được tôn trọng thực hiện. Xác định quyền, trách nhiệm dân sự phải hướng tới các giá trị: Giá trị công bằng đòi hỏi bên vi phạm nghĩa vụ dân sự thì phải chịu bất lợi, hạn chế; bên không vi phạm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dân sự của mình thì phải được bảo vệ. Giá trị nhân đạo phải được thực hiện qua việc bảo vệ bên yếu thế, bên thiệt thòi như trẻ em, người già, người tàn tật, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ… trong những trường hợp cụ thể. Giá trị văn minh về nhà nước pháp quyền phải được thể hiện qua việc giải quyết vụ án một cách công bằng…d. Đối với vấn đề vi phạm pháp luật tố tụng, vi phạm trật tự hiến pháp trong quá trình giải quyết các vụ án Theo pháp luật hiện hành, những vấn đề vi phạm pháp luật tố tụng và vi phạm trật tự hiến pháp được chủ thể xét xử giải quyết trong quá trình giải quyết các vụ án. Việc bảo vệ công lý trong các vấn đề này cũng được thực hiện giống như những loại vụ án khác, gồm việc bảo đảm cơ sở nền tảng, phương thức thực hiện phù hợp và hướng tới các giá trị, trong đó nổi bật ở những yêu cầu sau đây: Chủ thể xét xử phải đảm bảo thực hiện quy tắc “có đi có lại” khi xử lý hậu quả pháp lý đối với các vi phạm. Đó là tính chất và mức độ vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong vụ án hay cho trật tự quản lý nhà nước càng lớn thì khả năng xử lý theo hướng bất lợi đối với những vi phạm đó sẽ càng cao. Những hậu quả xử lý đối với vi phạm tố tụng có thể là bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên hủy, sửa; quyết định truy tố của Viện kiểm sát bị Tòa án tuyên trả để điều tra bổ sung; yêu cầu khởi kiện, khiếu kiện bị Tòa án đình chỉ hoặc bác…; đối với vi phạm trật tự hiến pháp sẽ bị Tòa án thực hiện kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ và không được áp dụng để giải quyết vụ án. Việc chủ thể xét xử xử lý đúng đắn đối với những vi phạm này cũng là việc đảm bảo giá trị văn minh về nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đang xây dựng. Theo Trần Trí DũngLink: Tại đây