0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e0483e6064c-istockphoto-1311138288-170667a.jpg

Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản 

3.2.1.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản Đối với bên tặng cho tài sản

BLDS năm 2015 không có quy định riêng về năng lực chủ thể của bên tặng cho tài sản. Do đó, năng lực chủ thể của bên tặng cho được áp dụng theo các quy định chung trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, đối với hợp đồng tặng cho tài sản (HĐTCTS) theo NCS cần phải có quy định riêng về năng lực hành vi của bên tặng cho tài sản bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, đối với HĐTCTS, bên tặng cho sẽ giảm sút tài sản (thậm chí một cách đáng kể) khi họ tặng cho tài sản cho người khác. Vì lý do đó, đa phần pháp luật các quốc gia trên thế giới đều dựa trên lý thuyết về sự không có đề bù của giao dịch tặng cho tài sản để quy định điều kiện chủ thể tặng cho tài sản chặt chẽ hơn và yêu cầu mức độ cao hơn khi thiết lập các hợp đồng khác.

Thứ hai, bổ sung quy định riêng về chủ thể được tặng cho tài sản để tương thích với quy định về chủ thể di tặng di sản. Ở nhiều nước trên thế giới, đều vận dụng lý thuyết phân chia tặng cho thành “Donatio inter vivos”“Donatio mortis causa” khi xây dựng quy định về tặng cho. Do đó, giữa quy định về tặng cho và di tặng có sự tương thích lớn về các vấn đề như: chủ thể tặng cho, di tặng; giới hạn tỷ lệ tặng cho, di tặng; người được tặng cho, di tặng...Trong BLDS năm 2015, lý thuyết phân chia tặng cho thành “Donatio inter vivos”“Donatio mortis causa” chưa được thể hiện rõ nét khi xây dựng pháp luật về HĐTCTS nên các quy định về tặng cho và di tặng còn chưa tương thích, có nhiều điểm bất đồng. Vì vậy, cần bổ sung quy định về năng lực chủ thể của bên tặng cho để thống nhất với quy định về chủ thể di tặng di sản bởi giữa tặng cho và di tặng có cùng bản chất.

Đối với bên được tặng cho tài sản

Tại nhiều nước trên thế giới quy định về thay nhi có quyền trở thành bên được tặng cho. Đây là một quy định nhân văn, mở rộng quyền và cơ hội cho cả bên tặng cho và bên được tặng cho tài sản. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, người được tặng cho phải là người đã được sinh ra. Đồng thời, việc vận dụng lý thuyết về tặng cho “Donatio inter vivos”“Donatio mortis causa” cũng đặt ra nguyên tắc xây dựng sự tương thích cao nhất giữa tặng cho và di tặng. Do đó, cần bổ sung quy định riêng về người được tặng cho tài sản, theo đó:

“Người được tặng cho có thể là người đã thành thai tại thời điểm tặng cho, sinh ra và còn sống sau thời điểm tặng cho thì được nhận tài sản tặng cho”. Sự bổ sung này cũng sẽ khắc phục được lỗi không tương thích giữa tặng cho và di tặng trong hệ thống pháp luật Việt Nam; đồng thời, mở rộng quyền lựa chọn thời điểm tặng cho cho bên tặng cho tài sản.

3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản

Dựa trên các phân tích thực trạng pháp luật về hình thức của HĐTCTS, tác giả có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của HĐTCTS như sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định về hình thức bắt buộc đối với tặng cho động sản phải đăng ký sở hữu, cụ thể: “Hợp đồng tặng cho động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực nếu động sản phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật”.

Thứ hai, cần loại bỏ hình thức “đăng ký” ra khỏi quy định tại khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015, cụ thể sửa đổi quy định này như sau: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật”.

3.2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản

Liên quan đến Điều 458, Điều 459 BLDS năm 2015 về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS, tác giả có một số kiến nghị sửa đổi sau đây: 

Thứ nhất, cần lược bỏ quy định: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác” tại khoản 1 Điều 458 BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 bổ sung quy định thừa nhận thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS theo sự thỏa thuận của bên tặng cho và bên được tặng cho là không phù hợp, đi ngược lại tính chất thực tế của HĐTCTS. Ngay cả khi các bên đã thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS sớm hơn so với thời điểm giao – nhận tài sản tặng cho thì thỏa thuận này cũng không hợp lý và thiếu tính khả thi. Bởi không thể bắt ép bên tặng cho phải giao tài sản cho bên tặng cho khi bên tặng cho không muốn tặng cho tài sản nữa hoặc xảy ra các sự kiện khiến bên tặng cho phải thay đổi ý định tặng cho tài sản của mình.

Thứ hai, sửa đổi thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC bất động sản “thời điểm chuyển giao tài sản” thành “thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản”

- Đối với HĐTC động sản không phải đăng ký, thời điểm phát sinh hiệu lực là từ khi bên được tặng cho “nhận tài sản” – tức là tiếp cận dưới góc độ hành vi của người được tặng cho; 

- Còn đối với HĐTC bất động sản không phải đăng ký sở hữu, thời điểm có hiệu lực là từ “thời điểm chuyển giao tài sản” – tức là tiếp cận dưới góc độ hành vi của người tặng cho.

Thứ ba, bổ sung quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực đối với HĐTCTS vô hình

Điều 458, Điều 459 BLDS năm 2015 quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của tài sản không đăng ký sở hữu là thời điểm giao nhận tài sản tặng cho – quy định này chỉ áp dụng được khi tài sản tặng cho là tài sản hữu hình. Đối với tài sản vô hình (tặng cho quyền đòi nợ, tặng cho quyền sở hữu trí tuệ…) thì quy định trên không tương thích. Do đó, tác giả kiến nghị bổ sung quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực đối với HĐTCTS vô hình như sau: 

“Hợp đồng tặng cho quyền tài sản là động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tài sản tặng cho”. 

Thứ tư, bổ sung quy định: “trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” vào khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015

Theo khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015, mọi trường hợp tặng cho bất động sản đều phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật mà không có bất cứ ngoại lệ nào. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 

Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì hợp đồng này không phải công chứng, chứng thực. Như vậy, khoản 1 Điều 459 về hình thức của HĐTC bất động sản phải đăng ký chưa bao quát và chưa tương thích với Luật Nhà ở năm 2014. Để giải quyết bất cập này, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015 như sau: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

Thứ năm, tại Điều 458 và Điều 459 BLDS năm 2015, tên điều luật không phù hợp với nội dung ghi nhận trong hai Điều luật.

Thứ sáu, thống nhất quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC nhà ở giữa BLDS năm 2015 và Luật Nhà ở năm 2014

Theo: Lê Thị Giang

Link luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
273 ngày trước
Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản 3.2.1.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản Đối với bên tặng cho tài sảnBLDS năm 2015 không có quy định riêng về năng lực chủ thể của bên tặng cho tài sản. Do đó, năng lực chủ thể của bên tặng cho được áp dụng theo các quy định chung trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, đối với hợp đồng tặng cho tài sản (HĐTCTS) theo NCS cần phải có quy định riêng về năng lực hành vi của bên tặng cho tài sản bởi các lý do sau đây:Thứ nhất, đối với HĐTCTS, bên tặng cho sẽ giảm sút tài sản (thậm chí một cách đáng kể) khi họ tặng cho tài sản cho người khác. Vì lý do đó, đa phần pháp luật các quốc gia trên thế giới đều dựa trên lý thuyết về sự không có đề bù của giao dịch tặng cho tài sản để quy định điều kiện chủ thể tặng cho tài sản chặt chẽ hơn và yêu cầu mức độ cao hơn khi thiết lập các hợp đồng khác.Thứ hai, bổ sung quy định riêng về chủ thể được tặng cho tài sản để tương thích với quy định về chủ thể di tặng di sản. Ở nhiều nước trên thế giới, đều vận dụng lý thuyết phân chia tặng cho thành “Donatio inter vivos” và “Donatio mortis causa” khi xây dựng quy định về tặng cho. Do đó, giữa quy định về tặng cho và di tặng có sự tương thích lớn về các vấn đề như: chủ thể tặng cho, di tặng; giới hạn tỷ lệ tặng cho, di tặng; người được tặng cho, di tặng...Trong BLDS năm 2015, lý thuyết phân chia tặng cho thành “Donatio inter vivos” và “Donatio mortis causa” chưa được thể hiện rõ nét khi xây dựng pháp luật về HĐTCTS nên các quy định về tặng cho và di tặng còn chưa tương thích, có nhiều điểm bất đồng. Vì vậy, cần bổ sung quy định về năng lực chủ thể của bên tặng cho để thống nhất với quy định về chủ thể di tặng di sản bởi giữa tặng cho và di tặng có cùng bản chất.Đối với bên được tặng cho tài sảnTại nhiều nước trên thế giới quy định về thay nhi có quyền trở thành bên được tặng cho. Đây là một quy định nhân văn, mở rộng quyền và cơ hội cho cả bên tặng cho và bên được tặng cho tài sản. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, người được tặng cho phải là người đã được sinh ra. Đồng thời, việc vận dụng lý thuyết về tặng cho “Donatio inter vivos” và “Donatio mortis causa” cũng đặt ra nguyên tắc xây dựng sự tương thích cao nhất giữa tặng cho và di tặng. Do đó, cần bổ sung quy định riêng về người được tặng cho tài sản, theo đó:“Người được tặng cho có thể là người đã thành thai tại thời điểm tặng cho, sinh ra và còn sống sau thời điểm tặng cho thì được nhận tài sản tặng cho”. Sự bổ sung này cũng sẽ khắc phục được lỗi không tương thích giữa tặng cho và di tặng trong hệ thống pháp luật Việt Nam; đồng thời, mở rộng quyền lựa chọn thời điểm tặng cho cho bên tặng cho tài sản.3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của hợp đồng tặng cho tài sảnDựa trên các phân tích thực trạng pháp luật về hình thức của HĐTCTS, tác giả có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của HĐTCTS như sau:Thứ nhất, bổ sung quy định về hình thức bắt buộc đối với tặng cho động sản phải đăng ký sở hữu, cụ thể: “Hợp đồng tặng cho động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực nếu động sản phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật”.Thứ hai, cần loại bỏ hình thức “đăng ký” ra khỏi quy định tại khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015, cụ thể sửa đổi quy định này như sau: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật”.3.2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sảnLiên quan đến Điều 458, Điều 459 BLDS năm 2015 về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS, tác giả có một số kiến nghị sửa đổi sau đây: Thứ nhất, cần lược bỏ quy định: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác” tại khoản 1 Điều 458 BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 bổ sung quy định thừa nhận thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS theo sự thỏa thuận của bên tặng cho và bên được tặng cho là không phù hợp, đi ngược lại tính chất thực tế của HĐTCTS. Ngay cả khi các bên đã thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS sớm hơn so với thời điểm giao – nhận tài sản tặng cho thì thỏa thuận này cũng không hợp lý và thiếu tính khả thi. Bởi không thể bắt ép bên tặng cho phải giao tài sản cho bên tặng cho khi bên tặng cho không muốn tặng cho tài sản nữa hoặc xảy ra các sự kiện khiến bên tặng cho phải thay đổi ý định tặng cho tài sản của mình.Thứ hai, sửa đổi thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC bất động sản “thời điểm chuyển giao tài sản” thành “thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản”- Đối với HĐTC động sản không phải đăng ký, thời điểm phát sinh hiệu lực là từ khi bên được tặng cho “nhận tài sản” – tức là tiếp cận dưới góc độ hành vi của người được tặng cho; - Còn đối với HĐTC bất động sản không phải đăng ký sở hữu, thời điểm có hiệu lực là từ “thời điểm chuyển giao tài sản” – tức là tiếp cận dưới góc độ hành vi của người tặng cho.Thứ ba, bổ sung quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực đối với HĐTCTS vô hìnhĐiều 458, Điều 459 BLDS năm 2015 quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của tài sản không đăng ký sở hữu là thời điểm giao nhận tài sản tặng cho – quy định này chỉ áp dụng được khi tài sản tặng cho là tài sản hữu hình. Đối với tài sản vô hình (tặng cho quyền đòi nợ, tặng cho quyền sở hữu trí tuệ…) thì quy định trên không tương thích. Do đó, tác giả kiến nghị bổ sung quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực đối với HĐTCTS vô hình như sau: “Hợp đồng tặng cho quyền tài sản là động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tài sản tặng cho”. Thứ tư, bổ sung quy định: “trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” vào khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015Theo khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015, mọi trường hợp tặng cho bất động sản đều phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật mà không có bất cứ ngoại lệ nào. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì hợp đồng này không phải công chứng, chứng thực. Như vậy, khoản 1 Điều 459 về hình thức của HĐTC bất động sản phải đăng ký chưa bao quát và chưa tương thích với Luật Nhà ở năm 2014. Để giải quyết bất cập này, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 459 BLDS năm 2015 như sau: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.Thứ năm, tại Điều 458 và Điều 459 BLDS năm 2015, tên điều luật không phù hợp với nội dung ghi nhận trong hai Điều luật.Thứ sáu, thống nhất quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC nhà ở giữa BLDS năm 2015 và Luật Nhà ở năm 2014Theo: Lê Thị GiangLink luận án: Tại đây