0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e04a245b6f1-istockphoto-480266974-170667a.jpg

Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác

1.4. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác

1.4.1. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản và di tặng

Hợp đồng tặng cho tài sản (HĐTCTS) và di tặng đều là phương thức chuyển quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác mà không có sự đền bù. Điều này cũng đã được thể hiện rất rõ trong quy định tại khoản 1 Điều 646 BLDS năm 2015: “di tặng là…tặng cho”. Sự tương đồng giữa tặng cho và di tặng là rất lớn; tuy vậy giữa hai loại giao dịch này có một số nội dung khác biệt cơ bản sau đây:

Về loại giao dịch

Theo pháp luật Việt Nam, để hợp đồng tặng cho về bản chất là một loại hợp đồng. Do đó để hình thành được thì phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí từ hai bên chủ thể trở lên. Trong khi đó, di tặng là một hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên lập di chúc mà không cần có sự thỏa thuận giữa người lập di chúc với người được di tặng.

Về chủ thể của giao dịch

Chủ thể của HĐTCTS và chủ thể của di tặng có hai điểm khác biệt cơ bản sau đây: 

- Một là, bên tặng cho và bên di tặng 

+ Đối với HĐTCTS, số lượng chủ thể luôn luôn tối thiểu từ hai trở lên gồm bên tặng cho và bên được tặng cho. Chủ thể trong HĐTCTS có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. 

+ Còn di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác mà người lập di chúc chỉ có thể cá nhân nên chủ thể di tặng phải là cá nhân mà không thể là pháp nhân như HĐTCTS.

+ Giữa cá nhân tặng cho tài sản và cá nhân được lập di chúc để di tặng tài sản cũng có hai sự khác biệt như sau: 

(1) Cá nhân được lập di chúc để di tặng di sản của họ cho người khác phải từ đủ 15 tuổi trở lên. Trong khi đó, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi cũng có thể giao kết, xác lập HĐTCTS nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

- Hai là, bên được tặng cho và bên được di tặng

Điểm khác biệt giữa người được tặng cho và người được di tặng thể hiện ở hai nội dung sau đây:

Trong toàn bộ quy định về HĐTCTS không có quy định riêng về người được tặng cho nên tư cách chủ thể của người được tặng cho được áp dụng theo các quy định chung về chủ thể, cụ thể: đối với cá nhân được tặng cho tài sản thì năng lực pháp luật dân sự phát sinh kể từ khi cá nhân đó được ra; do đó, đứa trẻ chưa được sinh ra không có tư cách nhận tài sản tặng cho.

Khác với người được tặng cho, người được di tặng có thể chưa được sinh ra nhưng vẫn được di tặng di sản theo di chúc.

Người được tặng cho tài sản không phải gánh vác các nghĩa vụ về tài sản của người tặng cho. Còn đối với di tặng, người được di tặng vẫn phải chịu thực hiện nghĩa vụ do người di tặng để lại nếu toàn bộ di sản của người di tặng không đủ để thực hiện nghĩa vụ của họ.

Thời điểm phát sinh hiệu lực

HĐTCTS phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể còn sống; còn di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khi bên di tặng chết. Tuy nhiên, sự phân định ranh giới giữa hai loại giao dịch này sẽ phức tạp hơn nếu xảy ra trường hợp chưa thực hiện xong HĐTCTS mà người tặng cho chết thì bản chất pháp lý của giao dịch này vẫn là tặng cho hay được chuyển đổi sang di tặng?

Về hình thức của giao dịch

HĐTCTS nói chung có thể được xác lập bằng một trong ba hình thức gồm: (i) HĐTCTS được giao kết bằng hành vi; (ii) HĐTCTS được giao kết bằng lời nói; (iii)

HĐTCTS được giao kết bằng văn bản. Trong khi đó, việc di tặng phải được thể hiện trong di chúc mà di chúc chỉ được xác lập bằng hình thức lời nói hoặc văn bản.

Còn xét về hình thức lời nói thì hình thức của di tặng cũng được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều so với hình thức của HĐTCTS. Hình thức của di chúc (có chứa đựng nội dung di tặng di sản) phải chặt chẽ hơn so với hình thức của HĐTCTS là điều hoàn toàn phù hợp. Bởi di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khi một người chết nên trường hợp phát sinh tranh chấp thì bằng chứng quan trọng nhất chính là bản di chúc; do vậy, hình thức di chúc càng rõ ràng, minh thị thì việc giải quyết tranh chấp phát sinh sau khi người di tặng chết càng chính xác.

Sửa đổi HĐTCTS, di tặng

Khi sửa đổi HĐTCTS cần phải có sự thỏa thuận, thống nhất của bên tặng cho và bên được tặng cho; nếu một trong hai bên không đồng ý sửa đổi thì HĐTCTS không thể được sửa đổi (trừ trường hợp điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản). 

Ngược lại, vì di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của một bên nên người di tặng hoàn toàn có thể sửa đổi, bổ sung nội dung di tặng bằng cách sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Việc sửa đổi di chúc không cần phải được sự đồng ý của người được di tặng.

1.4.2. Tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởng

Về loại giao dịch

Tặng cho tài sản có điều kiện là một hợp đồng dân sự gồm hai bên chủ thể là bên tặng cho và bên được tặng cho. Do đó, để xác lập tặng cho tài sản có điều kiện cần phải dựa trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong hợp đồng. 

Ngược lại, hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương; do đó, để xác lập giao dịch hứa thưởng thì chỉ cần sự tuyên bố ý chí của một bên hứa thưởng.

Về chủ thể 

Chủ thể của tặng cho tài sản có điều kiện luôn được xác định cụ thể cả bên tặng cho và bên được tặng cho. Còn hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương nên chỉ cần xác định cụ thể đối với bên hứa thưởng.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởng

Theo quy định tại Điều 458 và Điều 459 BLDS năm 2015, tặng cho tài sản có điều kiện phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản hoặc kể từ thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký. Riêng đối với tặng cho động sản không phải đăng ký sở hữu, bên tặng cho và bên được tặng cho được quyền thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực.

Hứa thưởng có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm bên hứa thưởng ấn định trong tuyên bố hứa thưởng; nếu bên hứa thưởng không ấn định thời điểm thì hứa thưởng có hiệu lực kể từ khi tuyên bố hứa thưởng được đưa ra. Việc chuyển giao tài sản hứa thưởng từ bên hứa sang cho bên được thưởng không phải là thời điểm phát sinh hiệu lực của hứa thưởng mà đây chỉ là việc thực hiện nghĩa vụ của bên hứa thưởng đối với bên đã hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của người hứa thưởng.

Thứ tự thực hiện nghĩa vụ

Đối với tặng cho tài sản có điều kiện, bên được tặng cho có thể thực hiện điều kiện tặng cho trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Ngược lại, đối với hứa thưởng thì người được nhận thưởng phải là người đã thực hiện xong công việc mà bên tuyên bố hứa thưởng đưa ra. Do đó, việc trả thưởng chỉ được tiến hành sau khi công việc mà bên trả thưởng đưa ra đã được hoàn thành.

Tính chất đền bù của điều kiện tặng cho và công việc hứa thưởng

Bởi HĐTCTS luôn là hợp đồng không có đền bù, do vậy điều kiện tặng cho không được làm mất đi tính chất không đền bù của loại hợp đồng này. Ngược lại, công việc hứa thưởng có thể mang lại lợi ích vật chất cho bên hứa thưởng hoặc không mà không phải chịu sự giới hạn như điều kiện tặng cho.

1.4.3 . Tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc và hợp đồng dịch vụ trả công bằng vật

HĐTCTS và hợp đồng dịch vụ là hai loại hợp đồng có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, với tặng cho tài sản có điều kiện là thực hiện công việc và hợp đồng dịch vụ mà bên sử dụng dịch vụ trả công cho bên cung ứng dịch vụ bằng vật thì ranh giới còn mập mờ, gây nhầm lẫn trên thực tế. Để tránh nhầm lẫn hai loại này thì có thể phân loại chúng dựa trên một số đặc điểm sau:

Về đối tượng

Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc luôn được xác định là hợp đồng. Còn công việc chỉ là nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện. 

Đối với hợp đồng dịch vụ thì đối tượng được xác định là công việc. Vật được trả cho người cung ứng chỉ là phí dịch vụ mà bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ.

Liên quan đến tính chất đền bù của hợp đồng

HĐTCTS nói chung và tặng cho tài sản có điều kiện nói riêng đều là hợp đồng không có đền bù. Ngược lại, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù bởi cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có lợi ích khi xác lập, thực hiện hợp đồng.

Đối với bên sử dụng dịch vụ, đó chính là việc hưởng thụ các kết quả do bên cung cứng dịch vụ thực hiện công việc mang lại; còn bên cung ứng dịch vụ được nhận tiền công mà bên sử dụng dịch vụ trả cho họ.

Theo: Lê Thị Giang

Link luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
492 ngày trước
Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác
1.4. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác1.4.1. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản và di tặngHợp đồng tặng cho tài sản (HĐTCTS) và di tặng đều là phương thức chuyển quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác mà không có sự đền bù. Điều này cũng đã được thể hiện rất rõ trong quy định tại khoản 1 Điều 646 BLDS năm 2015: “di tặng là…tặng cho”. Sự tương đồng giữa tặng cho và di tặng là rất lớn; tuy vậy giữa hai loại giao dịch này có một số nội dung khác biệt cơ bản sau đây:Về loại giao dịchTheo pháp luật Việt Nam, để hợp đồng tặng cho về bản chất là một loại hợp đồng. Do đó để hình thành được thì phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí từ hai bên chủ thể trở lên. Trong khi đó, di tặng là một hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên lập di chúc mà không cần có sự thỏa thuận giữa người lập di chúc với người được di tặng.Về chủ thể của giao dịchChủ thể của HĐTCTS và chủ thể của di tặng có hai điểm khác biệt cơ bản sau đây: - Một là, bên tặng cho và bên di tặng + Đối với HĐTCTS, số lượng chủ thể luôn luôn tối thiểu từ hai trở lên gồm bên tặng cho và bên được tặng cho. Chủ thể trong HĐTCTS có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. + Còn di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác mà người lập di chúc chỉ có thể cá nhân nên chủ thể di tặng phải là cá nhân mà không thể là pháp nhân như HĐTCTS.+ Giữa cá nhân tặng cho tài sản và cá nhân được lập di chúc để di tặng tài sản cũng có hai sự khác biệt như sau: (1) Cá nhân được lập di chúc để di tặng di sản của họ cho người khác phải từ đủ 15 tuổi trở lên. Trong khi đó, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi cũng có thể giao kết, xác lập HĐTCTS nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý.- Hai là, bên được tặng cho và bên được di tặngĐiểm khác biệt giữa người được tặng cho và người được di tặng thể hiện ở hai nội dung sau đây:Trong toàn bộ quy định về HĐTCTS không có quy định riêng về người được tặng cho nên tư cách chủ thể của người được tặng cho được áp dụng theo các quy định chung về chủ thể, cụ thể: đối với cá nhân được tặng cho tài sản thì năng lực pháp luật dân sự phát sinh kể từ khi cá nhân đó được ra; do đó, đứa trẻ chưa được sinh ra không có tư cách nhận tài sản tặng cho.Khác với người được tặng cho, người được di tặng có thể chưa được sinh ra nhưng vẫn được di tặng di sản theo di chúc.Người được tặng cho tài sản không phải gánh vác các nghĩa vụ về tài sản của người tặng cho. Còn đối với di tặng, người được di tặng vẫn phải chịu thực hiện nghĩa vụ do người di tặng để lại nếu toàn bộ di sản của người di tặng không đủ để thực hiện nghĩa vụ của họ.Thời điểm phát sinh hiệu lựcHĐTCTS phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể còn sống; còn di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khi bên di tặng chết. Tuy nhiên, sự phân định ranh giới giữa hai loại giao dịch này sẽ phức tạp hơn nếu xảy ra trường hợp chưa thực hiện xong HĐTCTS mà người tặng cho chết thì bản chất pháp lý của giao dịch này vẫn là tặng cho hay được chuyển đổi sang di tặng?Về hình thức của giao dịchHĐTCTS nói chung có thể được xác lập bằng một trong ba hình thức gồm: (i) HĐTCTS được giao kết bằng hành vi; (ii) HĐTCTS được giao kết bằng lời nói; (iii)HĐTCTS được giao kết bằng văn bản. Trong khi đó, việc di tặng phải được thể hiện trong di chúc mà di chúc chỉ được xác lập bằng hình thức lời nói hoặc văn bản.Còn xét về hình thức lời nói thì hình thức của di tặng cũng được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều so với hình thức của HĐTCTS. Hình thức của di chúc (có chứa đựng nội dung di tặng di sản) phải chặt chẽ hơn so với hình thức của HĐTCTS là điều hoàn toàn phù hợp. Bởi di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khi một người chết nên trường hợp phát sinh tranh chấp thì bằng chứng quan trọng nhất chính là bản di chúc; do vậy, hình thức di chúc càng rõ ràng, minh thị thì việc giải quyết tranh chấp phát sinh sau khi người di tặng chết càng chính xác.Sửa đổi HĐTCTS, di tặngKhi sửa đổi HĐTCTS cần phải có sự thỏa thuận, thống nhất của bên tặng cho và bên được tặng cho; nếu một trong hai bên không đồng ý sửa đổi thì HĐTCTS không thể được sửa đổi (trừ trường hợp điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản). Ngược lại, vì di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của một bên nên người di tặng hoàn toàn có thể sửa đổi, bổ sung nội dung di tặng bằng cách sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Việc sửa đổi di chúc không cần phải được sự đồng ý của người được di tặng.1.4.2. Tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởngVề loại giao dịchTặng cho tài sản có điều kiện là một hợp đồng dân sự gồm hai bên chủ thể là bên tặng cho và bên được tặng cho. Do đó, để xác lập tặng cho tài sản có điều kiện cần phải dựa trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong hợp đồng. Ngược lại, hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương; do đó, để xác lập giao dịch hứa thưởng thì chỉ cần sự tuyên bố ý chí của một bên hứa thưởng.Về chủ thể Chủ thể của tặng cho tài sản có điều kiện luôn được xác định cụ thể cả bên tặng cho và bên được tặng cho. Còn hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương nên chỉ cần xác định cụ thể đối với bên hứa thưởng.Thời điểm phát sinh hiệu lực của tặng cho tài sản có điều kiện và hứa thưởngTheo quy định tại Điều 458 và Điều 459 BLDS năm 2015, tặng cho tài sản có điều kiện phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản hoặc kể từ thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký. Riêng đối với tặng cho động sản không phải đăng ký sở hữu, bên tặng cho và bên được tặng cho được quyền thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực.Hứa thưởng có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm bên hứa thưởng ấn định trong tuyên bố hứa thưởng; nếu bên hứa thưởng không ấn định thời điểm thì hứa thưởng có hiệu lực kể từ khi tuyên bố hứa thưởng được đưa ra. Việc chuyển giao tài sản hứa thưởng từ bên hứa sang cho bên được thưởng không phải là thời điểm phát sinh hiệu lực của hứa thưởng mà đây chỉ là việc thực hiện nghĩa vụ của bên hứa thưởng đối với bên đã hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu của người hứa thưởng.Thứ tự thực hiện nghĩa vụĐối với tặng cho tài sản có điều kiện, bên được tặng cho có thể thực hiện điều kiện tặng cho trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Ngược lại, đối với hứa thưởng thì người được nhận thưởng phải là người đã thực hiện xong công việc mà bên tuyên bố hứa thưởng đưa ra. Do đó, việc trả thưởng chỉ được tiến hành sau khi công việc mà bên trả thưởng đưa ra đã được hoàn thành.Tính chất đền bù của điều kiện tặng cho và công việc hứa thưởngBởi HĐTCTS luôn là hợp đồng không có đền bù, do vậy điều kiện tặng cho không được làm mất đi tính chất không đền bù của loại hợp đồng này. Ngược lại, công việc hứa thưởng có thể mang lại lợi ích vật chất cho bên hứa thưởng hoặc không mà không phải chịu sự giới hạn như điều kiện tặng cho.1.4.3 . Tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc và hợp đồng dịch vụ trả công bằng vậtHĐTCTS và hợp đồng dịch vụ là hai loại hợp đồng có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, với tặng cho tài sản có điều kiện là thực hiện công việc và hợp đồng dịch vụ mà bên sử dụng dịch vụ trả công cho bên cung ứng dịch vụ bằng vật thì ranh giới còn mập mờ, gây nhầm lẫn trên thực tế. Để tránh nhầm lẫn hai loại này thì có thể phân loại chúng dựa trên một số đặc điểm sau:Về đối tượngĐối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc luôn được xác định là hợp đồng. Còn công việc chỉ là nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện. Đối với hợp đồng dịch vụ thì đối tượng được xác định là công việc. Vật được trả cho người cung ứng chỉ là phí dịch vụ mà bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ.Liên quan đến tính chất đền bù của hợp đồngHĐTCTS nói chung và tặng cho tài sản có điều kiện nói riêng đều là hợp đồng không có đền bù. Ngược lại, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù bởi cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có lợi ích khi xác lập, thực hiện hợp đồng.Đối với bên sử dụng dịch vụ, đó chính là việc hưởng thụ các kết quả do bên cung cứng dịch vụ thực hiện công việc mang lại; còn bên cung ứng dịch vụ được nhận tiền công mà bên sử dụng dịch vụ trả cho họ.Theo: Lê Thị GiangLink luận án: Tại đây