0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e04d7374359-istockphoto-1408404108-170667a.jpg

Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

1.5. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 

1.5.1. Căn cứ loại tài sản gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) do động vật gây ra 

Hiện nay, khi động vật gây thiệt hại, tùy từng trường hợp mà việc giải quyết vấn đề BTTH sẽ được áp dụng theo các quy định khác nhau. Theo đó, nếu động vật gây thiệt hại được xác định là thú dữ, thì việc BTTH được giải quyết theo quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu động vật gây thiệt hại là súc vật thì áp dụng quy định về BTTH do súc vật gây ra. Nếu động vật gây thiệt hại là các loại khác như bò sát, côn trùng, gia cầm, … thì việc giải quyết vấn đề BTTH sẽ theo một trong hai hướng: (i) áp dụng tương tự pháp luật; (ii) áp dụng các nguyên tắc chung về thực hiện quyền sở hữu.

Tuy nhiên, khi BLDS 2015 có hiệu lực pháp luật, vấn đề BTTH do động vật khác gây ra sẽ được giải quyết trên cơ sở chung thống nhất tại khoản 3 Điều 584. Chương 2 của luận án sẽ đi vào phân tích cụ thể các quy định có liên quan đến động vật gây thiệt hại.

Thứ hai, TNBTTH do cây cối gây ra

Cây cối thông thường là những tài sản gắn liền với đất và là những loại tài sản bất động. Vì vậy, cây cối gây thiệt hại khi đang ở trạng thái đứng yên nên phạm vi tác động về mặt không gian của cây cối hẹp hơn so với các loại tài sản khác. Việc quan lý cây cối không có nhiều tác động đến hoạt động gây thiệt hại của chúng. Bởi vì, hoạt động quản lý cây cối chỉ là trông coi, trông giữ, kiểm tra tình trạng của cây cối.

Nếu chủ thể có lỗi không quản lý tốt cây cối, dẫn đến tình trạng cây cối gây thiệt hại thì hành vi quản lý bị coi là có lỗi ở đây chỉ tồn tại dưới dạng “không thực hiện” (không không cắt rễ, tỉa cành, không chặt hạ cây nguy hiểm…). Nếu việc quản lý cây cối tồn tại dưới dạng một hành động (phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây nguy hiểm…) mà gây thiệt hại thì đó là hành vi gây thiệt hại mà không phải là tài sản gây thiệt hại.

Thứ ba, TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Nhà cửa, công trình xây dựng là những loại bất động sản theo quy định trong Bộ luật dân sự. Đó là loại “tài sản ở một chỗ, không dời được”. Do đó, nhà cửa, công trình xây dựng cũng chỉ gây thiệt hại tại vị trí mà nó được tạo ra, tức là phạm vi gây thiệt hại về mặt không gian cũng hẹp hơn các loại tài sản khác. Việc quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác cũng chỉ tồn tại dưới dạng hành vi quan sát, theo dõi là chủ yếu và cũng không tác động tới hoạt động gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng.

Nếu chủ thể bị coi là vi phạm nghĩa vụ quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khi thiệt hại xảy ra thì sự vi phạm đó chỉ tồn tại dưới dạng không theo dõi, không phá bỏ, không tháo dỡ, … Khi hoạt động phá hủy, tháo dỡ nhà cửa, công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì đó là thiệt hại do hành vi gây ra mà không phải do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.

Một vấn đề khác liên quan cũng cần phải đề cập đó là trường hợp công trình xây dựng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ (nhà máy công nghiệp đang hoạt động) gây thiệt hại thì cơ chế giải quyết vấn đề BTTH sẽ áp dụng theo quy định về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chứ không áp dụng quy định về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

Thứ tư, TNBTTH do các tài sản khác gây ra

Trong BLDS 2015, ngoài quy định bốn trường hợp cụ thể về BTTH do tài sản gây ra là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; do súc vật gây ra; do cây cối gây ra và do  nhà cửa; công trình xây dựng khác gây ra thì Bộ luật này còn đưa ra quy định chung về việc xác định TNBTTH do tài sản gây ra tại khoản 3 Điều 584. Mặc dù có thể khắc phục được phần nào những hạn chế của BLDS 2005, song những quy định này vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải được tiếp tục hoàn thiện.

1.5.2. Căn cứ mức độ nguy hiểm của tài sản, TNBTTH do tài sản gây ra bao gồm: 

TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và TNBTTH do các nguồn nguy hiểm khác gây ra.

Thực tế, mỗi loại tài sản đều tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ cao, nhưng cũng có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ thấp hơn. Việc phân loại mức độ nguy hiểm cao hay thấp của một loại tài sản dựa vào đặc tính của từng loại tài sản đó.

Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 cũng như khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 chỉ liệt kê những loại tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra khái mang tính khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ. Dựa vào những liệt kê này có thể thấy tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ có thể là động vật (thú dữ), có thể là công trình xây dựng (nhà máy công nghiệp đang hoạt động), hoặc các loại tài sản khác (phương tiện cơ giới vận tải, …). Do đó, khi động vật, công trình xây dựng hoặc các loại tài sản khác thỏa mãn điều kiện của nguồn nguy hiểm cao độ, thì sẽ áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để giải quyết khi các loại tài sản đó gây thiệt hại.

Các loại tài sản khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại nhưng không ở mức độ cao thì sẽ không xếp vào nguồn nguy hiểm cao độ, và khi các loại tài sản này gây thiệt hại sẽ áp dụng các quy định cụ thể về BTTH do tài sản gây ra (do động vật gây ra, do cây cối gây ra, ...) chứ không áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

1.5.3. Căn cứ nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm

(i) trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ sự vi phạm quy định về quản lý tài sản;

(ii) trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại. 

Về cơ bản, TNBTTH do tài sản gây ra xuất phát từ sự vi phạm quy định về quản lý tài sản hay từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại.

Việc phân biệt này giúp chúng ta có thể xây dựng được nguyên tắc xác định chủ thể phải chịu TNBTTH do tài sản gây ra. Theo đó, nếu cơ sở của TNBTTH do tài sản gây ra là sự vi phạm quy định về quản lý tài sản, thì việc xác định người chịu TNBTTH căn cứ vào việc ai là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản tại thời điểm tài sản gây thiệt hại. Nếu cơ sở của TNBTTH do tài sản gây ra xuất phát từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại, thì việc xác định chủ thể chịu TNBTTH được căn cứ vào việc xác định ai là người được hưởng các lợi ích trực tiếp từ tài sản. Tuy nhiên, việc xác định chủ thể chịu TNBT này cũng chỉ được áp dụng nếu không có thoả thuận giữa CSH tài sản với các chủ thể khác.

Theo: Nguyễn Văn Hợi

Link luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
273 ngày trước
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
1.5. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 1.5.1. Căn cứ loại tài sản gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồmThứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) do động vật gây ra Hiện nay, khi động vật gây thiệt hại, tùy từng trường hợp mà việc giải quyết vấn đề BTTH sẽ được áp dụng theo các quy định khác nhau. Theo đó, nếu động vật gây thiệt hại được xác định là thú dữ, thì việc BTTH được giải quyết theo quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu động vật gây thiệt hại là súc vật thì áp dụng quy định về BTTH do súc vật gây ra. Nếu động vật gây thiệt hại là các loại khác như bò sát, côn trùng, gia cầm, … thì việc giải quyết vấn đề BTTH sẽ theo một trong hai hướng: (i) áp dụng tương tự pháp luật; (ii) áp dụng các nguyên tắc chung về thực hiện quyền sở hữu.Tuy nhiên, khi BLDS 2015 có hiệu lực pháp luật, vấn đề BTTH do động vật khác gây ra sẽ được giải quyết trên cơ sở chung thống nhất tại khoản 3 Điều 584. Chương 2 của luận án sẽ đi vào phân tích cụ thể các quy định có liên quan đến động vật gây thiệt hại.Thứ hai, TNBTTH do cây cối gây raCây cối thông thường là những tài sản gắn liền với đất và là những loại tài sản bất động. Vì vậy, cây cối gây thiệt hại khi đang ở trạng thái đứng yên nên phạm vi tác động về mặt không gian của cây cối hẹp hơn so với các loại tài sản khác. Việc quan lý cây cối không có nhiều tác động đến hoạt động gây thiệt hại của chúng. Bởi vì, hoạt động quản lý cây cối chỉ là trông coi, trông giữ, kiểm tra tình trạng của cây cối.Nếu chủ thể có lỗi không quản lý tốt cây cối, dẫn đến tình trạng cây cối gây thiệt hại thì hành vi quản lý bị coi là có lỗi ở đây chỉ tồn tại dưới dạng “không thực hiện” (không không cắt rễ, tỉa cành, không chặt hạ cây nguy hiểm…). Nếu việc quản lý cây cối tồn tại dưới dạng một hành động (phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây nguy hiểm…) mà gây thiệt hại thì đó là hành vi gây thiệt hại mà không phải là tài sản gây thiệt hại.Thứ ba, TNBTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây raNhà cửa, công trình xây dựng là những loại bất động sản theo quy định trong Bộ luật dân sự. Đó là loại “tài sản ở một chỗ, không dời được”. Do đó, nhà cửa, công trình xây dựng cũng chỉ gây thiệt hại tại vị trí mà nó được tạo ra, tức là phạm vi gây thiệt hại về mặt không gian cũng hẹp hơn các loại tài sản khác. Việc quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác cũng chỉ tồn tại dưới dạng hành vi quan sát, theo dõi là chủ yếu và cũng không tác động tới hoạt động gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng.Nếu chủ thể bị coi là vi phạm nghĩa vụ quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khi thiệt hại xảy ra thì sự vi phạm đó chỉ tồn tại dưới dạng không theo dõi, không phá bỏ, không tháo dỡ, … Khi hoạt động phá hủy, tháo dỡ nhà cửa, công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì đó là thiệt hại do hành vi gây ra mà không phải do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.Một vấn đề khác liên quan cũng cần phải đề cập đó là trường hợp công trình xây dựng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ (nhà máy công nghiệp đang hoạt động) gây thiệt hại thì cơ chế giải quyết vấn đề BTTH sẽ áp dụng theo quy định về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chứ không áp dụng quy định về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.Thứ tư, TNBTTH do các tài sản khác gây raTrong BLDS 2015, ngoài quy định bốn trường hợp cụ thể về BTTH do tài sản gây ra là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; do súc vật gây ra; do cây cối gây ra và do  nhà cửa; công trình xây dựng khác gây ra thì Bộ luật này còn đưa ra quy định chung về việc xác định TNBTTH do tài sản gây ra tại khoản 3 Điều 584. Mặc dù có thể khắc phục được phần nào những hạn chế của BLDS 2005, song những quy định này vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải được tiếp tục hoàn thiện.1.5.2. Căn cứ mức độ nguy hiểm của tài sản, TNBTTH do tài sản gây ra bao gồm: TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và TNBTTH do các nguồn nguy hiểm khác gây ra.Thực tế, mỗi loại tài sản đều tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ cao, nhưng cũng có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ thấp hơn. Việc phân loại mức độ nguy hiểm cao hay thấp của một loại tài sản dựa vào đặc tính của từng loại tài sản đó.Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 cũng như khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 chỉ liệt kê những loại tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra khái mang tính khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ. Dựa vào những liệt kê này có thể thấy tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ có thể là động vật (thú dữ), có thể là công trình xây dựng (nhà máy công nghiệp đang hoạt động), hoặc các loại tài sản khác (phương tiện cơ giới vận tải, …). Do đó, khi động vật, công trình xây dựng hoặc các loại tài sản khác thỏa mãn điều kiện của nguồn nguy hiểm cao độ, thì sẽ áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để giải quyết khi các loại tài sản đó gây thiệt hại.Các loại tài sản khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại nhưng không ở mức độ cao thì sẽ không xếp vào nguồn nguy hiểm cao độ, và khi các loại tài sản này gây thiệt hại sẽ áp dụng các quy định cụ thể về BTTH do tài sản gây ra (do động vật gây ra, do cây cối gây ra, ...) chứ không áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.1.5.3. Căn cứ nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm(i) trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ sự vi phạm quy định về quản lý tài sản;(ii) trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất phát từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại. Về cơ bản, TNBTTH do tài sản gây ra xuất phát từ sự vi phạm quy định về quản lý tài sản hay từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại.Việc phân biệt này giúp chúng ta có thể xây dựng được nguyên tắc xác định chủ thể phải chịu TNBTTH do tài sản gây ra. Theo đó, nếu cơ sở của TNBTTH do tài sản gây ra là sự vi phạm quy định về quản lý tài sản, thì việc xác định người chịu TNBTTH căn cứ vào việc ai là người chịu trách nhiệm quản lý tài sản tại thời điểm tài sản gây thiệt hại. Nếu cơ sở của TNBTTH do tài sản gây ra xuất phát từ nguyên tắc chịu rủi ro do tài sản mang lại, thì việc xác định chủ thể chịu TNBTTH được căn cứ vào việc xác định ai là người được hưởng các lợi ích trực tiếp từ tài sản. Tuy nhiên, việc xác định chủ thể chịu TNBT này cũng chỉ được áp dụng nếu không có thoả thuận giữa CSH tài sản với các chủ thể khác.Theo: Nguyễn Văn HợiLink luận án: Tại đây