0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e201aad3be0-istockphoto-1362549263-170667a.jpg

Các nhân tố tác động đến quá trình thu thập chứng cứ điện tử

2.3 Các nhân tố tác động đến quá trình thu thập chứng cứ điện tử 

Thu thập chứng cứ điện tử ở tất cả các lĩnh vực, sử dụng bất kỳ phương pháp, biện pháp nào cũng phải có các tác nhân tác động đến quá trình này. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến tác nhân có khuynh hướng xung đột, tạo ra thách thức đáng kể cho quá trình thu thập chứng cứ điện tử, tìm biện pháp khắc phục, hướng tới việc thu thập chứng cứ điện tử hiệu quả, nhưng vẫn bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức có liên quan.

2.3.1 Quyền riêng tư 

Trong thu thập chứng cứ điện tử có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của người quản lý, sở hữu dữ liệu điện tử, đồng thời cũng rất thường xảy ra trường hợp xâm hại đến quyền riêng tư của những người khác không liên quan đến tình huống pháp lý. Trong hình sự, trước yêu cầu làm rõ tội phạm, phải chấp nhận xâm phạm sự riêng tư trong điều kiện cho phép của pháp luật, ví dụ khám xét nơi ở, nơi làm việc, thư tín…, trong trường hợp như thư tín dưới dạng thư điện tử, thì rất dễ xảy ra xâm phạm bí mật thư tín của người không có liên quan. Vì vậy, nghiên cứu cân bằng giữa yêu cầu xử lý tội phạm và bảo vệ quyền riêng tư, là yêu cầu cần thiết trong hoạt động thu thập chứng cứ điện tử. Muốn giải quyết được vấn đề này cho Tòa án, các cơ quan tài phán khác cần phải giải quyết thấu đáo và luật hóa một số vấn đề có liên quan sau:

Thứ nhất, định lượng, định tính biện pháp thu thập chứng cứ điện tử tương xứng với việc thiệt hại do xâm hại quyền riêng tư mà có. Ví dụ sao chép các gói tin trên đường truyền, khả năng hao phí cho việc kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu, mức độ xâm hại đến quyền riêng tư cá nhân đến đâu, so với yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử phục vụ chứng minh một tình huống pháp lý đã xảy ra có tương xứng không.

Thứ hai, phân loại mức độ quyền riêng tư trong thu thập chứng cứ điện tử, để có cách ứng phó với từng loại dữ liệu. Loại dữ liệu không có liên quan đến yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử thì không cần quan tâm vì không thu thập loại này. Loại dữ liệu có liên quan đến yêu cầu thu thập chứng cứ mà không có quyền riêng tư, sẽ được tiến hành thu thập trực tiếp. Loại dữ liệu có liên quan đến tình huống pháp lý cần được thu thập và có quyền riêng tư được thu thập chứng cứ điện tử qua các kỹ thuật được chọn lựa phục vụ bảo mật thông tin.

Thứ ba, phát triển công cụ phục vụ yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử đúng yêu cầu pháp lý, không tràn lan, không hao tổn nguồn lực, chi phí, bảo đảm yếu tố bảo vệ quyền riêng tư.

2.3.2 Quyền sở hữu dữ liệu điện tử

Đã có nhà nghiên cứu xây dựng khái niệm quyền sở hữu dữ liệu Dữ liệu của tác giả, theo nghĩa chặt chẽ của nó, chỉ bao gồm các thuộc tính cá nhân của chúng ta, không khác hơn. Đây là dữ liệu mà tác giả sở hữu. Tác giả sử dụng Dữ liệu của tác giả làm thông tin để xác định bản thân vì lợi ích cá nhân của tác giả, cho dù về thể chất, logic hay tình cảm. Do đó, Dữ liệu của tác giả ở trạng thái mở và được chia sẻ ngầm hoặc rõ ràng. Khi tác giả chia sẻ dữ liệu, tác giả ủy quyền quyền sở hữu.

Có các dạng chia sẻ quyền sở hữu dữ liệu: Tình nguyện, khi họ chia sẻ rõ ràng thông tin về bản thân thông qua các phương tiện điện tử, ví dụ, khi ai đó tạo hồ sơ mạng xã hội hoặc nhập thông tin thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến. Khi dữ liệu cá nhân của họ được quan sát bị thu thập bằng cách ghi lại các hoạt động của người dùng thì các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng có thể sử dụng dữ liệu suy luận từ các cá nhân, dựa trên việc phân tích dữ liệu cá nhân.

Pháp luật các nước tạo ra các quyền cụ thể để bảo vệ thông tin cá nhân xem như thực hiện một số quyền của quyền sở hữu, không thể chuyển nhượng và không thể giao dịch cho các cá nhân bao gồm: (1) Cấm xử lý dữ liệu mà không có cơ sở pháp lý; (2) cấm sử dụng dữ liệu cá nhân cho các mục đích khác mà ban đầu đã thu thập; (3) quyền đối với chủ thể dữ liệu được truy cập và trích xuất dữ liệu cá nhân của mình; (4) quyền được lãng quên.

Rõ ràng trên thực tế quyền sở hữu dữ liệu đã tạo áp lực cho quá trình thu thập chứng cứ điện tử. Nó đòi hỏi phải có yêu cầu pháp lý cần thiết cho quá trình thu thập. Trong lĩnh vực hình sự thì pháp luật can thiệp được, nhưng trong lĩnh vực dân sự chủ thể tham gia tố tụng sẽ gặp khó khăn rất lớn khi thu thập dữ liệu điện tử loại này, nhất là đối với Luật sư, bên có nghĩa vụ chứng minh, không có ràng buộc pháp lý để chủ sở hữu cung cấp chứng cứ điện tử cho các chủ thể, nếu có thì khi thu thập cũng cần phải có cơ chế cho thích hợp, nếu không rất dễ rơi vào vi phạm yếu tố bảo vệ thông tin cá nhân theo luật định.

2.3.3 Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba, là việc các tổ chức, cá nhân thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ điện tử của các chủ thể tham gia tố tụng. Bên thứ ba là các tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giao thông, điện lực… nhà cung cấp các dịch vụ gia tăng, hệ thống dân dụng.

Trong thu thập chứng cứ điện tử, việc yêu cầu bên thứ ba cung cấp chứng cứ điện tử là việc làm cần thiết, rất quan trọng trong chứng minh các sự kiện pháp lý của vụ án hình sự, dân sự và các lĩnh vực khác. Vấn đề đặt ra, quy định pháp luật tạo điều kiện bình đẳng, công bằng, thực hiện được, cho tất cả các chủ thể thực thi quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ điện tử, đồng thời cũng phải bảo vệ được quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí hợp lý cho việc cung cấp chứng cứ điện tử. Muốn đạt được điều đó pháp luật cần quy định rõ các vấn đề sau:

Một là, khi các doanh nghiệp, cá nhân, hay tổ chức nhà nước muốn kinh doanh, hoạt động trên lĩnh vực công nghệ thông tin, phải tiến hành đăng ký quy trình công nghệ, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật với cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các yêu cầu khác, bắt buộc phải có yêu cầu đăng ký về nội dung, phương cách, công nghệ tạo, sao chép, lưu trữ, xử lý, truyền dẫn dữ liệu điện tử của công việc định kinh doanh, hay định triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó cơ quan chức năng của nhà nước tiến hành quản lý công việc này. Tổ chức, cá nhân tự do lựa chọn công nghệ, quy trình, phương pháp thực hiện, tôn trọng quyền tự do của mọi công dân, tổ chức, nhưng phải đăng ký với cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, và phải thực hiện đúng với những gì đã đăng ký với cơ quan hữu quan.

Hai là, chủ thể tham gia tố tụng có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh sự kiện pháp lý đã xảy ra trong vụ kiện dân sự, vụ án hình sự, có quyền yêu cầu các cơ quan hoạt động tố tụng có thẩm quyền, cho phép thực hiện các biện pháp yêu cầu bên thứ ba bảo tồn dữ liệu điện tử trong một thời hạn nhất định, phục vụ cho yêu cầu truy xuất khi đủ điều kiện hoặc cung cấp dữ liệu điện tử. Khi nhận được yêu cầu, các cơ quan tố tụng có thẩm quyền xem xét, nếu yêu cầu hợp lý, hợp pháp, và các chủ thể phải chứng tỏ có năng lực thực hiện được công việc này, thì ra quyết định cho phép thực hiện.

Ba là, quy định hình thức xử lý rõ ràng, nghiêm khắc trong trường hợp lợi dụng quyền yêu cầu bảo tồn, cung cấp chứng cứ điện tử vì mục đích tư lợi, cá nhân, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp về tinh thần lẫn vật chất của cá nhân, tổ chức khác. Đồng thời cũng phải có hình thức chế tài rõ ràng, nghiêm khắc với tất cả hành vi tiết lộ, gian dối, hoặc thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba.

2.3.4 Thu thập chứng cứ điện tử trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.3.4.1 Chủ quyền quốc gia là rào cản quan trọng

Thu thập chứng cứ điện tử xuyên biên giới, trong tất cả các lĩnh vực cần phải có cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn nữa, đòi hỏi pháp luật các quốc gia có tính chất tương đồng, rào cản về chủ quyền quốc gia là khó vượt qua, các quốc gia phải thấy được, cung cấp chứng cứ điện tử là yêu cầu thiết thực của việc thực thi pháp luật, bảo đảm đối xử công bằng cho mọi công dân trên thế giới.

Muốn đạt được sự hợp tác quốc tế hữu hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhằm đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trên không gian mạng, giải quyết công bằng các vấn đề tranh chấp dân sự, thương mại, các quốc gia cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực thu thập, cung cấp chứng cứ điện tử. Hợp tác chặt chẽ vẫn bảo đảm được chủ quyền quốc gia, thì phải dựa vào phương thức hợp tác, yêu cầu về năng lực công nghệ, năng lực của chủ thể thực thi pháp luật. Ngoài việc xây dựng cơ chế hợp tác phải đi kèm với chuẩn công nghệ, và những yêu cầu khác cũng cần phải có sự thoả hiệp để có được chuẩn hóa quốc tế.

2.3.4.2 Giải pháp thu thập chứng cứ điện tử trong bối cảnh toàn cầu hóa

Ngoài việc vượt qua rào cản chủ quyền quốc gia để đi đến sự hợp tác quốc tế, trong thu thập chứng cứ điện tử bằng việc phát triển năng lực công nghệ trong mỗi quốc gia; bản chất của thu thập chứng cứ điện tử được phản ánh qua quá trình điều tra kỹ thuật số. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần nên chuẩn hóa một số vấn đề của điều tra kỹ thuật số như: Chuẩn hóa môi trường điều tra kỹ thuật số gồm năng lực con người tham gia, quy trình, thủ tục. Chuẩn hóa công nghệ, công cụ sử dụng trong điều tra kỹ thuật số để thu thập chứng cứ điện tử gồm:

Chuẩn hóa môi trường điều tra kỹ thuật số

Chuẩn hóa công nghệ, kỹ thuật công cụ điều tra kỹ thuật số:

Theo: Lê Tấn Quan

Link luận án: Tại đây

 

avatar
Thanh Huyền
272 ngày trước
Các nhân tố tác động đến quá trình thu thập chứng cứ điện tử
2.3 Các nhân tố tác động đến quá trình thu thập chứng cứ điện tử Thu thập chứng cứ điện tử ở tất cả các lĩnh vực, sử dụng bất kỳ phương pháp, biện pháp nào cũng phải có các tác nhân tác động đến quá trình này. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến tác nhân có khuynh hướng xung đột, tạo ra thách thức đáng kể cho quá trình thu thập chứng cứ điện tử, tìm biện pháp khắc phục, hướng tới việc thu thập chứng cứ điện tử hiệu quả, nhưng vẫn bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức có liên quan.2.3.1 Quyền riêng tư Trong thu thập chứng cứ điện tử có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của người quản lý, sở hữu dữ liệu điện tử, đồng thời cũng rất thường xảy ra trường hợp xâm hại đến quyền riêng tư của những người khác không liên quan đến tình huống pháp lý. Trong hình sự, trước yêu cầu làm rõ tội phạm, phải chấp nhận xâm phạm sự riêng tư trong điều kiện cho phép của pháp luật, ví dụ khám xét nơi ở, nơi làm việc, thư tín…, trong trường hợp như thư tín dưới dạng thư điện tử, thì rất dễ xảy ra xâm phạm bí mật thư tín của người không có liên quan. Vì vậy, nghiên cứu cân bằng giữa yêu cầu xử lý tội phạm và bảo vệ quyền riêng tư, là yêu cầu cần thiết trong hoạt động thu thập chứng cứ điện tử. Muốn giải quyết được vấn đề này cho Tòa án, các cơ quan tài phán khác cần phải giải quyết thấu đáo và luật hóa một số vấn đề có liên quan sau:Thứ nhất, định lượng, định tính biện pháp thu thập chứng cứ điện tử tương xứng với việc thiệt hại do xâm hại quyền riêng tư mà có. Ví dụ sao chép các gói tin trên đường truyền, khả năng hao phí cho việc kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu, mức độ xâm hại đến quyền riêng tư cá nhân đến đâu, so với yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử phục vụ chứng minh một tình huống pháp lý đã xảy ra có tương xứng không.Thứ hai, phân loại mức độ quyền riêng tư trong thu thập chứng cứ điện tử, để có cách ứng phó với từng loại dữ liệu. Loại dữ liệu không có liên quan đến yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử thì không cần quan tâm vì không thu thập loại này. Loại dữ liệu có liên quan đến yêu cầu thu thập chứng cứ mà không có quyền riêng tư, sẽ được tiến hành thu thập trực tiếp. Loại dữ liệu có liên quan đến tình huống pháp lý cần được thu thập và có quyền riêng tư được thu thập chứng cứ điện tử qua các kỹ thuật được chọn lựa phục vụ bảo mật thông tin.Thứ ba, phát triển công cụ phục vụ yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử đúng yêu cầu pháp lý, không tràn lan, không hao tổn nguồn lực, chi phí, bảo đảm yếu tố bảo vệ quyền riêng tư.2.3.2 Quyền sở hữu dữ liệu điện tửĐã có nhà nghiên cứu xây dựng khái niệm quyền sở hữu dữ liệu Dữ liệu của tác giả, theo nghĩa chặt chẽ của nó, chỉ bao gồm các thuộc tính cá nhân của chúng ta, không khác hơn. Đây là dữ liệu mà tác giả sở hữu. Tác giả sử dụng Dữ liệu của tác giả làm thông tin để xác định bản thân vì lợi ích cá nhân của tác giả, cho dù về thể chất, logic hay tình cảm. Do đó, Dữ liệu của tác giả ở trạng thái mở và được chia sẻ ngầm hoặc rõ ràng. Khi tác giả chia sẻ dữ liệu, tác giả ủy quyền quyền sở hữu.Có các dạng chia sẻ quyền sở hữu dữ liệu: Tình nguyện, khi họ chia sẻ rõ ràng thông tin về bản thân thông qua các phương tiện điện tử, ví dụ, khi ai đó tạo hồ sơ mạng xã hội hoặc nhập thông tin thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến. Khi dữ liệu cá nhân của họ được quan sát bị thu thập bằng cách ghi lại các hoạt động của người dùng thì các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng có thể sử dụng dữ liệu suy luận từ các cá nhân, dựa trên việc phân tích dữ liệu cá nhân.Pháp luật các nước tạo ra các quyền cụ thể để bảo vệ thông tin cá nhân xem như thực hiện một số quyền của quyền sở hữu, không thể chuyển nhượng và không thể giao dịch cho các cá nhân bao gồm: (1) Cấm xử lý dữ liệu mà không có cơ sở pháp lý; (2) cấm sử dụng dữ liệu cá nhân cho các mục đích khác mà ban đầu đã thu thập; (3) quyền đối với chủ thể dữ liệu được truy cập và trích xuất dữ liệu cá nhân của mình; (4) quyền được lãng quên.Rõ ràng trên thực tế quyền sở hữu dữ liệu đã tạo áp lực cho quá trình thu thập chứng cứ điện tử. Nó đòi hỏi phải có yêu cầu pháp lý cần thiết cho quá trình thu thập. Trong lĩnh vực hình sự thì pháp luật can thiệp được, nhưng trong lĩnh vực dân sự chủ thể tham gia tố tụng sẽ gặp khó khăn rất lớn khi thu thập dữ liệu điện tử loại này, nhất là đối với Luật sư, bên có nghĩa vụ chứng minh, không có ràng buộc pháp lý để chủ sở hữu cung cấp chứng cứ điện tử cho các chủ thể, nếu có thì khi thu thập cũng cần phải có cơ chế cho thích hợp, nếu không rất dễ rơi vào vi phạm yếu tố bảo vệ thông tin cá nhân theo luật định.2.3.3 Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ baNghĩa vụ cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba, là việc các tổ chức, cá nhân thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ điện tử của các chủ thể tham gia tố tụng. Bên thứ ba là các tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giao thông, điện lực… nhà cung cấp các dịch vụ gia tăng, hệ thống dân dụng.Trong thu thập chứng cứ điện tử, việc yêu cầu bên thứ ba cung cấp chứng cứ điện tử là việc làm cần thiết, rất quan trọng trong chứng minh các sự kiện pháp lý của vụ án hình sự, dân sự và các lĩnh vực khác. Vấn đề đặt ra, quy định pháp luật tạo điều kiện bình đẳng, công bằng, thực hiện được, cho tất cả các chủ thể thực thi quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ điện tử, đồng thời cũng phải bảo vệ được quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí hợp lý cho việc cung cấp chứng cứ điện tử. Muốn đạt được điều đó pháp luật cần quy định rõ các vấn đề sau:Một là, khi các doanh nghiệp, cá nhân, hay tổ chức nhà nước muốn kinh doanh, hoạt động trên lĩnh vực công nghệ thông tin, phải tiến hành đăng ký quy trình công nghệ, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật với cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các yêu cầu khác, bắt buộc phải có yêu cầu đăng ký về nội dung, phương cách, công nghệ tạo, sao chép, lưu trữ, xử lý, truyền dẫn dữ liệu điện tử của công việc định kinh doanh, hay định triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó cơ quan chức năng của nhà nước tiến hành quản lý công việc này. Tổ chức, cá nhân tự do lựa chọn công nghệ, quy trình, phương pháp thực hiện, tôn trọng quyền tự do của mọi công dân, tổ chức, nhưng phải đăng ký với cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, và phải thực hiện đúng với những gì đã đăng ký với cơ quan hữu quan.Hai là, chủ thể tham gia tố tụng có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh sự kiện pháp lý đã xảy ra trong vụ kiện dân sự, vụ án hình sự, có quyền yêu cầu các cơ quan hoạt động tố tụng có thẩm quyền, cho phép thực hiện các biện pháp yêu cầu bên thứ ba bảo tồn dữ liệu điện tử trong một thời hạn nhất định, phục vụ cho yêu cầu truy xuất khi đủ điều kiện hoặc cung cấp dữ liệu điện tử. Khi nhận được yêu cầu, các cơ quan tố tụng có thẩm quyền xem xét, nếu yêu cầu hợp lý, hợp pháp, và các chủ thể phải chứng tỏ có năng lực thực hiện được công việc này, thì ra quyết định cho phép thực hiện.Ba là, quy định hình thức xử lý rõ ràng, nghiêm khắc trong trường hợp lợi dụng quyền yêu cầu bảo tồn, cung cấp chứng cứ điện tử vì mục đích tư lợi, cá nhân, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp về tinh thần lẫn vật chất của cá nhân, tổ chức khác. Đồng thời cũng phải có hình thức chế tài rõ ràng, nghiêm khắc với tất cả hành vi tiết lộ, gian dối, hoặc thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp chứng cứ điện tử của bên thứ ba.2.3.4 Thu thập chứng cứ điện tử trong bối cảnh toàn cầu hóa2.3.4.1 Chủ quyền quốc gia là rào cản quan trọngThu thập chứng cứ điện tử xuyên biên giới, trong tất cả các lĩnh vực cần phải có cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn nữa, đòi hỏi pháp luật các quốc gia có tính chất tương đồng, rào cản về chủ quyền quốc gia là khó vượt qua, các quốc gia phải thấy được, cung cấp chứng cứ điện tử là yêu cầu thiết thực của việc thực thi pháp luật, bảo đảm đối xử công bằng cho mọi công dân trên thế giới.Muốn đạt được sự hợp tác quốc tế hữu hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhằm đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trên không gian mạng, giải quyết công bằng các vấn đề tranh chấp dân sự, thương mại, các quốc gia cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực thu thập, cung cấp chứng cứ điện tử. Hợp tác chặt chẽ vẫn bảo đảm được chủ quyền quốc gia, thì phải dựa vào phương thức hợp tác, yêu cầu về năng lực công nghệ, năng lực của chủ thể thực thi pháp luật. Ngoài việc xây dựng cơ chế hợp tác phải đi kèm với chuẩn công nghệ, và những yêu cầu khác cũng cần phải có sự thoả hiệp để có được chuẩn hóa quốc tế.2.3.4.2 Giải pháp thu thập chứng cứ điện tử trong bối cảnh toàn cầu hóaNgoài việc vượt qua rào cản chủ quyền quốc gia để đi đến sự hợp tác quốc tế, trong thu thập chứng cứ điện tử bằng việc phát triển năng lực công nghệ trong mỗi quốc gia; bản chất của thu thập chứng cứ điện tử được phản ánh qua quá trình điều tra kỹ thuật số. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần nên chuẩn hóa một số vấn đề của điều tra kỹ thuật số như: Chuẩn hóa môi trường điều tra kỹ thuật số gồm năng lực con người tham gia, quy trình, thủ tục. Chuẩn hóa công nghệ, công cụ sử dụng trong điều tra kỹ thuật số để thu thập chứng cứ điện tử gồm:Chuẩn hóa môi trường điều tra kỹ thuật sốChuẩn hóa công nghệ, kỹ thuật công cụ điều tra kỹ thuật số:Theo: Lê Tấn QuanLink luận án: Tại đây