0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e2031557ce6-istockphoto-1449334081-170667a.jpg

Đặc điểm của tranh tụng trong tố tụng dân sự

2.1.2. Đặc điểm của tranh tụng trong tố tụng dân sự 

Một là, tranh tụng là hoạt động có tính đối kháng, công khai, chủ động của các chủ thể tranh tụng để làm rõ sự thật khách quan của vụ án

Hoạt động tố tụng có tính chất đối kháng hay. Chỉ khi các bên có quyền và lợi ích đối lập nhau, cùng chứng minh cho ý kiến, yêu cầu của mình trước một chủ thể có thẩm quyền quyết định độc lập thì khi đó mới có tranh tụng. Hay nói cách khác, là sự đối trọng giữa những người tham gia tố tụng trong quá trình bảo vệ quan điểm thông qua lập luận của mình là đặc tính không thể thiếu để làm rõ vấn đề tranh chấp mà các bên đương sự còn mâu thuẫn nhau, những tình tiết không lôgic, từ đó sự thật khách quan của vụ án được sáng tỏ.

Hoạt động tố tụng có tính công khai: đặc tính này như là đòi hỏi tất yếu để tranh tụng được công bằng. Việc công khai quá trình tranh tụng giúp cho sự việc được kiểm chứng một cách khách quan, không những giữa các bên đương sự mà còn với những người khác tham gia tố tụng, tham gia phiên tòa, phiên họp.

Hoạt động tố tụng có tính chủ động của đương sự. Đặc tính này trong TTDS của các nước theo hệ thống thông luật được đề cao hơn các nước theo truyền thống dân luật. Tòa án giữ vai trò là bên thứ ba trung lập, có thẩm quyền độc lập xem xét và đưa ra phán quyết nên thực hiện việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng của mình một cách bình đẳng và đưa ra phán quyết một cách khách quan, công bằng.

Hai là, chủ thể tranh tụng chủ yếu là đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Đương sự là chủ thể tranh tụng chủ yếu, có vai trò chủ động trong quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và làm rõ sự thật khách quan của vụ án

Đương sự là những chủ thể tranh tụng bình đẳng với nhau, giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả tranh tụng. Các bên khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, TTDS có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Họ tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong vụ án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của bản thân các đương sự.

Đương sự trong vụ án dân sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan nhưng chủ thể tranh tụng chủ yếu là nguyên đơn và bị đơn. Họ là những chủ thể có mâu thuẫn về quyền và lợi ích, họ đứng ở vị trí tố tụng đối lập nhau. Trong suốt quá trình tranh tụng, nguyên đơn và bị đơn bình đẳng với nhau và trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng được coi là chủ thể tranh tụng, bởi họ cũng có lợi ích liên quan đến vụ án, tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, phán quyết của Tòa án sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Do vậy họ cũng được đưa ra chứng cứ, căn cứ pháp lí, lý lẽ và lập luận để chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của các đương sự khác. 

Người đại diện của đương sự là người thay mặt cho đương sự tham gia vào quá trình tranh tụng với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự

Người đại diện có quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự khi tham gia vào tranh tụng. Do đó, người đại diện có quyền được biết tất cả chứng cứ, lý lẽ của bên đương sự đối phương và được quyền trình bày ý kiến, đối đáp về những vấn đề mà đối phương có yêu cầu đối với đương sự mà mình đại diện. Người đại diện của đương sự phải có quyền bình đẳng với bên đương sự đối lập trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Họ là người giúp đỡ đương sự về mặt pháp lí đồng thời tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lí độc lập với đương sự, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định chứ không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ của đương sự như người đại diện. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thông thường là các Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý hoặc là những người am hiểu pháp luật, có kỹ năng, kinh nghiệm tham gia tố tụng tại Tòa án. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tranh tụng, đặc biệt tranh tụng tại phiên tòa.

Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, chuyên gia.

Đây có thể nói là nhóm chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ hoạt động tranh tụng của chủ thể tranh tụng. 

Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định. Người giám định sẽ đưa ra kết luận giám định và trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến kết luận giám định tại phiên tòa, phiên họp như đối tượng giám định, quá trình giám định, phương pháp giám định để đi đến kết luận giám định. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

Chuyên gia là người được hướng dẫn để chuẩn bị hoặc cung cấp báo cáo chuyên gia cho hoạt động tố tụng tại Tòa án. Chuyên gia có nghĩa vụ hỗ trợ Tòa án bằng kiến thức chuyên môn của mình. Báo cáo chuyên gia cũng được xác định là nguồn chứng cứ và là chứng cứ khi được thu thập theo quy định.

Ba là, Tòa án điều khiển quá trình tranh tụng, đảm bảo quyền được xét xử công bằng của các chủ thể tranh tụng, căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định

Tranh tụng là quyền của đương sự nhưng để quyền đó được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đảm bảo giải quyết vụ án một cách công bằng, bình đẳng, khách quan thì Tòa án là chủ thể có trách nhiệm trong suốt quá trình tranh tụng của đương sự. 

Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì trong quá trình tranh tụng, Tòa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là người tài phán công minh, xem xét, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai tất cả các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong quá trình tranh tụng. Đồng thời, Tòa án phải bảo đảm độc lập, khách quan, vô tư khi điều khiển quá trình tố tụng, tạo điều kiện để các bên thực hiện hỏi, tranh luận, đối đáp nhằm xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai các tình tiết, chứng cứ của vụ án. Tòa án không thể tự mình đưa ra các tình tiết làm căn cứ cho quyết định của mình. Thẩm phán phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện đầy đủ quyền tranh tụng của mình, không được hạn chế thời gian, nội dung tranh tụng của người tham gia tranh tụng.

Bốn là, căn cứ tranh tụng là chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luận

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. 

Căn cứ pháp lý là các quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng liên quan đến vấn đề tranh chấp. Các quy định pháp luật có thể là văn bản quy phạm pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế, hiệp định mà Việt Nam là thành viên. 

Lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng (quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng). Lập luận là “việc đưa ra lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới”.

Căn cứ tranh tụng là vấn đề rất quan trọng, bởi đây là cơ sở, đối tượng để các chủ thể thực hiện tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có ý nghĩa quyết định trong quá trình tranh tụng và ảnh hưởng trực tiếp đến phán quyết của Tòa án. Do vậy, ở các nước có truyền thống tranh tụng thì có các văn bản pháp luật riêng, có hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc quy định về vấn đề chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra phản đối, ý kiến khác và nghĩa vụ chứng minh, thủ tục chứng minh,...

Năm là, hình thức của tranh tụng là công khai, bằng lời nói hoặc văn bản, trực tiếp hoặc gián tiếp

Công khai là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình đương sự đưa ra yêu cầu, chứng minh cho yêu cầu của mình, Tòa án xem xét đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Việc công khai trong hoạt động tranh tụng, thể hiện tính minh bạch trong hoạt động tố tụng, là cách thức giúp tìm ra sự thật khách quan của vụ án, việc giải quyết vụ án. Những yêu cầu của đương sự, chứng cứ, tài liệu được công khai để các bên tiếp cận, được trực tiếp thẩm tra công khai tại phiên tòa và chỉ những tài liệu chứng cứ này được dùng làm căn cứ cho quyết định của Tòa án. Đây là đặc điểm đặc trưng của hoạt động tranh tụng. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có thể quy định việc bảo mật thông tin, tuy nhiên, về nguyên tắc hoạt động tranh tụng là hoạt động công khai.

Hình thức biểu hiện của tranh tụng có thể bằng lời nói, cũng có thể bằng văn bản. Tranh tụng bằng lời nói gọi là “tranh tụng từ ngữ”, chủ yếu tập trung ở giai đoạn xét xử tại phiên tòa, là tranh tụng tập trung toàn diện nhất.

Các bên có thể tranh tụng gián tiếp bằng việc trao đổi, công bố với nhau những lập luận, chứng cứ, trừ văn bản do đương sự viết ra để chuẩn bị lập luận tại phiên tòa. Hoặc trực tiếp tại phiên tòa, các bên trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và căn cứ pháp luật để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Thông qua tranh tụng, các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Sáu là, phạm vi tranh tụng (hay đối tượng của tranh tụng) là vấn đề tranh chấp của các chủ thể tranh tụng

Phạm vi tranh tụng chính là vấn đề tranh chấp mà các bên đương sự còn mâu thuẫn nhau, cụ thể như vấn đề chứng cứ, áp dụng pháp luật (áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng). Thông qua các hoạt động tố tụng của chủ thể tố tụng, chủ yếu là chủ thể tranh tụng mà vấn đề tranh chấp được làm rõ. 

Việc xác định phạm vi tranh tụng có ý nghĩa rất quan trọng bởi xác định đúng phạm vi tranh tụng sẽ bảo đảm cho các bên đi đúng hướng trong quá trình tranh tụng, hay nói cách khác nó định hướng cho các bên tham gia tranh tụng thực hiện các hành vi tố tụng phù hợp nhất. Với Tòa án, xác định rõ phạm vi tranh tụng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự hiệu quả và nhanh nhất.

Bảy là, tranh tụng được bắt đầu từ khi thụ lý vụ án, trước phiên tòa và tập trung tại phiên tòa và kết thúc khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

Khi có yêu cầu khởi kiện, Tòa án xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo nếu có để xử lý đơn khởi kiện. Chỉ kể từ khi thụ lý vụ án, tranh tụng được bắt đầu cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Khi có yêu cầu khởi kiện thì làm phát sinh mối quan hệ đối kháng về quyền và nghĩa vụ giữa người khởi kiện và người bị kiện. Nhưng chỉ từ khi thụ lý vụ án, Tòa án mới chính thức thừa nhận mối quan hệ giữa đương sự và Tòa án, chủ thể có thẩm quyền độc lập, có trách nhiệm giải quyết vụ án và chỉ kết thúc khi quyền, lợi ích đối kháng của đương sự được phán xét thông qua một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (theo thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm).

Theo: Phan Thị Thu Hà

Link luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
272 ngày trước
Đặc điểm của tranh tụng trong tố tụng dân sự
2.1.2. Đặc điểm của tranh tụng trong tố tụng dân sự Một là, tranh tụng là hoạt động có tính đối kháng, công khai, chủ động của các chủ thể tranh tụng để làm rõ sự thật khách quan của vụ ánHoạt động tố tụng có tính chất đối kháng hay. Chỉ khi các bên có quyền và lợi ích đối lập nhau, cùng chứng minh cho ý kiến, yêu cầu của mình trước một chủ thể có thẩm quyền quyết định độc lập thì khi đó mới có tranh tụng. Hay nói cách khác, là sự đối trọng giữa những người tham gia tố tụng trong quá trình bảo vệ quan điểm thông qua lập luận của mình là đặc tính không thể thiếu để làm rõ vấn đề tranh chấp mà các bên đương sự còn mâu thuẫn nhau, những tình tiết không lôgic, từ đó sự thật khách quan của vụ án được sáng tỏ.Hoạt động tố tụng có tính công khai: đặc tính này như là đòi hỏi tất yếu để tranh tụng được công bằng. Việc công khai quá trình tranh tụng giúp cho sự việc được kiểm chứng một cách khách quan, không những giữa các bên đương sự mà còn với những người khác tham gia tố tụng, tham gia phiên tòa, phiên họp.Hoạt động tố tụng có tính chủ động của đương sự. Đặc tính này trong TTDS của các nước theo hệ thống thông luật được đề cao hơn các nước theo truyền thống dân luật. Tòa án giữ vai trò là bên thứ ba trung lập, có thẩm quyền độc lập xem xét và đưa ra phán quyết nên thực hiện việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng của mình một cách bình đẳng và đưa ra phán quyết một cách khách quan, công bằng.Hai là, chủ thể tranh tụng chủ yếu là đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựĐương sự là chủ thể tranh tụng chủ yếu, có vai trò chủ động trong quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và làm rõ sự thật khách quan của vụ ánĐương sự là những chủ thể tranh tụng bình đẳng với nhau, giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả tranh tụng. Các bên khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, TTDS có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau. Họ tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong vụ án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của bản thân các đương sự.Đương sự trong vụ án dân sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan nhưng chủ thể tranh tụng chủ yếu là nguyên đơn và bị đơn. Họ là những chủ thể có mâu thuẫn về quyền và lợi ích, họ đứng ở vị trí tố tụng đối lập nhau. Trong suốt quá trình tranh tụng, nguyên đơn và bị đơn bình đẳng với nhau và trao đổi với nhau những chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng được coi là chủ thể tranh tụng, bởi họ cũng có lợi ích liên quan đến vụ án, tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, phán quyết của Tòa án sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn. Do vậy họ cũng được đưa ra chứng cứ, căn cứ pháp lí, lý lẽ và lập luận để chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của các đương sự khác. Người đại diện của đương sự là người thay mặt cho đương sự tham gia vào quá trình tranh tụng với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sựNgười đại diện có quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự khi tham gia vào tranh tụng. Do đó, người đại diện có quyền được biết tất cả chứng cứ, lý lẽ của bên đương sự đối phương và được quyền trình bày ý kiến, đối đáp về những vấn đề mà đối phương có yêu cầu đối với đương sự mà mình đại diện. Người đại diện của đương sự phải có quyền bình đẳng với bên đương sự đối lập trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng.Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựHọ là người giúp đỡ đương sự về mặt pháp lí đồng thời tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lí độc lập với đương sự, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định chứ không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ của đương sự như người đại diện. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thông thường là các Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý hoặc là những người am hiểu pháp luật, có kỹ năng, kinh nghiệm tham gia tố tụng tại Tòa án. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tranh tụng, đặc biệt tranh tụng tại phiên tòa.Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, chuyên gia.Đây có thể nói là nhóm chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ hoạt động tranh tụng của chủ thể tranh tụng. Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định. Người giám định sẽ đưa ra kết luận giám định và trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến kết luận giám định tại phiên tòa, phiên họp như đối tượng giám định, quá trình giám định, phương pháp giám định để đi đến kết luận giám định. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch. Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.Chuyên gia là người được hướng dẫn để chuẩn bị hoặc cung cấp báo cáo chuyên gia cho hoạt động tố tụng tại Tòa án. Chuyên gia có nghĩa vụ hỗ trợ Tòa án bằng kiến thức chuyên môn của mình. Báo cáo chuyên gia cũng được xác định là nguồn chứng cứ và là chứng cứ khi được thu thập theo quy định.Ba là, Tòa án điều khiển quá trình tranh tụng, đảm bảo quyền được xét xử công bằng của các chủ thể tranh tụng, căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết địnhTranh tụng là quyền của đương sự nhưng để quyền đó được thực hiện đúng trình tự, thủ tục đảm bảo giải quyết vụ án một cách công bằng, bình đẳng, khách quan thì Tòa án là chủ thể có trách nhiệm trong suốt quá trình tranh tụng của đương sự. Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì trong quá trình tranh tụng, Tòa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là người tài phán công minh, xem xét, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai tất cả các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong quá trình tranh tụng. Đồng thời, Tòa án phải bảo đảm độc lập, khách quan, vô tư khi điều khiển quá trình tố tụng, tạo điều kiện để các bên thực hiện hỏi, tranh luận, đối đáp nhằm xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai các tình tiết, chứng cứ của vụ án. Tòa án không thể tự mình đưa ra các tình tiết làm căn cứ cho quyết định của mình. Thẩm phán phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện đầy đủ quyền tranh tụng của mình, không được hạn chế thời gian, nội dung tranh tụng của người tham gia tranh tụng.Bốn là, căn cứ tranh tụng là chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luậnChứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Căn cứ pháp lý là các quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng liên quan đến vấn đề tranh chấp. Các quy định pháp luật có thể là văn bản quy phạm pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế, hiệp định mà Việt Nam là thành viên. Lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng (quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng). Lập luận là “việc đưa ra lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới”.Căn cứ tranh tụng là vấn đề rất quan trọng, bởi đây là cơ sở, đối tượng để các chủ thể thực hiện tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có ý nghĩa quyết định trong quá trình tranh tụng và ảnh hưởng trực tiếp đến phán quyết của Tòa án. Do vậy, ở các nước có truyền thống tranh tụng thì có các văn bản pháp luật riêng, có hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc quy định về vấn đề chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra phản đối, ý kiến khác và nghĩa vụ chứng minh, thủ tục chứng minh,...Năm là, hình thức của tranh tụng là công khai, bằng lời nói hoặc văn bản, trực tiếp hoặc gián tiếpCông khai là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình đương sự đưa ra yêu cầu, chứng minh cho yêu cầu của mình, Tòa án xem xét đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Việc công khai trong hoạt động tranh tụng, thể hiện tính minh bạch trong hoạt động tố tụng, là cách thức giúp tìm ra sự thật khách quan của vụ án, việc giải quyết vụ án. Những yêu cầu của đương sự, chứng cứ, tài liệu được công khai để các bên tiếp cận, được trực tiếp thẩm tra công khai tại phiên tòa và chỉ những tài liệu chứng cứ này được dùng làm căn cứ cho quyết định của Tòa án. Đây là đặc điểm đặc trưng của hoạt động tranh tụng. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có thể quy định việc bảo mật thông tin, tuy nhiên, về nguyên tắc hoạt động tranh tụng là hoạt động công khai.Hình thức biểu hiện của tranh tụng có thể bằng lời nói, cũng có thể bằng văn bản. Tranh tụng bằng lời nói gọi là “tranh tụng từ ngữ”, chủ yếu tập trung ở giai đoạn xét xử tại phiên tòa, là tranh tụng tập trung toàn diện nhất.Các bên có thể tranh tụng gián tiếp bằng việc trao đổi, công bố với nhau những lập luận, chứng cứ, trừ văn bản do đương sự viết ra để chuẩn bị lập luận tại phiên tòa. Hoặc trực tiếp tại phiên tòa, các bên trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và căn cứ pháp luật để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Thông qua tranh tụng, các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.Sáu là, phạm vi tranh tụng (hay đối tượng của tranh tụng) là vấn đề tranh chấp của các chủ thể tranh tụngPhạm vi tranh tụng chính là vấn đề tranh chấp mà các bên đương sự còn mâu thuẫn nhau, cụ thể như vấn đề chứng cứ, áp dụng pháp luật (áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng). Thông qua các hoạt động tố tụng của chủ thể tố tụng, chủ yếu là chủ thể tranh tụng mà vấn đề tranh chấp được làm rõ. Việc xác định phạm vi tranh tụng có ý nghĩa rất quan trọng bởi xác định đúng phạm vi tranh tụng sẽ bảo đảm cho các bên đi đúng hướng trong quá trình tranh tụng, hay nói cách khác nó định hướng cho các bên tham gia tranh tụng thực hiện các hành vi tố tụng phù hợp nhất. Với Tòa án, xác định rõ phạm vi tranh tụng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án dân sự hiệu quả và nhanh nhất.Bảy là, tranh tụng được bắt đầu từ khi thụ lý vụ án, trước phiên tòa và tập trung tại phiên tòa và kết thúc khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luậtKhi có yêu cầu khởi kiện, Tòa án xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo nếu có để xử lý đơn khởi kiện. Chỉ kể từ khi thụ lý vụ án, tranh tụng được bắt đầu cho đến khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Khi có yêu cầu khởi kiện thì làm phát sinh mối quan hệ đối kháng về quyền và nghĩa vụ giữa người khởi kiện và người bị kiện. Nhưng chỉ từ khi thụ lý vụ án, Tòa án mới chính thức thừa nhận mối quan hệ giữa đương sự và Tòa án, chủ thể có thẩm quyền độc lập, có trách nhiệm giải quyết vụ án và chỉ kết thúc khi quyền, lợi ích đối kháng của đương sự được phán xét thông qua một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (theo thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm).Theo: Phan Thị Thu HàLink luận án: Tại đây