0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e2063d746c8-istockphoto-974329568-170667a.jpg

Nguyên nhân của một số thành công, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự

3.3. Nguyên nhân của một số thành công, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự 

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

BLTTDS đã thể chế hóa tinh thần của cải cách tư pháp, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, theo đó đã có nhiều quy định thể hiện việc tiếp thu các yếu tố tích cực của tố tụng tranh tụng, cho thấy tính dân chủ, công bằng hơn trong TTDS. Pháp luật TTDS hiện hành về tranh tụng tuy vậy, còn chưa đầy đủ, chưa hợp lý, thiếu rõ ràng, thậm chí còn mâu thuẫn nhau dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tranh tụng của các đương sự như chưa quy định hợp lý về thẩm quyền của Tòa án đối với vấn đề chứng cứ, chứng minh, không có chế tài rõ ràng và cơ chế để thực hiện chế tài trong việc xử lý khi cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Luật sư, đương sự;...

Quy định của BLTTDS năm 2015 có nhiều sửa đổi, điều chỉnh để thể chế hóa nguyên tắc cơ bản trong tố tụng nhưng đến nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn, việc áp dụng pháp luật không thống nhất, đôi khi chưa đúng dẫn đến bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy. Cho đến nay, chưa có một văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính thức nào, chưa có án lệ nào trực tiếp hướng dẫn, làm tiền lệ cho những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng.

Đến nay, trong tổng số 54 án lệ được công bố, chỉ có 02 án lệ về TTDS, trong đó án lệ liên quan trực tiếp đến quyền tranh tụng của đương sự là án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa. Án lệ này có liên quan đến quyền được triệu tập hợp lệ của người kháng cáo để tham gia phiên tòa. Xét về góc độ nghiên cứu, cũng có thể nói đây là án lệ về quyền tranh tụng của đương sự tại giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, về góc độ thực tiễn thì án lệ không có một chữ nào nhắc đến cụm từ tranh tụng. TANDTC hầu như chưa có hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm để xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư về kỹ năng, phương pháp, cách thức bảo đảm tranh tụng trong xét xử, tổ chức phiên tòa tranh tụng để nâng cao trình độ, kỹ năng điều khiển việc tranh tụng cho Thẩm phán.

Việt Nam có trình độ dân trí không đồng đều, cơ chế bảo đảm cho người nghèo qua hoạt động trợ giúp pháp lý đã có bước chuyển biến nhưng thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu. Đương sự không có khả năng kinh tế, kém hiểu biết pháp luật thì sẽ bị thua thiệt. 

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tranh tụng tại phiên tòa chưa được bảo đảm, không đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử. Những trang bị, cơ sở vật chất cần thiết như: phòng xét xử còn thiếu, hệ thống âm thanh, ghi âm, hình ảnh, máy tính… phục vụ cho tranh tụng tại phiên tòa còn chậm được trang bị.

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay, việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được ghi nhận trong Hiến pháp (khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp năm 2013) và các BLTTDS, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của trong các quy định của các luật tố tụng, đặc biệt BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, việc thực hiện kết hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn theo cách “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” chứ chưa có một lộ trình, một kế hoạch dài để phát triển TTDS Việt Nam.

Đội ngũ công chức Tòa án còn thiếu về số lượng; trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xét xử còn chưa đồng đều. Trình độ chuyên môn và phẩm chất, kỹ năng xét xử, đặc biệt là kỹ năng tổ chức, điều khiển phiên tòa, điều khiển tranh tụng của một số thẩm phán còn chưa còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có một bộ phận công chức, Thẩm phán thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách, phẩm chất, đạo đức của người cán bộ Toà án, việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của vụ án không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn tới quyết định sai lầm. Những tồn tại về chất lượng của đội ngũ Thẩm phán phần nào làm cho việc tranh tụng không được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Đặc biệt, một số công chức còn vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật.

Tỷ lệ vụ án dân sự có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo thống kê của TANDTC thì năm 2018, tỷ lệ là 0,42% (1347/320.701), năm 2019, tỷ lệ là 0,56% (1996/358.334), năm 2020, tỷ lệ là 0,51% (1970/385188), năm 2021, tỷ lệ là 0,47% (1394/297.292), sáu tháng đầu năm 2022, tỷ lệ là 0,38% (848/222522).

Đối với những vụ án có luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia thì chất lượng tranh tụng cũng chưa cao do trình độ, năng lực của Luật sư, trợ giúp viên pháp lý… còn hạn chế. Đội ngũ Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý không ngừng được tăng lên về số lượng và chất lượng nhưng việc tham gia tố tụng với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn không đáng kể. 

Sự hiểu biết pháp luật của nhân dân chưa cao đặc biệt là pháp luật TTDS thì sự hiểu biết của mọi người càng hạn chế. Nếu đương sự không có sự hiểu biết nhất định về pháp luật TTDS thì rất khó khăn trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.

Theo: Phạm Thị Thu Hà

Link luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
491 ngày trước
Nguyên nhân của một số thành công, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự
3.3. Nguyên nhân của một số thành công, hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về tranh tụng trong tố tụng dân sự 3.3.1. Nguyên nhân khách quanBLTTDS đã thể chế hóa tinh thần của cải cách tư pháp, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, theo đó đã có nhiều quy định thể hiện việc tiếp thu các yếu tố tích cực của tố tụng tranh tụng, cho thấy tính dân chủ, công bằng hơn trong TTDS. Pháp luật TTDS hiện hành về tranh tụng tuy vậy, còn chưa đầy đủ, chưa hợp lý, thiếu rõ ràng, thậm chí còn mâu thuẫn nhau dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tranh tụng của các đương sự như chưa quy định hợp lý về thẩm quyền của Tòa án đối với vấn đề chứng cứ, chứng minh, không có chế tài rõ ràng và cơ chế để thực hiện chế tài trong việc xử lý khi cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Luật sư, đương sự;...Quy định của BLTTDS năm 2015 có nhiều sửa đổi, điều chỉnh để thể chế hóa nguyên tắc cơ bản trong tố tụng nhưng đến nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn, việc áp dụng pháp luật không thống nhất, đôi khi chưa đúng dẫn đến bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy. Cho đến nay, chưa có một văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chính thức nào, chưa có án lệ nào trực tiếp hướng dẫn, làm tiền lệ cho những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng.Đến nay, trong tổng số 54 án lệ được công bố, chỉ có 02 án lệ về TTDS, trong đó án lệ liên quan trực tiếp đến quyền tranh tụng của đương sự là án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa. Án lệ này có liên quan đến quyền được triệu tập hợp lệ của người kháng cáo để tham gia phiên tòa. Xét về góc độ nghiên cứu, cũng có thể nói đây là án lệ về quyền tranh tụng của đương sự tại giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, về góc độ thực tiễn thì án lệ không có một chữ nào nhắc đến cụm từ tranh tụng. TANDTC hầu như chưa có hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm để xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư về kỹ năng, phương pháp, cách thức bảo đảm tranh tụng trong xét xử, tổ chức phiên tòa tranh tụng để nâng cao trình độ, kỹ năng điều khiển việc tranh tụng cho Thẩm phán.Việt Nam có trình độ dân trí không đồng đều, cơ chế bảo đảm cho người nghèo qua hoạt động trợ giúp pháp lý đã có bước chuyển biến nhưng thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu. Đương sự không có khả năng kinh tế, kém hiểu biết pháp luật thì sẽ bị thua thiệt. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tranh tụng tại phiên tòa chưa được bảo đảm, không đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử. Những trang bị, cơ sở vật chất cần thiết như: phòng xét xử còn thiếu, hệ thống âm thanh, ghi âm, hình ảnh, máy tính… phục vụ cho tranh tụng tại phiên tòa còn chậm được trang bị.3.3.2. Nguyên nhân chủ quanHiện nay, việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được ghi nhận trong Hiến pháp (khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp năm 2013) và các BLTTDS, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của trong các quy định của các luật tố tụng, đặc biệt BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, việc thực hiện kết hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn theo cách “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” chứ chưa có một lộ trình, một kế hoạch dài để phát triển TTDS Việt Nam.Đội ngũ công chức Tòa án còn thiếu về số lượng; trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xét xử còn chưa đồng đều. Trình độ chuyên môn và phẩm chất, kỹ năng xét xử, đặc biệt là kỹ năng tổ chức, điều khiển phiên tòa, điều khiển tranh tụng của một số thẩm phán còn chưa còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có một bộ phận công chức, Thẩm phán thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách, phẩm chất, đạo đức của người cán bộ Toà án, việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của vụ án không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn tới quyết định sai lầm. Những tồn tại về chất lượng của đội ngũ Thẩm phán phần nào làm cho việc tranh tụng không được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Đặc biệt, một số công chức còn vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật.Tỷ lệ vụ án dân sự có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo thống kê của TANDTC thì năm 2018, tỷ lệ là 0,42% (1347/320.701), năm 2019, tỷ lệ là 0,56% (1996/358.334), năm 2020, tỷ lệ là 0,51% (1970/385188), năm 2021, tỷ lệ là 0,47% (1394/297.292), sáu tháng đầu năm 2022, tỷ lệ là 0,38% (848/222522).Đối với những vụ án có luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia thì chất lượng tranh tụng cũng chưa cao do trình độ, năng lực của Luật sư, trợ giúp viên pháp lý… còn hạn chế. Đội ngũ Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý không ngừng được tăng lên về số lượng và chất lượng nhưng việc tham gia tố tụng với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn không đáng kể. Sự hiểu biết pháp luật của nhân dân chưa cao đặc biệt là pháp luật TTDS thì sự hiểu biết của mọi người càng hạn chế. Nếu đương sự không có sự hiểu biết nhất định về pháp luật TTDS thì rất khó khăn trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.Theo: Phạm Thị Thu HàLink luận án: Tại đây