0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM

 

1. Thương nhân là gì?
 

Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định như sau:

- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

- Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Như vậy, thương nhân là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đáp ứng 3 tiêu chí: hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Đặc điểm của thương nhân

a. Về chủ thể 

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

+ Đối với cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam và công dân nước ngoài: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiên hoạt động thương mại theo quy định của pháp luât.

+ Đối với tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

bThương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại

Các cá nhân, tổ chức kinh tế phải có hoạt động thương mại, có nghĩa là phải có các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại hay các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

c. Thương nhân phải tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập về mặt pháp lý 

Điều này có nghĩa là thương nhân phải tự mình tham gia hoạt động thương mại mà không phụ thuộc vào tổ chức hay cá nhân nào. Khi tham gia và các hoạt động thương mại hay các giao dịch thương mại thương thân phải tham gia với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập, bằng hành vi, khả năng của chính mình tham gia các hoạt động, giao dịch thương mại đó và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Các đơn vị phụ thuộc vào tổ chức kinh tế như văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là thương nhân vì các đơn vị này chỉ là đơn vị phụ thuộc vào thương nhân, không tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật.

d. Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên

Các tổ chức, cá nhân là thương nhân thì phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Các hoạt động này phải được diễn ra liên tục, thực tế, lặp đi lặp lại, mang tính chất nghề nghiệp, không mang tính chất tạm thời, ngắn hạn. Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp phải xuất pháp từ chính các hoạt động này. Nếu một thương nhân không hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục thì có thể bị buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giải thể.

e.Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách pháp nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại. Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi các thông tin cơ bản về thương nhân đó như tên thương mại, ngày thành lập, ngành nghề kinh doanh… Tùy vào từng loại hình kinh doanh của thương nhân mà giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có các tên gọi khác nhau:

+ Doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thương mại thường xuyên: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

3. Phân loại thương nhân

Thứ nhất, thương nhân là cá nhân: Đây là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.

Thứ hai, thương nhân là pháp nhân: Đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.

Thứ ba, thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Tổ hợp tác và hộ gia đình có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.
Để hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp luật liên quan, truy cập trang web ttpl.vn để cập nhật kiến thức pháp luật bạn nhé!

avatar
Ta Khanh Linh
483 ngày trước
ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM
 1. Thương nhân là gì? Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định như sau:- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.- Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.Như vậy, thương nhân là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đáp ứng 3 tiêu chí: hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.2. Đặc điểm của thương nhâna. Về chủ thể Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.+ Đối với cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam và công dân nước ngoài: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiên hoạt động thương mại theo quy định của pháp luât.+ Đối với tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.b. Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mạiCác cá nhân, tổ chức kinh tế phải có hoạt động thương mại, có nghĩa là phải có các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại hay các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.c. Thương nhân phải tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập về mặt pháp lý Điều này có nghĩa là thương nhân phải tự mình tham gia hoạt động thương mại mà không phụ thuộc vào tổ chức hay cá nhân nào. Khi tham gia và các hoạt động thương mại hay các giao dịch thương mại thương thân phải tham gia với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập, bằng hành vi, khả năng của chính mình tham gia các hoạt động, giao dịch thương mại đó và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.Các đơn vị phụ thuộc vào tổ chức kinh tế như văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là thương nhân vì các đơn vị này chỉ là đơn vị phụ thuộc vào thương nhân, không tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật.d. Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyênCác tổ chức, cá nhân là thương nhân thì phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Các hoạt động này phải được diễn ra liên tục, thực tế, lặp đi lặp lại, mang tính chất nghề nghiệp, không mang tính chất tạm thời, ngắn hạn. Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp phải xuất pháp từ chính các hoạt động này. Nếu một thương nhân không hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục thì có thể bị buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giải thể.e.Thương nhân phải có đăng ký kinh doanhĐăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách pháp nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại. Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi các thông tin cơ bản về thương nhân đó như tên thương mại, ngày thành lập, ngành nghề kinh doanh… Tùy vào từng loại hình kinh doanh của thương nhân mà giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có các tên gọi khác nhau:+ Doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;+ Cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thương mại thường xuyên: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.3. Phân loại thương nhânThứ nhất, thương nhân là cá nhân: Đây là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.Thứ hai, thương nhân là pháp nhân: Đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.Thứ ba, thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Tổ hợp tác và hộ gia đình có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.Để hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp luật liên quan, truy cập trang web ttpl.vn để cập nhật kiến thức pháp luật bạn nhé!