0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ff16130f6a3-4.jpg

Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản chuyên nghiệp

Điều kiện gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

Khi đến gần hạn gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản tại Việt Nam, các tổ chức và doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện quan trọng liên quan đến việc gia hạn. Điều này đảm bảo quá trình gia hạn diễn ra một cách suôn sẻ và đúng quy định. Hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi và điều kiện mới nhất áp dụng cho việc gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản.

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về việc gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản như sau:

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn;

Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác khoáng sản; các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55, điểm a khoản 2 Điều 69 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan;

Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản.

Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản

Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay khá đơn giản, bạn chỉ cần chỉ bị một mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo báo cáo về việc khảo sát khoáng sản của bạn tại Việt Nam nói chung hoặc một tỉnh thành nào đó nói riêng và bản chính và bản sao y giấy chứng nhận khai thác khoáng sản đã được cấp trước đó tại Việt Nam. 

Sau đó tiến hành nộp tại cơ quan đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản mà bạn đã được cấp phép trước đó.

Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Văn bản trong hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

Bản chính: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn; báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính đến thời điểm đề nghị gia hạn;

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.”

Thủ tục gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 158/2016/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP, quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp Nhận Hồ Sơ

Các tổ chức và cá nhân đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích hoặc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra văn bản và tài liệu trong hồ sơ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan này sẽ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đáp ứng đúng quy định của pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn tổ chức hoặc cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Quá trình này chỉ thực hiện một lần.

Bước 2: Thẩm Định Hồ Sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Thẩm định bao gồm việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản. Đối với các trường hợp gia hạn hoặc trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, thời gian thẩm định không quá 03 ngày làm việc.

Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và nội dung liên quan đến gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản.
Bước 3: Gửi Hồ Sơ và Đợi Quyết Định Gia Hạn

Chuyển tiếp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Trong vòng không quá 02 ngày sau khi hoàn tất các thủ tục tại khoản 2, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Quyết định gia hạn, chuyển nhượng hoặc trả lại diện tích và giấy phép: 

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sẽ quyết định việc gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trong vòng không quá 05 ngày sau khi nhận được hồ sơ từ cơ quan tiếp nhận. 
  • Đối với các trường hợp gia hạn hoặc trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, quyết định sẽ được đưa ra trong vòng không quá 03 ngày. Trong trường hợp không được phép gia hạn, cơ quan sẽ phải cung cấp lý do bằng văn bản.

Bước 4: Nhận Kết Quả

Thông báo kết quả: 

  • Trong vòng không quá 03 ngày sau khi nhận được kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo kết quả cho tổ chức hoặc cá nhân đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản. 
  • Đối với các trường hợp gia hạn hoặc trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, thông báo kết quả sẽ được gửi trong vòng không quá 02 ngày.

Thẩm Quyền Cấp Giấy Phép Thăm Dò Khoáng Sản tại Việt Nam

Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chính hiện nay tại Việt Nam nằm trong tay hai cơ quan chủ chốt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều này áp dụng cho tất cả tổ chức và cá nhân muốn được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Đây cũng là hai cơ quan có thẩm quyền quản lý việc khai thác trong toàn bộ quá trình được cấp phép.

Câu hỏi liên quan

1. Hành Vi Nghiêm Cấm trong Khoáng Sản Khai Thác

Xâm phạm Lợi Ích Của Nhà Nước, Tổ Chức, Cá Nhân: Hành vi tận dụng hoạt động khai thác khoáng sản để vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Lợi Dụng Thăm Dò để Khai Thác Khoáng Sản: Sử dụng hoạt động thăm dò với mục tiêu khai thác khoáng sản, vi phạm quy định.

Hoạt Động Khoáng Sản Trái Phép: Thực hiện khai thác hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cản Trở Hoạt Động Điều Tra Địa Chất và Khoáng Sản: Gây trở ngại, can thiệp vào hoạt động điều tra địa chất và khai thác khoáng sản trái với quy định pháp luật.

Vi Phạm Bí Mật Nhà Nước Khoáng Sản: Cung cấp thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước một cách trái phép và trái với quy định của pháp luật.

Hủy Hoại Mẫu Vật Địa Chất và Khoáng Sản: Tiến hành cố ý phá hủy các mẫu vật địa chất và khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

Các Hành Vi Khác theo Quy Định của Pháp Luật: Bất kỳ hành vi nào khác vi phạm quy định pháp luật liên quan đến khai thác khoáng sản.

2. Trách Nhiệm Chung về Bảo Vệ Khoáng Sản Chưa Khai Thác

Bảo Vệ Khoáng Sản Chưa Khai Thác: Khoáng sản chưa khai thác, bao gồm cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa, được bảo vệ theo quy định của Luật Khoáng sản.

Trách Nhiệm Cơ Quan, Tổ Chức, Cá Nhân: Các cơ quan, tổ chức, và cá nhân đều chịu trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Trách Nhiệm Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

3. Phân Loại Khu Vực Khoáng Sản tại Việt Nam

Khu Vực Hoạt Động Khoáng Sản: Bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán và nhỏ lẻ, nơi hoạt động khai thác diễn ra.

Khu Vực Cấm Hoạt Động Khoáng Sản: Là những khu vực mà hoạt động khai thác khoáng sản hoàn toàn bị cấm.

Khu Vực Tạm Thời Cấm Hoạt Động Khoáng Sản: Những khu vực mà hoạt động khai thác khoáng sản bị cấm tạm thời, có thể liên quan đến bảo vệ môi trường hoặc quy hoạch phát triển.

Khu Vực Dự Trữ Khoáng Sản Quốc Gia: Là các khu vực có nguồn khoáng sản quan trọng, được quốc gia dự trữ để sử dụng trong tương lai và đảm bảo an ninh khoáng sản của đất nước.
4. Công suất khai thác khoáng sản được xác định như thế nào?

Công suất khai thác khoáng sản thường được xác định dựa trên năng lực sản xuất của mỏ hoặc khu vực khai thác. Công suất này có thể biến đổi tùy theo quy mô của hoạt động khai thác và khả năng của thiết bị và công nghệ sử dụng. Để xác định công suất, cần thực hiện đánh giá kỹ thuật và kinh tế của dự án khai thác, đồng thời tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5.  Quy định về thời gian khai thác khoáng sản là gì?

Quy định về thời gian khai thác khoáng sản thường được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản và các quy định pháp luật liên quan. Thời gian này có thể khác nhau tùy theo loại khoáng sản và điều kiện cụ thể của dự án khai thác. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thường đánh giá và xác định thời gian khai thác dựa trên năng lực của mỏ, quy hoạch sử dụng đất, và bảo vệ môi trường. Để khai thác khoáng sản hợp pháp, các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thời gian trong giấy phép và luôn tuân thủ các quy định liên quan của cơ quan quản lý nhà nước.

 

avatar
Văn An
472 ngày trước
Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản chuyên nghiệp
Điều kiện gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sảnKhi đến gần hạn gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản tại Việt Nam, các tổ chức và doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện quan trọng liên quan đến việc gia hạn. Điều này đảm bảo quá trình gia hạn diễn ra một cách suôn sẻ và đúng quy định. Hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi và điều kiện mới nhất áp dụng cho việc gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản.Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về việc gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản như sau:Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn;Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản;Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác khoáng sản; các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55, điểm a khoản 2 Điều 69 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan;Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản.Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sảnHồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay khá đơn giản, bạn chỉ cần chỉ bị một mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo báo cáo về việc khảo sát khoáng sản của bạn tại Việt Nam nói chung hoặc một tỉnh thành nào đó nói riêng và bản chính và bản sao y giấy chứng nhận khai thác khoáng sản đã được cấp trước đó tại Việt Nam. Sau đó tiến hành nộp tại cơ quan đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản mà bạn đã được cấp phép trước đó.Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP quy định như sau:Văn bản trong hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:Bản chính: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn; báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính đến thời điểm đề nghị gia hạn;Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.”Thủ tục gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sảnTheo quy định tại Điều 65 Nghị định 158/2016/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP, quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau:Bước 1: Tiếp Nhận Hồ SơCác tổ chức và cá nhân đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích hoặc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra văn bản và tài liệu trong hồ sơ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan này sẽ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ.Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đáp ứng đúng quy định của pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn tổ chức hoặc cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Quá trình này chỉ thực hiện một lần.Bước 2: Thẩm Định Hồ SơCơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ.Thẩm định bao gồm việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản. Đối với các trường hợp gia hạn hoặc trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, thời gian thẩm định không quá 03 ngày làm việc.Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và nội dung liên quan đến gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản.Bước 3: Gửi Hồ Sơ và Đợi Quyết Định Gia HạnChuyển tiếp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Trong vòng không quá 02 ngày sau khi hoàn tất các thủ tục tại khoản 2, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.Quyết định gia hạn, chuyển nhượng hoặc trả lại diện tích và giấy phép: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sẽ quyết định việc gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trong vòng không quá 05 ngày sau khi nhận được hồ sơ từ cơ quan tiếp nhận. Đối với các trường hợp gia hạn hoặc trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, quyết định sẽ được đưa ra trong vòng không quá 03 ngày. Trong trường hợp không được phép gia hạn, cơ quan sẽ phải cung cấp lý do bằng văn bản.Bước 4: Nhận Kết QuảThông báo kết quả: Trong vòng không quá 03 ngày sau khi nhận được kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo kết quả cho tổ chức hoặc cá nhân đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản. Đối với các trường hợp gia hạn hoặc trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, thông báo kết quả sẽ được gửi trong vòng không quá 02 ngày.Thẩm Quyền Cấp Giấy Phép Thăm Dò Khoáng Sản tại Việt NamThẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chính hiện nay tại Việt Nam nằm trong tay hai cơ quan chủ chốt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều này áp dụng cho tất cả tổ chức và cá nhân muốn được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Đây cũng là hai cơ quan có thẩm quyền quản lý việc khai thác trong toàn bộ quá trình được cấp phép.Câu hỏi liên quan1. Hành Vi Nghiêm Cấm trong Khoáng Sản Khai ThácXâm phạm Lợi Ích Của Nhà Nước, Tổ Chức, Cá Nhân: Hành vi tận dụng hoạt động khai thác khoáng sản để vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.Lợi Dụng Thăm Dò để Khai Thác Khoáng Sản: Sử dụng hoạt động thăm dò với mục tiêu khai thác khoáng sản, vi phạm quy định.Hoạt Động Khoáng Sản Trái Phép: Thực hiện khai thác hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.Cản Trở Hoạt Động Điều Tra Địa Chất và Khoáng Sản: Gây trở ngại, can thiệp vào hoạt động điều tra địa chất và khai thác khoáng sản trái với quy định pháp luật.Vi Phạm Bí Mật Nhà Nước Khoáng Sản: Cung cấp thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước một cách trái phép và trái với quy định của pháp luật.Hủy Hoại Mẫu Vật Địa Chất và Khoáng Sản: Tiến hành cố ý phá hủy các mẫu vật địa chất và khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.Các Hành Vi Khác theo Quy Định của Pháp Luật: Bất kỳ hành vi nào khác vi phạm quy định pháp luật liên quan đến khai thác khoáng sản.2. Trách Nhiệm Chung về Bảo Vệ Khoáng Sản Chưa Khai ThácBảo Vệ Khoáng Sản Chưa Khai Thác: Khoáng sản chưa khai thác, bao gồm cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa, được bảo vệ theo quy định của Luật Khoáng sản.Trách Nhiệm Cơ Quan, Tổ Chức, Cá Nhân: Các cơ quan, tổ chức, và cá nhân đều chịu trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.Trách Nhiệm Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.3. Phân Loại Khu Vực Khoáng Sản tại Việt NamKhu Vực Hoạt Động Khoáng Sản: Bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán và nhỏ lẻ, nơi hoạt động khai thác diễn ra.Khu Vực Cấm Hoạt Động Khoáng Sản: Là những khu vực mà hoạt động khai thác khoáng sản hoàn toàn bị cấm.Khu Vực Tạm Thời Cấm Hoạt Động Khoáng Sản: Những khu vực mà hoạt động khai thác khoáng sản bị cấm tạm thời, có thể liên quan đến bảo vệ môi trường hoặc quy hoạch phát triển.Khu Vực Dự Trữ Khoáng Sản Quốc Gia: Là các khu vực có nguồn khoáng sản quan trọng, được quốc gia dự trữ để sử dụng trong tương lai và đảm bảo an ninh khoáng sản của đất nước.4. Công suất khai thác khoáng sản được xác định như thế nào?Công suất khai thác khoáng sản thường được xác định dựa trên năng lực sản xuất của mỏ hoặc khu vực khai thác. Công suất này có thể biến đổi tùy theo quy mô của hoạt động khai thác và khả năng của thiết bị và công nghệ sử dụng. Để xác định công suất, cần thực hiện đánh giá kỹ thuật và kinh tế của dự án khai thác, đồng thời tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.5.  Quy định về thời gian khai thác khoáng sản là gì?Quy định về thời gian khai thác khoáng sản thường được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản và các quy định pháp luật liên quan. Thời gian này có thể khác nhau tùy theo loại khoáng sản và điều kiện cụ thể của dự án khai thác. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thường đánh giá và xác định thời gian khai thác dựa trên năng lực của mỏ, quy hoạch sử dụng đất, và bảo vệ môi trường. Để khai thác khoáng sản hợp pháp, các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thời gian trong giấy phép và luôn tuân thủ các quy định liên quan của cơ quan quản lý nhà nước.