0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file65003a03d7821-1.jpg

Thủ tục tố cáo bạo hành gia đình Quy trình và hướng dẫn chi tiết


Bạo hành gia đình là gì?

Để hiểu rõ hơn về bạo hành gia đình, chúng ta cần nắm vững khái niệm này. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), bạo hành là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để gây hại cho một cá nhân, một nhóm người, hoặc cộng đồng. Hành vi này có thể dẫn đến tổn thương, nguy cơ tổn thương, tử vong, hoặc tác động đến sự phát triển và tâm lý của người bị hại, cũng như gây ra các hậu quả khác.

Bạo hành gia đình trong Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình năm 2022

Theo quy định của Điều 2 của Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình năm 2022, bạo hành gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, hoặc kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

Khái niệm này tập trung vào hành vi "cố ý của thành viên gia đình" và "gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại". Bạo hành gia đình có thể thể hiện dưới dạng hành động, như việc hành hạ, ngược đãi, đánh đập nạn nhân, hoặc dưới dạng không hành động, như bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh. Những hành vi này thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của nạn nhân và đồng thời tạo ra tổn thương tinh thần.

Vậy bản chất của bạo hành gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm đối với các thành viên khác trong gia đình, đồng thời cản trở quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ gia đình cũng như quyền kết hôn và ly hôn theo quy định của pháp luật.

Thủ tục Tố Cáo Bạo Hành Gia Đình: Bạn Cần Biết Như Thế Nào?

Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng và cần được đối phó kịp thời. Trong trường hợp bạn là người chứng kiến hoặc nạn nhân của bạo hành gia đình, bạn không nên chịu đựng mà cần phải biết thủ tục tố cáo để bảo vệ bản thân và những người khác. Dưới đây là quy trình tố cáo bạo hành gia đình:

Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

“1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.”

Ngoài ra Theo khoản 1 Điều 9 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

“Điều 9. Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình

1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.”

Mức phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình?

Tại khoản 1 Điều 41 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định:

Điều 41. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

“Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
    b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
    b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”

Tuy nhiên, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2.Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. […]”
Như vậy, trên đây là các quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình, hình thức xử lý và mức xử phạt hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

Câu hỏi liên quan

1.  Cách Viết Đơn Tố Cáo Bạo Hành Gia Đình:?

Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp kịp thời. Nếu bạn phát hiện hoặc là nạn nhân của bạo hành gia đình, việc viết đơn tố cáo là một bước quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn. Dưới đây là quy trình viết đơn tố cáo bạo hành gia đình:

Bước 1: Xác định cơ quan giải quyết tố cáo

Đầu tiên, bạn cần ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tố cáo về bạo hành gia đình.

Bước 2: Điền thông tin cá nhân

Ghi tên của bạn (người tố cáo).

Điền nơi cư trú của bạn.

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo

Trình bày một cách chi tiết nội dung tố cáo, bao gồm:

Lý do tố cáo và mục đích của tố cáo.

Diễn biến và hành vi bạo hành, cụ thể là các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian (ví dụ: hành vi xúc phạm, đánh đập).

Xác định những quy định pháp luật bị vi phạm bởi hành vi bạo hành.

Mô tả các hậu quả của hành vi bạo hành đối với bạn hoặc người bị hại.

Yêu cầu cụ thể về việc giải quyết tố cáo (ví dụ: xử lý người bị tố cáo, bồi thường thiệt hại).

Bước 4: Ký và đặt tên đơn tố cáo

Cuối đơn, đừng quên ký và đặt tên đầy đủ của bạn.

Bước 5: Danh mục tài liệu kèm theo

Điều này giúp cho việc điều tra sau này trở nên thuận lợi hơn. Hãy liệt kê các tài liệu và chứng cứ liên quan, bao gồm số đơn tố cáo, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hình ảnh hoặc video chứng minh hành vi bạo hành, và bất kỳ thông tin nào bạn cho là cần thiết.

2. Khi phát hiện có người bạo hành trẻ em, cần xử lý với trường hợp bạo hành ra sao?

Theo đó, cách xử lý với trường hợp trẻ em bị bạo hành, cần căn cứ vào việc nếu hành vi của đối tượng phù hợp với các trường hợp, đủ cấu thành các tội phạm nêu trên thì gia đình có trẻ em bị bạo hành có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an để điều tra làm rõ hành vi.
Hoặc nếu vẫn chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú để trình báo về hành vi bạo hành hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội ở địa phương can thiệp.
Có thể tham khảo thông tin đường dây nóng sau đây:
Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

3. Người chứng kiến cảnh bạo lực gia đình giữa vợ và chồng không ngăn chặn, báo tin hành vi đó có bị xử phạt không?

Theo Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Điều 62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.

4. Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu?

Bạn có thể tố cáo bạo hành gia đình tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo hành, cơ quan Công an hoặc Đồn Biên phòng gần khu vực đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội hoặc tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình qua số điện thoại 111 để nhận sự hỗ trợ và tư vấn.

5. Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình là gì?

Số điện thoại đường dây nóng quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình là 111. Bạn có thể gọi số này để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, và hướng dẫn về cách đối phó với tình huống bạo hành gia đình hoặc để tố cáo các trường hợp bạo hành.

 

avatar
Văn An
471 ngày trước
Thủ tục tố cáo bạo hành gia đình Quy trình và hướng dẫn chi tiết
Bạo hành gia đình là gì?Để hiểu rõ hơn về bạo hành gia đình, chúng ta cần nắm vững khái niệm này. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), bạo hành là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để gây hại cho một cá nhân, một nhóm người, hoặc cộng đồng. Hành vi này có thể dẫn đến tổn thương, nguy cơ tổn thương, tử vong, hoặc tác động đến sự phát triển và tâm lý của người bị hại, cũng như gây ra các hậu quả khác.Bạo hành gia đình trong Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình năm 2022Theo quy định của Điều 2 của Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình năm 2022, bạo hành gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, hoặc kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.Khái niệm này tập trung vào hành vi "cố ý của thành viên gia đình" và "gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại". Bạo hành gia đình có thể thể hiện dưới dạng hành động, như việc hành hạ, ngược đãi, đánh đập nạn nhân, hoặc dưới dạng không hành động, như bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh. Những hành vi này thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của nạn nhân và đồng thời tạo ra tổn thương tinh thần.Vậy bản chất của bạo hành gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm đối với các thành viên khác trong gia đình, đồng thời cản trở quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ gia đình cũng như quyền kết hôn và ly hôn theo quy định của pháp luật.Thủ tục Tố Cáo Bạo Hành Gia Đình: Bạn Cần Biết Như Thế Nào?Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng và cần được đối phó kịp thời. Trong trường hợp bạn là người chứng kiến hoặc nạn nhân của bạo hành gia đình, bạn không nên chịu đựng mà cần phải biết thủ tục tố cáo để bảo vệ bản thân và những người khác. Dưới đây là quy trình tố cáo bạo hành gia đình:Điều 19 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình“1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:a) Gọi điện, nhắn tin;b) Gửi đơn, thư;c) Trực tiếp báo tin.3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.”Ngoài ra Theo khoản 1 Điều 9 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:“Điều 9. Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.”Mức phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình?Tại khoản 1 Điều 41 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định:“Điều 41. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:“Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đìnhPhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”Tuy nhiên, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:“1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.2.Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. […]”Như vậy, trên đây là các quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình, hình thức xử lý và mức xử phạt hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình.Câu hỏi liên quan1.  Cách Viết Đơn Tố Cáo Bạo Hành Gia Đình:?Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp kịp thời. Nếu bạn phát hiện hoặc là nạn nhân của bạo hành gia đình, việc viết đơn tố cáo là một bước quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn. Dưới đây là quy trình viết đơn tố cáo bạo hành gia đình:Bước 1: Xác định cơ quan giải quyết tố cáoĐầu tiên, bạn cần ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tố cáo về bạo hành gia đình.Bước 2: Điền thông tin cá nhânGhi tên của bạn (người tố cáo).Điền nơi cư trú của bạn.Bước 3: Trình bày nội dung tố cáoTrình bày một cách chi tiết nội dung tố cáo, bao gồm:Lý do tố cáo và mục đích của tố cáo.Diễn biến và hành vi bạo hành, cụ thể là các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian (ví dụ: hành vi xúc phạm, đánh đập).Xác định những quy định pháp luật bị vi phạm bởi hành vi bạo hành.Mô tả các hậu quả của hành vi bạo hành đối với bạn hoặc người bị hại.Yêu cầu cụ thể về việc giải quyết tố cáo (ví dụ: xử lý người bị tố cáo, bồi thường thiệt hại).Bước 4: Ký và đặt tên đơn tố cáoCuối đơn, đừng quên ký và đặt tên đầy đủ của bạn.Bước 5: Danh mục tài liệu kèm theoĐiều này giúp cho việc điều tra sau này trở nên thuận lợi hơn. Hãy liệt kê các tài liệu và chứng cứ liên quan, bao gồm số đơn tố cáo, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hình ảnh hoặc video chứng minh hành vi bạo hành, và bất kỳ thông tin nào bạn cho là cần thiết.2. Khi phát hiện có người bạo hành trẻ em, cần xử lý với trường hợp bạo hành ra sao?Theo đó, cách xử lý với trường hợp trẻ em bị bạo hành, cần căn cứ vào việc nếu hành vi của đối tượng phù hợp với các trường hợp, đủ cấu thành các tội phạm nêu trên thì gia đình có trẻ em bị bạo hành có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an để điều tra làm rõ hành vi.Hoặc nếu vẫn chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú để trình báo về hành vi bạo hành hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội ở địa phương can thiệp.Có thể tham khảo thông tin đường dây nóng sau đây:Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 1113. Người chứng kiến cảnh bạo lực gia đình giữa vợ và chồng không ngăn chặn, báo tin hành vi đó có bị xử phạt không?Theo Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CPĐiều 62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đìnhPhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.4. Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu?Bạn có thể tố cáo bạo hành gia đình tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo hành, cơ quan Công an hoặc Đồn Biên phòng gần khu vực đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội hoặc tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình qua số điện thoại 111 để nhận sự hỗ trợ và tư vấn.5. Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình là gì?Số điện thoại đường dây nóng quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình là 111. Bạn có thể gọi số này để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, và hướng dẫn về cách đối phó với tình huống bạo hành gia đình hoặc để tố cáo các trường hợp bạo hành.