0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file63480248120ec-tải-xuống.jpg.webp

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Đặt vấn đề

Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã đặt ra những thách thức chưa từng có, những ảnh hưởng của đại dịch trên toàn thế giới là thiệt hại về sinh mạnh, sức khỏe con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với quốc gia có dịch bệnh, việc truyền bá thông tin sai lệch,... Sự bất ổn về kinh tế thể hiện ở việc suy giảm các hoạt động kinh tế, sản xuất và dịch vụ bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc hạn chế đi lại của người dân, tác động mạnh mẽ đến tình hình lao động và việc làm, làm xáo trộn thị trường lao động, hàng triệu người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thất nghiệp, phải nghỉ phép, luân chuyển, giảm giờ làm, giảm thu nhập,.. Quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng sâu sắc, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải đặt ra những giải pháp tối ưu để bảo vệ người lao động. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp lúc này càng thể hiện rõ vai trò trong việc bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc là do dịch bệnh và giúp họ sớm trở lại thị trường lao động. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, những chính sách bảo hiểm thất nghiệp dần bộc lộ những điểm bất cập từ đối tượng lao động đến điều kiện, trình tự tham gia, mức hưởng,... Do vậy, trong bối cảnh mới, cần có những chính sách kịp thời và phù hợp để bảo vệ người lao động trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

Từ khóa: Bảo hiểm thất nghiệp, Anh sinh xã hội, Covid-19

1. Thực trạng quy định pháp luật về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19

Kể từ khi ban hành cho đến nay, nhất là trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, BHTN đã thể hiện vai trò quan trọng cũng như khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống ASXH của nước ta với những thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ thất nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào thực tiễn thực hiện thì chính sách BHTN vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như bất cập trong thực tiễn thực hiện, đặc biệt là việc thực thi pháp luật BHTN trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19

Theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là những người là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc, giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Luật Việc làm đã chỉ rõ những đối tượng cụ thể được tham gia bảo hiểm thất nghiệp và những trường hợp loại trừ không được tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ đã kịp thời ban hành những nghị định quy định chi tiết những đối tượng cụ thể, tuy nhiên, quy định về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 còn bỏ sót một số đối tượng cần được hỗ trợ đó là những người lao động bị mất việc làm vào thời điểm trước ngày 30/09/2020 do tác động của dịch bệnh. Theo căn cứ tại mục 1a Phần II Nghị quyết 116/NQ-CP quy định: “NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30-9-2021 (không bao gồm NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên”. Như vậy, xuất phát từ những bối cảnh lịch sử mới thì Nhà nước đã ban hành những chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ người lao động một cách tối ưu nhất, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được khắc phục và giải quyết kịp thời. 

1.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19

Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật quy định bốn điều kiện cụ thể như sau: Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian mà pháp luật quy định tùy theo loại hợp đồng lao động; Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm; Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Luật Việc làm đã quy định cụ thể từng điều kiện, giúp cho việc thực thi pháp luật được tiến hành nhanh chóng, người lao động cũng nắm rõ được các quy định của pháp luật, từ đó, làm cho pháp luật được thực thi trong thực tiễn. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra, trong các quy định về điều kiện hưởng được thực hiện một cách khá cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt, điển hình như: trong khi những người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp 11 tháng nhưng lại bị mất việc do dịch bệnh thì cũng không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp; hay trường hợp người lao động bị sa thải không thuộc nhóm đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp dẫn đến tình trạng “ lách luật” để được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp,... Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những sự thay đổi phù hợp để có thể bảo vệ một cách tối ưu quyền lợi của tất cả những người lao động, tránh trường hợp bỏ lại những người lao động khó khăn đang cần được giúp đỡ. 

1.3. Các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Chế độ trợ cấp thất nghiệp; Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Chế độ học nghề; Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Nhìn chung, các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của thực tiễn, nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số điểm bất cập đáng lưu tâm như sau: 

Thứ nhất, về chế độ trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 thì “Mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp”. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 (kể từ 27/4/2021), Chính phủ đã quyết định ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP, NLĐ có thể đề nghị hưởng hỗ trợ bằng cách trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua ứng dụng VssID-BHXH số. Với mức hỗ trợ từ 1.800.000 đồng/người đến 3.300.000 đồng/người. Về thời gian hưởng thì được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng TCTN được tính dựa trên cơ sở số tháng đã đóng BHTN. Tuy nhiên, việc hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ của theo quy định của Nghị quyết 116/NQ-CP trong giai đoạn dịch bệnh thì NLĐ được hưởng hỗ trợ chỉ được hưởng khoản trợ cấp một lần mà không được hàng tháng giống như việc đóng BHTN. Đối với thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, theo Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy 30 định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN quy định cụ thể về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về cơ bản, quy định mới về hồ sơ đề nghị hưởng TCTN đã phù hợp hơn với NLĐ, so với quy định trước đây đã giảm bớt một số điểm bất cập, chẳng hạn như hợp nhất 2 bước đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ thành một giúp cho NLĐ có đủ thời gian để hoàn thiện hồ sơ quy định về trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ xin trợ cấp. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể chỉ ra một số điểm không nhất quán, ví dụ như việc không đồng nhất về thời điểm bắt đầu hưởng trợ cấp (tính từ ngày 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ) với thời hạn giải quyết hồ sơ và ra quyết định hưởng trợ cấp cho NLĐ (thời hạn 20 ngày làm việc), do vậy, thời điểm bắt đầu được hưởng nên được tính sau khi đã có quyết định hưởng trợ cấp.

Thứ hai, về chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, người lao động thất nghiệp khi đáp ứng được những điều kiện nhất định sẽ được hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm ở tỉnh tư vấn và giới thiệu. Thông qua chế độ này, những người lao động có nhu cầu việc làm sẽ được kết nối với những người lao động đang có nhu cầu tuyển dụng và thông qua chế độ này, vấn đề việc làm về cơ bản được giải quyết, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội của nước ta. Tuy nhiên, pháp luật vẫn thiếu quy định về sự phối hợp liên kết giữa người lao động và Trung tâm dịch vụ việc làm dẫn đến hiệu quả của cơ chế này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.

Thứ ba, về chế độ học nghề, khi người lao động thất nghiệp đáp ứng được nhưng điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm năm 2013, có thể thấy nhà nước rất quan tâm về vấn đề hỗ trợ học nghề trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg tăng mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN để thay thế cho mức hỗ trợ học nghề tại quy định trước đây, với mong muốn NLĐ có thể nâng cao chất lượng trình độ và tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, thời gian đào tạo được hỗ trợ theo quy định nhiều nhất 6 tháng là quá ngắn đối với một số ngành nghề dẫn đến tình trạng NLĐ không đủ thời gian học trọn vẹn một nghề mới hoặc nâng cao trình độ hiện có, mức hỗ trợ học nghề tuy đã được tăng lên nhưng so với mặt bằng chung của xã hội thì vẫn còn thấp, nếu phí học nghề vượt quá mức hỗ trợ thì họ lại phải bỏ tiền túi đền bù thêm. Điều này tạo thêm gánh nặng cho NLĐ khi họ phải chi trả thêm một khoản tiền để hoàn thành khóa học nghề sau khi họ đã bị mất việc làm. 

Thứ tư, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra thì điều kiện được hỗ trợ chế độ này quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TT về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì NSDLĐ sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ nếu đáp ứng đủ bốn điều kiện sau: NSDLĐ phải đóng đủ BHTN cho NLĐ; NSDLĐ phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; NSDLĐ có doanh thu của Quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; NSDLĐ có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Nhìn chung những quy định này đã mang ý nghĩa thiết thực, kịp thời hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và đáp ứng được nguyện vọng của cả NLĐ và NSDLĐ. Đây là một biện pháp duy trì việc làm khi NSDLĐ rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ mất việc làm của NLĐ. Không những vậy, nó mang tính chất căn cơ và dài hạn trong việc giúp NLĐ tránh tình trạng thất nghiệp một cách quá nhanh. 

1.4.          Quỹ BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19

Quỹ BHTN là một quỹ tài chính tập trung và độc lập nằm ngoài Ngân sách Nhà nước, hình thành từ các khoản đóng của người lao động, người sử dụng lao động và khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng, Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN, Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHTN và nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm: Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật về Quỹ BHTN vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, quá trình thực tiễn thực hiện vẫn còn tồn tại một vài bất cập. Điều này làm cho quá trình thực thi pháp luật cũng như việc đảm bảo đời sống, đảm bảo quyền lợi của NLĐ nói riêng và người dân nói chung chưa toàn diện, điển hình có thể nói đến:

Thứ nhất, đối với tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, khi mà cần thay đổi mức đóng theo hướng tăng lên đối với mức đóng của NSDLĐ để giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước trong việc hỗ trợ và Quỹ BHTN, cũng như đảm bảo sự công bằng về tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ.

Thứ hai, về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với Quỹ BHTN. Trong và sau giai đoạn dịch bệnh, Nhà nước cần khắc phục nhiều vấn đề từ kinh tế cho đến xã hội cần nhiều Ngân sách Nhà nước. Điều này dẫn đến một bộ phận đông đảo người nông dân gặp nhiều rủi ro về mùa màng, hay một số đối tượng khác lại không được hưởng trợ cấp này. Do đó không công bằng trong việc sử dụng Ngân sách nhà nước, cũng như quy định đối với việc hỗ trợ thường xuyên của Nhà nước đối với Quỹ BHTN.

Thứ ba, vấn đề quản lý và đầu tư để phát triển Quỹ. Việc đầu tư và quản lý đầu tư Quỹ diễn ra chưa được đảm bảo và cũng chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư. Điều này khiến một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của việc đầu tư phát triển Quỹ nhằm trục lợi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các đối tượng tham gia.

1.5. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Hiện nay, việc xử lý vi phạm pháp luật về BHTN được pháp luật Việt Nam chủ yếu liên quan đến lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP. Những quy định mới tại Nghị định này so với những quy định trước đây đã có nhiều điểm mới và tiến bộ để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật BHTN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có chiều hướng tăng cao, điển hình như:

         Thứ nhất, tăng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật từ mức 30 triệu đồng lên đến 75 triệu đồng như hiện nay, việc này đã phần nào tạo ra sự răn đe đối với những chủ thể vi phạm, đặc biệt các doanh nghiệp nợ đóng BHTN.

         Thứ hai, bổ sung thêm các hành vi phạm pháp luật về BHTN như NLĐ không thông báo tình hình việc làm, đã tìm được việc làm, đi nghĩa vụ quân sự...; NSDLĐ làm mất mát, hư hỏng và sai lệch thông tin số BHXH; các hành vi vi phạm của các cơ sở đào tạo nghề. Nhìn chung các quy định mới đã đáp ứng các yêu cầu đặt ra của BHTN khi ngày càng có nhiều hình thức vi phạm pháp luật về BHTN xuất hiện và gây mất quyền lợi cho đối tượng tham gia.

         Tuy có những điểm tích cực song những quy định xử lý vi phạm về BHTN vẫn còn những thiếu sót. Vẫn có những hành vi vi phạm về BHTN chưa được quy định trong các văn bản pháp luật như hành vi sử dụng sai quỹ BHTN của NSDLĐ hay hành vi sai phạm trong việc quản lý Quỹ của cơ quan BHXH... Bên cạnh đó, việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về BHTN được quy định chung trong xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH nói chung như hiện nay là không phù hợp với đặc thù của BHTN.

2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp

Chính sách BHTN từ khi ra đời và đi vào thực tiễn hoạt động về cơ bản đã đáp ứng được một phần nguyện vọng của NLĐ khi bị mất việc làm, tuy nhiên chính sách này vẫn còn những điểm bất cập trong quy định của pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về BHTN còn chưa đảm bảo được quyền lợi tối ưu cho NLĐ, từ các quy định pháp luật cho đến quá trình thực hiện những quy định này trong thực tiễn đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay. Do vậy, yêu cầu hoàn thiện là yêu cầu cấp thiết để giúp chính sách này ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trong cuộc sống của người dân.

Trong tình hình bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật về BHTN trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Cần hoàn thiện pháp luật về chế độ BHTN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong khi dịch bệnh diễn ra phức tạp và mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Hoàn thiện pháp luật về BHTN phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để tạo niềm tin cho người dân cũng như nhà nước có quyền quản lý một cách hệ thống và hợp lý. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với chính sách An sinh xã hội quốc gia, ngoài ra hoàn thiện pháp luật BHTN còn cần phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật Bảo hiểm thất nghiệp

Để thực hiện các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật BHTN, cần chú trọng thực hiện một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như sau:

Thứ nhất, về đề xuất hoàn thiện pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHTN đối với một số đối tượng nhất định như: những NLĐ có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm có thời hạn dưới 3 tháng, NLĐ nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, người giúp việc gia đình và xem xét bổ sung đối tượng tham gia BHTN là những người nông dân.

Thứ hai, đề xuất hoàn thiện pháp luật về điều kiện hưởng:  Cần quy định rõ hơn về lý do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm phải hợp pháp và đã đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm và phải được ghi lại trong sổ lao động. Cần bổ sung thêm các trường hợp không được hưởng BHTN một cách cụ thể, chi tiết và lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào để làm căn cứ hưởng TCTN. Việc linh hoạt các điều kiện hưởng BHTN giúp NLĐ bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu, đồng thời giúp cho quá trình quản lý của cơ quan BHTN được dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo ý nghĩa của BHTN đến mọi đối tượng NLĐ

Thứ ba, đề xuất hoàn thiện pháp luật về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Cần bổ sung quy định việc hỗ trợ đột xuất cho người đang hưởng TCTN và đảm bảo mức hỗ trợ thường xuyên cho NLĐ trong các trường hợp gặp rủi ro, gặp những khó khăn về kinh tế. Đối với chế độ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cần quy định chặt chẽ hơn, ngoài ra cần tăng mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ mất việc làm và tăng thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Thứ tư, đề xuất hoàn thiện pháp luật về thủ tục hưởng BHTN: Cần xem xét lại quy định trên và nên điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu hưởng TCTN sẽ được tính ngay sau khi có quyết định hưởng TCTN của Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Điều này sẽ giúp cơ quan thực hiện BHTN cũng như NLĐ sẽ dễ dàng nắm bắt được, tránh gây mất thời gian cũng như thủ tục quá trình. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên xem xét rút ngắn thời gian chi trả tiền TCTN của cơ quan BHXH cho NLĐ từ thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN xuống 02 ngày để NLĐ có thể nhanh chóng có tiền để trang trải cuộc sống, cũng như vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đem lại.

Thứ năm, đề xuất hoàn thiện pháp luật về quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Cần phải có lộ trình cụ thể đối với việc tăng tỷ lệ đóng góp vào Quỹ BHTN của NSDLĐ so với NLĐ. Đối với Nhà nước, cần hạn chế sự hỗ trợ của Nhà nước đối với Quỹ BHTN sau khi chính sách BHTN đã ổn định. Cần phân chia nhiệm vụ cũng như quyền hạn đối với từng cơ quan chuyên trách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cũng như trách nhiệm làm việc. Còn đối với việc sử dụng Quỹ vẫn chưa có quy định nào chỉ rõ chủ thể chịu trách nhiệm và trách nhiệm như thế nào nếu sau khi mang Quỹ BHTN đầu tư nhưng không hiệu quả, thậm chí còn gây tổn thất tài chính cho Quỹ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho Quỹ, phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong việc sử dụng Quỹ BHTN để đầu tư. 

Thứ sáu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp: Cần bổ sung quy định về việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ khi NSDLĐ nợ đóng BHTN hay phá sản và bỏ trốn. Song song với việc này cũng cần có cơ chế giám sát, xử lý chặt chẽ đối với việc đóng BHTN của NSDLĐ cho NLĐ, bổ sung các chế tài đối với các hành vi vi phạm như vi phạm của cơ quan BHXH trong việc quản lý và sử dụng quỹ BHTN sai mục đích; hành vi thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; hành vi trục lợi từ số tiền hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; hành vi sách nhiễu gây khó khăn của các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc giải quyết các chế độ BHTN. Ngoài ra, việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTN cũng cần được bổ sung. 

Đi đôi với những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHTN, cần thực hiện một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật BHTN cho người dân nói chung, NLĐ nói riêng và tăng cường công tác hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải thích pháp luật về BHTN. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và tăng cường công tác hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải thích pháp luật về BHTN cần thực hiện một cách đồng bộ, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHTN cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành như các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng, cơ quan quản lý nhà nước về Lao động... đặc biệt là phía tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức NSDLĐ cần tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật vì đây là những chủ thể có quan hệ mật thiết với NLĐ, để họ hiểu quyền và lợi ích khi tham gia BHTN, được hướng dẫn về các quy trình, thủ tục, điều kiện hưởng BHTN

Hai là, hoàn thiện bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động BHTN: Trong công tác quản lý cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có liên quan để hoàn thành công tác quản lý một cách tối ưu. Mỗi cán bộ quản lý cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ người lao động, thường xuyên có những lớp tập huấn định kỳ hàng năm, các lớp đào tạo ngắn hạn, tổng kết công tác thực tiễn để rút kinh nghiệm và biểu dương cán bộ tiêu biểu, có thành tích xuất sắc,...

Ba là, nâng cao công tác quản lý và thực hiện các chế độ BHTN bằng những phương pháp như: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHTN, bổ sung nguồn cán bộ chuyên phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn riêng, không ngừng cải cách các thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện những bất cập để sửa đổi kịp thời,...

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ BHTN, tạo cơ chế xử lý đủ mạnh để xử lý vi phạm về BHTN để đảm bảo cho chính sách BHTN phát huy được vai trò bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong các quy định của BHTN, tìm ra những sai phạm, đồng thời cũng giúp cho các bên trong hoạt động BHTN có trách nhiệm hơn trong phạm vi quyền hạn của mình, từ đó kịp thời có biện pháp khắc phục và ngăn chặn sự tái phạm. 

2.      Kết luận

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách quan trọng của hệ thống An sinh xã hội, thể hiện tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chính là một giải pháp hàng đầu giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, hỗ trợ người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Thấy được tầm quan trọng và vai trò to lớn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, việc nắm bắt được những bất cập hiện hành, đưa ra những ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp là công tác thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mỗi công dân. Từ việc hoàn thiện về chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ góp phần đảm bảo dân sinh, xây dựng xã hội công bằng, văn minh và phát triển.

avatar
ĐOÀN MINH TOÀN
802 ngày trước
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊĐặt vấn đềDịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã đặt ra những thách thức chưa từng có, những ảnh hưởng của đại dịch trên toàn thế giới là thiệt hại về sinh mạnh, sức khỏe con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với quốc gia có dịch bệnh, việc truyền bá thông tin sai lệch,... Sự bất ổn về kinh tế thể hiện ở việc suy giảm các hoạt động kinh tế, sản xuất và dịch vụ bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc hạn chế đi lại của người dân, tác động mạnh mẽ đến tình hình lao động và việc làm, làm xáo trộn thị trường lao động, hàng triệu người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thất nghiệp, phải nghỉ phép, luân chuyển, giảm giờ làm, giảm thu nhập,.. Quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng sâu sắc, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải đặt ra những giải pháp tối ưu để bảo vệ người lao động. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp lúc này càng thể hiện rõ vai trò trong việc bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc là do dịch bệnh và giúp họ sớm trở lại thị trường lao động. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, những chính sách bảo hiểm thất nghiệp dần bộc lộ những điểm bất cập từ đối tượng lao động đến điều kiện, trình tự tham gia, mức hưởng,... Do vậy, trong bối cảnh mới, cần có những chính sách kịp thời và phù hợp để bảo vệ người lao động trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.Từ khóa: Bảo hiểm thất nghiệp, Anh sinh xã hội, Covid-191. Thực trạng quy định pháp luật về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19Kể từ khi ban hành cho đến nay, nhất là trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, BHTN đã thể hiện vai trò quan trọng cũng như khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống ASXH của nước ta với những thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ thất nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào thực tiễn thực hiện thì chính sách BHTN vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như bất cập trong thực tiễn thực hiện, đặc biệt là việc thực thi pháp luật BHTN trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19Theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là những người là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc, giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Luật Việc làm đã chỉ rõ những đối tượng cụ thể được tham gia bảo hiểm thất nghiệp và những trường hợp loại trừ không được tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ đã kịp thời ban hành những nghị định quy định chi tiết những đối tượng cụ thể, tuy nhiên, quy định về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 còn bỏ sót một số đối tượng cần được hỗ trợ đó là những người lao động bị mất việc làm vào thời điểm trước ngày 30/09/2020 do tác động của dịch bệnh. Theo căn cứ tại mục 1a Phần II Nghị quyết 116/NQ-CP quy định: “NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30-9-2021 (không bao gồm NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên”. Như vậy, xuất phát từ những bối cảnh lịch sử mới thì Nhà nước đã ban hành những chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ người lao động một cách tối ưu nhất, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được khắc phục và giải quyết kịp thời. 1.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật quy định bốn điều kiện cụ thể như sau: Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Người lao động phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian mà pháp luật quy định tùy theo loại hợp đồng lao động; Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm; Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Luật Việc làm đã quy định cụ thể từng điều kiện, giúp cho việc thực thi pháp luật được tiến hành nhanh chóng, người lao động cũng nắm rõ được các quy định của pháp luật, từ đó, làm cho pháp luật được thực thi trong thực tiễn. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra, trong các quy định về điều kiện hưởng được thực hiện một cách khá cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt, điển hình như: trong khi những người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp 11 tháng nhưng lại bị mất việc do dịch bệnh thì cũng không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp; hay trường hợp người lao động bị sa thải không thuộc nhóm đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp dẫn đến tình trạng “ lách luật” để được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp,... Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những sự thay đổi phù hợp để có thể bảo vệ một cách tối ưu quyền lợi của tất cả những người lao động, tránh trường hợp bỏ lại những người lao động khó khăn đang cần được giúp đỡ. 1.3. Các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Chế độ trợ cấp thất nghiệp; Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Chế độ học nghề; Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Nhìn chung, các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của thực tiễn, nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số điểm bất cập đáng lưu tâm như sau: Thứ nhất, về chế độ trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 thì “Mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp”. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 (kể từ 27/4/2021), Chính phủ đã quyết định ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP, NLĐ có thể đề nghị hưởng hỗ trợ bằng cách trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua ứng dụng VssID-BHXH số. Với mức hỗ trợ từ 1.800.000 đồng/người đến 3.300.000 đồng/người. Về thời gian hưởng thì được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, thời gian hưởng TCTN được tính dựa trên cơ sở số tháng đã đóng BHTN. Tuy nhiên, việc hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ của theo quy định của Nghị quyết 116/NQ-CP trong giai đoạn dịch bệnh thì NLĐ được hưởng hỗ trợ chỉ được hưởng khoản trợ cấp một lần mà không được hàng tháng giống như việc đóng BHTN. Đối với thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, theo Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy 30 định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN quy định cụ thể về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về cơ bản, quy định mới về hồ sơ đề nghị hưởng TCTN đã phù hợp hơn với NLĐ, so với quy định trước đây đã giảm bớt một số điểm bất cập, chẳng hạn như hợp nhất 2 bước đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ thành một giúp cho NLĐ có đủ thời gian để hoàn thiện hồ sơ quy định về trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ xin trợ cấp. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể chỉ ra một số điểm không nhất quán, ví dụ như việc không đồng nhất về thời điểm bắt đầu hưởng trợ cấp (tính từ ngày 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ) với thời hạn giải quyết hồ sơ và ra quyết định hưởng trợ cấp cho NLĐ (thời hạn 20 ngày làm việc), do vậy, thời điểm bắt đầu được hưởng nên được tính sau khi đã có quyết định hưởng trợ cấp.Thứ hai, về chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, người lao động thất nghiệp khi đáp ứng được những điều kiện nhất định sẽ được hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm ở tỉnh tư vấn và giới thiệu. Thông qua chế độ này, những người lao động có nhu cầu việc làm sẽ được kết nối với những người lao động đang có nhu cầu tuyển dụng và thông qua chế độ này, vấn đề việc làm về cơ bản được giải quyết, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội của nước ta. Tuy nhiên, pháp luật vẫn thiếu quy định về sự phối hợp liên kết giữa người lao động và Trung tâm dịch vụ việc làm dẫn đến hiệu quả của cơ chế này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.Thứ ba, về chế độ học nghề, khi người lao động thất nghiệp đáp ứng được nhưng điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm năm 2013, có thể thấy nhà nước rất quan tâm về vấn đề hỗ trợ học nghề trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg tăng mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN để thay thế cho mức hỗ trợ học nghề tại quy định trước đây, với mong muốn NLĐ có thể nâng cao chất lượng trình độ và tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, thời gian đào tạo được hỗ trợ theo quy định nhiều nhất 6 tháng là quá ngắn đối với một số ngành nghề dẫn đến tình trạng NLĐ không đủ thời gian học trọn vẹn một nghề mới hoặc nâng cao trình độ hiện có, mức hỗ trợ học nghề tuy đã được tăng lên nhưng so với mặt bằng chung của xã hội thì vẫn còn thấp, nếu phí học nghề vượt quá mức hỗ trợ thì họ lại phải bỏ tiền túi đền bù thêm. Điều này tạo thêm gánh nặng cho NLĐ khi họ phải chi trả thêm một khoản tiền để hoàn thành khóa học nghề sau khi họ đã bị mất việc làm. Thứ tư, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra thì điều kiện được hỗ trợ chế độ này quy định tại Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TT về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì NSDLĐ sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ nếu đáp ứng đủ bốn điều kiện sau: NSDLĐ phải đóng đủ BHTN cho NLĐ; NSDLĐ phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; NSDLĐ có doanh thu của Quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; NSDLĐ có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Nhìn chung những quy định này đã mang ý nghĩa thiết thực, kịp thời hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và đáp ứng được nguyện vọng của cả NLĐ và NSDLĐ. Đây là một biện pháp duy trì việc làm khi NSDLĐ rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ mất việc làm của NLĐ. Không những vậy, nó mang tính chất căn cơ và dài hạn trong việc giúp NLĐ tránh tình trạng thất nghiệp một cách quá nhanh. 1.4.          Quỹ BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19Quỹ BHTN là một quỹ tài chính tập trung và độc lập nằm ngoài Ngân sách Nhà nước, hình thành từ các khoản đóng của người lao động, người sử dụng lao động và khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng, Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN, Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHTN và nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm: Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.Quy định của pháp luật về Quỹ BHTN vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, quá trình thực tiễn thực hiện vẫn còn tồn tại một vài bất cập. Điều này làm cho quá trình thực thi pháp luật cũng như việc đảm bảo đời sống, đảm bảo quyền lợi của NLĐ nói riêng và người dân nói chung chưa toàn diện, điển hình có thể nói đến:Thứ nhất, đối với tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, khi mà cần thay đổi mức đóng theo hướng tăng lên đối với mức đóng của NSDLĐ để giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước trong việc hỗ trợ và Quỹ BHTN, cũng như đảm bảo sự công bằng về tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ.Thứ hai, về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với Quỹ BHTN. Trong và sau giai đoạn dịch bệnh, Nhà nước cần khắc phục nhiều vấn đề từ kinh tế cho đến xã hội cần nhiều Ngân sách Nhà nước. Điều này dẫn đến một bộ phận đông đảo người nông dân gặp nhiều rủi ro về mùa màng, hay một số đối tượng khác lại không được hưởng trợ cấp này. Do đó không công bằng trong việc sử dụng Ngân sách nhà nước, cũng như quy định đối với việc hỗ trợ thường xuyên của Nhà nước đối với Quỹ BHTN.Thứ ba, vấn đề quản lý và đầu tư để phát triển Quỹ. Việc đầu tư và quản lý đầu tư Quỹ diễn ra chưa được đảm bảo và cũng chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư. Điều này khiến một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của việc đầu tư phát triển Quỹ nhằm trục lợi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các đối tượng tham gia.1.5. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19Hiện nay, việc xử lý vi phạm pháp luật về BHTN được pháp luật Việt Nam chủ yếu liên quan đến lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP. Những quy định mới tại Nghị định này so với những quy định trước đây đã có nhiều điểm mới và tiến bộ để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật BHTN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có chiều hướng tăng cao, điển hình như:         Thứ nhất, tăng mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật từ mức 30 triệu đồng lên đến 75 triệu đồng như hiện nay, việc này đã phần nào tạo ra sự răn đe đối với những chủ thể vi phạm, đặc biệt các doanh nghiệp nợ đóng BHTN.         Thứ hai, bổ sung thêm các hành vi phạm pháp luật về BHTN như NLĐ không thông báo tình hình việc làm, đã tìm được việc làm, đi nghĩa vụ quân sự...; NSDLĐ làm mất mát, hư hỏng và sai lệch thông tin số BHXH; các hành vi vi phạm của các cơ sở đào tạo nghề. Nhìn chung các quy định mới đã đáp ứng các yêu cầu đặt ra của BHTN khi ngày càng có nhiều hình thức vi phạm pháp luật về BHTN xuất hiện và gây mất quyền lợi cho đối tượng tham gia.         Tuy có những điểm tích cực song những quy định xử lý vi phạm về BHTN vẫn còn những thiếu sót. Vẫn có những hành vi vi phạm về BHTN chưa được quy định trong các văn bản pháp luật như hành vi sử dụng sai quỹ BHTN của NSDLĐ hay hành vi sai phạm trong việc quản lý Quỹ của cơ quan BHXH... Bên cạnh đó, việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về BHTN được quy định chung trong xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH nói chung như hiện nay là không phù hợp với đặc thù của BHTN.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệpChính sách BHTN từ khi ra đời và đi vào thực tiễn hoạt động về cơ bản đã đáp ứng được một phần nguyện vọng của NLĐ khi bị mất việc làm, tuy nhiên chính sách này vẫn còn những điểm bất cập trong quy định của pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về BHTN còn chưa đảm bảo được quyền lợi tối ưu cho NLĐ, từ các quy định pháp luật cho đến quá trình thực hiện những quy định này trong thực tiễn đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay. Do vậy, yêu cầu hoàn thiện là yêu cầu cấp thiết để giúp chính sách này ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trong cuộc sống của người dân.Trong tình hình bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật về BHTN trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Cần hoàn thiện pháp luật về chế độ BHTN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong khi dịch bệnh diễn ra phức tạp và mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Hoàn thiện pháp luật về BHTN phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để tạo niềm tin cho người dân cũng như nhà nước có quyền quản lý một cách hệ thống và hợp lý. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với chính sách An sinh xã hội quốc gia, ngoài ra hoàn thiện pháp luật BHTN còn cần phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.3. Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật Bảo hiểm thất nghiệpĐể thực hiện các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật BHTN, cần chú trọng thực hiện một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như sau:Thứ nhất, về đề xuất hoàn thiện pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHTN đối với một số đối tượng nhất định như: những NLĐ có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm có thời hạn dưới 3 tháng, NLĐ nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, người giúp việc gia đình và xem xét bổ sung đối tượng tham gia BHTN là những người nông dân.Thứ hai, đề xuất hoàn thiện pháp luật về điều kiện hưởng:  Cần quy định rõ hơn về lý do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm phải hợp pháp và đã đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm và phải được ghi lại trong sổ lao động. Cần bổ sung thêm các trường hợp không được hưởng BHTN một cách cụ thể, chi tiết và lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào để làm căn cứ hưởng TCTN. Việc linh hoạt các điều kiện hưởng BHTN giúp NLĐ bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu, đồng thời giúp cho quá trình quản lý của cơ quan BHTN được dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo ý nghĩa của BHTN đến mọi đối tượng NLĐThứ ba, đề xuất hoàn thiện pháp luật về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Cần bổ sung quy định việc hỗ trợ đột xuất cho người đang hưởng TCTN và đảm bảo mức hỗ trợ thường xuyên cho NLĐ trong các trường hợp gặp rủi ro, gặp những khó khăn về kinh tế. Đối với chế độ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cần quy định chặt chẽ hơn, ngoài ra cần tăng mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ mất việc làm và tăng thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Thứ tư, đề xuất hoàn thiện pháp luật về thủ tục hưởng BHTN: Cần xem xét lại quy định trên và nên điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu hưởng TCTN sẽ được tính ngay sau khi có quyết định hưởng TCTN của Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Điều này sẽ giúp cơ quan thực hiện BHTN cũng như NLĐ sẽ dễ dàng nắm bắt được, tránh gây mất thời gian cũng như thủ tục quá trình. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên xem xét rút ngắn thời gian chi trả tiền TCTN của cơ quan BHXH cho NLĐ từ thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN xuống 02 ngày để NLĐ có thể nhanh chóng có tiền để trang trải cuộc sống, cũng như vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đem lại.Thứ năm, đề xuất hoàn thiện pháp luật về quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Cần phải có lộ trình cụ thể đối với việc tăng tỷ lệ đóng góp vào Quỹ BHTN của NSDLĐ so với NLĐ. Đối với Nhà nước, cần hạn chế sự hỗ trợ của Nhà nước đối với Quỹ BHTN sau khi chính sách BHTN đã ổn định. Cần phân chia nhiệm vụ cũng như quyền hạn đối với từng cơ quan chuyên trách nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cũng như trách nhiệm làm việc. Còn đối với việc sử dụng Quỹ vẫn chưa có quy định nào chỉ rõ chủ thể chịu trách nhiệm và trách nhiệm như thế nào nếu sau khi mang Quỹ BHTN đầu tư nhưng không hiệu quả, thậm chí còn gây tổn thất tài chính cho Quỹ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho Quỹ, phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong việc sử dụng Quỹ BHTN để đầu tư. Thứ sáu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp: Cần bổ sung quy định về việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ khi NSDLĐ nợ đóng BHTN hay phá sản và bỏ trốn. Song song với việc này cũng cần có cơ chế giám sát, xử lý chặt chẽ đối với việc đóng BHTN của NSDLĐ cho NLĐ, bổ sung các chế tài đối với các hành vi vi phạm như vi phạm của cơ quan BHXH trong việc quản lý và sử dụng quỹ BHTN sai mục đích; hành vi thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; hành vi trục lợi từ số tiền hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; hành vi sách nhiễu gây khó khăn của các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc giải quyết các chế độ BHTN. Ngoài ra, việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHTN cũng cần được bổ sung. Đi đôi với những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHTN, cần thực hiện một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHTN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật BHTN cho người dân nói chung, NLĐ nói riêng và tăng cường công tác hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải thích pháp luật về BHTN. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và tăng cường công tác hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải thích pháp luật về BHTN cần thực hiện một cách đồng bộ, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHTN cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành như các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng, cơ quan quản lý nhà nước về Lao động... đặc biệt là phía tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức NSDLĐ cần tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật vì đây là những chủ thể có quan hệ mật thiết với NLĐ, để họ hiểu quyền và lợi ích khi tham gia BHTN, được hướng dẫn về các quy trình, thủ tục, điều kiện hưởng BHTNHai là, hoàn thiện bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động BHTN: Trong công tác quản lý cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có liên quan để hoàn thành công tác quản lý một cách tối ưu. Mỗi cán bộ quản lý cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ người lao động, thường xuyên có những lớp tập huấn định kỳ hàng năm, các lớp đào tạo ngắn hạn, tổng kết công tác thực tiễn để rút kinh nghiệm và biểu dương cán bộ tiêu biểu, có thành tích xuất sắc,...Ba là, nâng cao công tác quản lý và thực hiện các chế độ BHTN bằng những phương pháp như: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHTN, bổ sung nguồn cán bộ chuyên phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn riêng, không ngừng cải cách các thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện những bất cập để sửa đổi kịp thời,...Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ BHTN, tạo cơ chế xử lý đủ mạnh để xử lý vi phạm về BHTN để đảm bảo cho chính sách BHTN phát huy được vai trò bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong các quy định của BHTN, tìm ra những sai phạm, đồng thời cũng giúp cho các bên trong hoạt động BHTN có trách nhiệm hơn trong phạm vi quyền hạn của mình, từ đó kịp thời có biện pháp khắc phục và ngăn chặn sự tái phạm. 2.      Kết luậnBảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách quan trọng của hệ thống An sinh xã hội, thể hiện tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chính là một giải pháp hàng đầu giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn, hỗ trợ người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Thấy được tầm quan trọng và vai trò to lớn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, việc nắm bắt được những bất cập hiện hành, đưa ra những ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp là công tác thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mỗi công dân. Từ việc hoàn thiện về chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ góp phần đảm bảo dân sinh, xây dựng xã hội công bằng, văn minh và phát triển.