0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file634913ac09ab8-HS1.jpg.webp

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LÀ GÌ ? PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN ?

Quản lý nhà nước là chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra.

1. Tìm hiểu quy định chung về quản lý nhà nước

Quản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Quản lí tài sản là quá trình quản lí nhà nước bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kì quản lí, liên tục nối tiếp nhau. Quản lí xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể có hoạt động chung.

Chủ thể quản lí nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyển lực nhà nước để quản lí. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lí nhà nước. Đối tượng quản lí nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.

Quản lí nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lí mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản.

 

2. Khái niệm quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội và được phân biệt với những thành viên khác của xã hội thông qua tính phổ biến và tính đơn nhất của cá nhân ấy. Tính phổ biến của cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân là con người, mang hai tính chất chung của con người là tính chất tự nhiên và tính chất xã hội. Cá nhân còn có tính đơn nhất bởi vì mỗi cá nhân có những phẩm chất riêng biệt thể hiện cái “tôi” của cá nhân. Nói tới cái “tôi” của cá nhân tức là nói đến nhân cách riêng của mỗi cá nhân - đó là sự tổng hợp các yếu tố sinh học, tâm lí, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, làm cho cá nhân tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh được mọi hoạt động của mình trong đời sống xã hội.

Bất cứ xã hội nào cũng được cấu thành bởi những con người cụ thể, tức là bởi các cá nhân cụ thể sống trong xã hội đó. Các cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm xã hội, tập đoàn xã hội, cộng đồng xã hội khác nhau (ví dụ: gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng...) và có quan hệ chặt chẽ với các tập thể xã hội đó. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội là quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội, mà giữa hai lợi ích này vừa có sự thống nhất vừa có mâu thuẫn. Có mâu thuẫn giữa hai lợi ích đó bởi vì mỗi cá nhân, bên cạnh có các lợi ích chung của cả cộng đồng, còn có những lợi ích riêng xuất phát từ nhiều nhu cầu khác nhau và các lợi ích riêng đó có thể chính đáng, phù họp với thuần phong mĩ tục của dân tộc và đạo đức xã hội, cũng có thể không chính đáng, đối lập với lợi ích chung và đạo đức xã hội. Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ giữa cá nhân với xã hội luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển và sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác.

Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước so với thị tộc trong xã hội cộng sản nguyên thủy mà Ph. Ăngghen nêu ra trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (năm 1884), là nhà nước phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ, không phân biệt huyết thống, tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, địa vị xã hội, giới tính... Điều đó chứng tỏ rằng, kể từ khi nhà nước ra đời thì quan hệ giữa nhà nước với dân cư thuộc quyền quản lí của nhà nước đã hình thành. Điều đó cũng có nghĩa là, kể từ khi nhà nước ra đời thì quan hệ giữa nhà nước với cá nhân cũng được hình thành.

Xét về nguồn gốc và bản chất của nhà nước thì nhà nước nảy sinh từ xã hội có giai cấp, cho nên nó vừa mang tính chất giai cấp (hay tính chất chính trị) vừa mang tính chất xã hội sâu sắc. Tính chất xã hội của nhà nước thể hiện rõ rệt trong mối quan hệ lệ thuộc vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước tồn tại và phát triển trong lòng xã hội, chịu sự chi phối của xã hội; ngược lại, xã hội cũng chịu tác động và sự ảnh hưởng trực tiếp từ nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực điều hành xã hội, quản lí xã hội bằng pháp luật. Xã hội là một cộng đồng những cá nhân, do vậy, thực chất của quan hệ giữa nhà nước với xã hội là quan hệ giữa tổ chức quyền lực chính trị với các cá nhân chịu sự tác động của tổ chức quyền lực chính trị ấy.

Từ những trình bày ở trên có thể định nghĩa, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là sự liên hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa tổ chức quyền lực chính trị với những con người cụ thể chịu sự tác động của quyền lực ấy.

 

3. Nội dung của quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

Nội dung của mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân thể hiện ở sự tác động của nhà nước tới cá nhân và sự tác động của cá nhân tới nhà nước.

 

- Sự tác động của nhà nước tới cá nhân

Thực chất của sự tác động của nhà nước tới cá nhân là sự tác động của quyền lực nhà nước tới đối tượng của mình. Một trong những đặc trưng chủ yếu của nhà nước là nhà nước thiết lập và thực thi quyền lực công khai bao trùm lên toàn xã hội. Quyền lực nhà nước tác động tới mọi cá nhân trong xã hội thông qua bộ máy nhà nước và bằng các hoạt động của nhà nước trong xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, nhà nước chuyển ý chí, lợi ích, nguyện vọng của mình thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân trong xã hội khi các cá nhân đó ở vào điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà nhà nước đã dự liệu từ trước. Nội dung của pháp luật luôn xác định những hành vi mà cá nhân được thực hiện, không được thực hiện và phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích và yêu cầu của nhà nước, của xã hội...; quy định những biện pháp tác động của nhà nước đối với những cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp luật.

Để pháp luật của nhà nước được tôn trọng và thực hiện đầy đủ trong xã hội thì nhà nước còn phải tiến hành tổ chức cho mọi cá nhân thực hiện pháp luật thông qua việc huy động sức người, sức của để đưa pháp luật vào cuộc sống; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân để họ hiểu được pháp luật mà làm theo pháp luật.

Sự tác động của quyền lực nhà nước tới cá nhân còn được thể hiện thông qua hoạt động của nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân. Thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân vi phạm pháp luật, nhà nước vừa bắt buộc cá nhân vi phạm phải gánh chịu những tổn thất nhất định về vật chất, tinh thần, vừa giáo dục, răn đe, phòng ngừa chính cá nhân đã vi phạm và các cá nhân khác chưa vi phạm pháp luật, đồng thời khôi phục lại pháp luật như trước đây.

 

- Sự tác động của cá nhân tới nhà nước

Với tư cách là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước, cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật. Tuy vậy, cá nhân không chịu sự tác động của quyền lực nhà nước một cách thụ động mà cũng tác động trở lại tới quyền lực nhà nước. Sự tác động đó có thể diễn ra một cách tích cực hoặc tiêu cực.

Sự tác động tích cực của cá nhân tới nhà nước diễn ra khỉ chính sách, pháp luật của nhà nước phản ánh được ý chí, lợi ích, nguyện vọng của tất cả các cá nhân hoặc chí ít là đa số các cá nhân trong xã hội. Trong trường hợp này, cá nhân luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà nước một cách chủ động, tự giác và sáng tạo dưới các hình thức như: kiến nghị về cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước; thảo luận, phản biện chính sách, pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật và bảo vệ chính sách, pháp luật; tham gia quản lí nhà nước và xã hội...

Một khi chính sách, pháp luật của nhà nước không phù hợp với ý chí, lợi ích, nguyện vọng của tất cả các cá nhân hoặc số đông cá nhân frong xã hội thì cá nhân sẽ tác động tiêu cực tới nhà nước và chính sách, pháp luật của nhà nước, tìm mọi cách chống đoi nhà nước và chính sách, pháp luật của nhà nước.

 

avatar
Mai Ly Ly
830 ngày trước
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LÀ GÌ ? PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN ?
Quản lý nhà nước là chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra.1. Tìm hiểu quy định chung về quản lý nhà nướcQuản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.Quản lí tài sản là quá trình quản lí nhà nước bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kì quản lí, liên tục nối tiếp nhau. Quản lí xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể có hoạt động chung.Chủ thể quản lí nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyển lực nhà nước để quản lí. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lí nhà nước. Đối tượng quản lí nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.Quản lí nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lí mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản. 2. Khái niệm quan hệ giữa nhà nước và cá nhânCá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội và được phân biệt với những thành viên khác của xã hội thông qua tính phổ biến và tính đơn nhất của cá nhân ấy. Tính phổ biến của cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân là con người, mang hai tính chất chung của con người là tính chất tự nhiên và tính chất xã hội. Cá nhân còn có tính đơn nhất bởi vì mỗi cá nhân có những phẩm chất riêng biệt thể hiện cái “tôi” của cá nhân. Nói tới cái “tôi” của cá nhân tức là nói đến nhân cách riêng của mỗi cá nhân - đó là sự tổng hợp các yếu tố sinh học, tâm lí, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, làm cho cá nhân tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh được mọi hoạt động của mình trong đời sống xã hội.Bất cứ xã hội nào cũng được cấu thành bởi những con người cụ thể, tức là bởi các cá nhân cụ thể sống trong xã hội đó. Các cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm xã hội, tập đoàn xã hội, cộng đồng xã hội khác nhau (ví dụ: gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng...) và có quan hệ chặt chẽ với các tập thể xã hội đó. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội là quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội, mà giữa hai lợi ích này vừa có sự thống nhất vừa có mâu thuẫn. Có mâu thuẫn giữa hai lợi ích đó bởi vì mỗi cá nhân, bên cạnh có các lợi ích chung của cả cộng đồng, còn có những lợi ích riêng xuất phát từ nhiều nhu cầu khác nhau và các lợi ích riêng đó có thể chính đáng, phù họp với thuần phong mĩ tục của dân tộc và đạo đức xã hội, cũng có thể không chính đáng, đối lập với lợi ích chung và đạo đức xã hội. Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ giữa cá nhân với xã hội luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển và sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác.Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước so với thị tộc trong xã hội cộng sản nguyên thủy mà Ph. Ăngghen nêu ra trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (năm 1884), là nhà nước phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ, không phân biệt huyết thống, tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, địa vị xã hội, giới tính... Điều đó chứng tỏ rằng, kể từ khi nhà nước ra đời thì quan hệ giữa nhà nước với dân cư thuộc quyền quản lí của nhà nước đã hình thành. Điều đó cũng có nghĩa là, kể từ khi nhà nước ra đời thì quan hệ giữa nhà nước với cá nhân cũng được hình thành.Xét về nguồn gốc và bản chất của nhà nước thì nhà nước nảy sinh từ xã hội có giai cấp, cho nên nó vừa mang tính chất giai cấp (hay tính chất chính trị) vừa mang tính chất xã hội sâu sắc. Tính chất xã hội của nhà nước thể hiện rõ rệt trong mối quan hệ lệ thuộc vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước tồn tại và phát triển trong lòng xã hội, chịu sự chi phối của xã hội; ngược lại, xã hội cũng chịu tác động và sự ảnh hưởng trực tiếp từ nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực điều hành xã hội, quản lí xã hội bằng pháp luật. Xã hội là một cộng đồng những cá nhân, do vậy, thực chất của quan hệ giữa nhà nước với xã hội là quan hệ giữa tổ chức quyền lực chính trị với các cá nhân chịu sự tác động của tổ chức quyền lực chính trị ấy.Từ những trình bày ở trên có thể định nghĩa, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là sự liên hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa tổ chức quyền lực chính trị với những con người cụ thể chịu sự tác động của quyền lực ấy. 3. Nội dung của quan hệ giữa nhà nước và cá nhânNội dung của mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân thể hiện ở sự tác động của nhà nước tới cá nhân và sự tác động của cá nhân tới nhà nước. - Sự tác động của nhà nước tới cá nhânThực chất của sự tác động của nhà nước tới cá nhân là sự tác động của quyền lực nhà nước tới đối tượng của mình. Một trong những đặc trưng chủ yếu của nhà nước là nhà nước thiết lập và thực thi quyền lực công khai bao trùm lên toàn xã hội. Quyền lực nhà nước tác động tới mọi cá nhân trong xã hội thông qua bộ máy nhà nước và bằng các hoạt động của nhà nước trong xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, nhà nước chuyển ý chí, lợi ích, nguyện vọng của mình thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân trong xã hội khi các cá nhân đó ở vào điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà nhà nước đã dự liệu từ trước. Nội dung của pháp luật luôn xác định những hành vi mà cá nhân được thực hiện, không được thực hiện và phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích và yêu cầu của nhà nước, của xã hội...; quy định những biện pháp tác động của nhà nước đối với những cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp luật.Để pháp luật của nhà nước được tôn trọng và thực hiện đầy đủ trong xã hội thì nhà nước còn phải tiến hành tổ chức cho mọi cá nhân thực hiện pháp luật thông qua việc huy động sức người, sức của để đưa pháp luật vào cuộc sống; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân để họ hiểu được pháp luật mà làm theo pháp luật.Sự tác động của quyền lực nhà nước tới cá nhân còn được thể hiện thông qua hoạt động của nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân. Thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân vi phạm pháp luật, nhà nước vừa bắt buộc cá nhân vi phạm phải gánh chịu những tổn thất nhất định về vật chất, tinh thần, vừa giáo dục, răn đe, phòng ngừa chính cá nhân đã vi phạm và các cá nhân khác chưa vi phạm pháp luật, đồng thời khôi phục lại pháp luật như trước đây. - Sự tác động của cá nhân tới nhà nướcVới tư cách là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước, cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật. Tuy vậy, cá nhân không chịu sự tác động của quyền lực nhà nước một cách thụ động mà cũng tác động trở lại tới quyền lực nhà nước. Sự tác động đó có thể diễn ra một cách tích cực hoặc tiêu cực.Sự tác động tích cực của cá nhân tới nhà nước diễn ra khỉ chính sách, pháp luật của nhà nước phản ánh được ý chí, lợi ích, nguyện vọng của tất cả các cá nhân hoặc chí ít là đa số các cá nhân trong xã hội. Trong trường hợp này, cá nhân luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà nước một cách chủ động, tự giác và sáng tạo dưới các hình thức như: kiến nghị về cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước; thảo luận, phản biện chính sách, pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật và bảo vệ chính sách, pháp luật; tham gia quản lí nhà nước và xã hội...Một khi chính sách, pháp luật của nhà nước không phù hợp với ý chí, lợi ích, nguyện vọng của tất cả các cá nhân hoặc số đông cá nhân frong xã hội thì cá nhân sẽ tác động tiêu cực tới nhà nước và chính sách, pháp luật của nhà nước, tìm mọi cách chống đoi nhà nước và chính sách, pháp luật của nhà nước.