0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TỪ GÓC ĐỘ BẢO ĐẢM AN NINH KINH TẾ

Việc bảo đảm an ninh kinh tế là điều kiện, tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc và bao gồm những yêu cầu cụ thể sau:

Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, góp phần đưa Chỉ thị thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các ngành, cùng với lực lượng công an phải quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về về công tác bảo đảm an ninh kinh tế thành các chương trình, kế hoạch và trách nhiệm của từng cấp, ngành để thực hiện có hiệu quả. Quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế; những chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh chỉ được phê duyệt khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ ba, làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để xảy ra các sơ hở, thiếu sót.

Thứ tư, kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế.

Thứ năm, đổi mới phương thức và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, về trách nhiệm bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn từ nhận thức đến hành động, đưa công tác bảo đảm an ninh kinh tế trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Với mục tiêu bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩ; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ vững chắc an ninh kinh tế - tài chính quốc gia; kết hợp chặ chẽ giữa bảo vệ an ninh quốc gia với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm an ninh kinh tế.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về cơ bản đã đầy đủ, ổn định đảm bảo cho công tác quản lý và phát triển kinh tế được an ninh, an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện 

 

avatar
Công ty TNHH Hy Vọng
560 ngày trước
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI TỪ GÓC ĐỘ BẢO ĐẢM AN NINH KINH TẾ
Việc bảo đảm an ninh kinh tế là điều kiện, tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc và bao gồm những yêu cầu cụ thể sau:Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị, góp phần đưa Chỉ thị thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các ngành, cùng với lực lượng công an phải quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về về công tác bảo đảm an ninh kinh tế thành các chương trình, kế hoạch và trách nhiệm của từng cấp, ngành để thực hiện có hiệu quả. Quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế; những chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh chỉ được phê duyệt khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Thứ ba, làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để xảy ra các sơ hở, thiếu sót.Thứ tư, kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế.Thứ năm, đổi mới phương thức và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, về trách nhiệm bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn từ nhận thức đến hành động, đưa công tác bảo đảm an ninh kinh tế trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.Với mục tiêu bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩ; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ vững chắc an ninh kinh tế - tài chính quốc gia; kết hợp chặ chẽ giữa bảo vệ an ninh quốc gia với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm an ninh kinh tế.Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về cơ bản đã đầy đủ, ổn định đảm bảo cho công tác quản lý và phát triển kinh tế được an ninh, an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện