0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file637b2d30a793a-tòa.jpg.webp

Bình Luận án lệ số 24/2018/AL - Di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân

Bình Luận án lệ số 24/2018/AL:

Các quy định liên quan đến Án lệ số 24/2018/AL về “di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân” có thể kể đến các quy định sau:

Thứ nhất, Điều 219 Sở hữu chung của vợ chồng (Bộ luật dân sự 2005):

"1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.”

Thứ hai,  Điều 223. Định đoạt tài sản chung (Bộ luật dân sự 2005)

"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.”

Thứ ba, Điều 226. Chấm dứt sở hữu chung (Bộ luật dân sự 2005)

"Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Tài sản chung đã được chia;

2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;

3. Tài sản chung không còn;

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Án lệ này đã đưa ra những điều kiện cần và đủ để xác định trường hợp nào thì di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân. Theo đó, việc người chồng hoặc vợ còn sống cùng với các thừa kế của người chết trước thống nhất phân chia toàn bộ nhà, đất của vợ chồng là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:

(1) Các bên thỏa thuận thống nhất phân chia nhà, đất;

(2)Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không có ai tranh chấp;

(3) Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai.

Các điều kiện nêu trên chính là điều kiện đảm bảo thỏa thuận phân chia thể hiện đúng ý chí của các bên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Về mặt thủ tục, việc chuyển dịch về quyền tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận. Án lệ đã khẳng định đối với trường hợp này, nhà, đất không còn là di sản thừa kế mà đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. 

Không chỉ vậy, Án lệ đã chỉ ra đường lối áp dụng thống nhất pháp luật về tố tụng, theo đó trường hợp di sản thừa kế đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân thì người đã nhận phân chia tài sản chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất. 

Click vào đây để xem Nội dung Án lệ số 24/2018/AL

 

avatar
Lê Phương Thảo
613 ngày trước
Bình Luận án lệ số 24/2018/AL - Di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
Bình Luận án lệ số 24/2018/AL:Các quy định liên quan đến Án lệ số 24/2018/AL về “di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân” có thể kể đến các quy định sau:Thứ nhất, Điều 219 Sở hữu chung của vợ chồng (Bộ luật dân sự 2005):"1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.”Thứ hai,  Điều 223. Định đoạt tài sản chung (Bộ luật dân sự 2005)"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.”Thứ ba, Điều 226. Chấm dứt sở hữu chung (Bộ luật dân sự 2005)"Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau đây:1. Tài sản chung đã được chia;2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;3. Tài sản chung không còn;4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”Án lệ này đã đưa ra những điều kiện cần và đủ để xác định trường hợp nào thì di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân. Theo đó, việc người chồng hoặc vợ còn sống cùng với các thừa kế của người chết trước thống nhất phân chia toàn bộ nhà, đất của vợ chồng là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:(1) Các bên thỏa thuận thống nhất phân chia nhà, đất;(2)Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không có ai tranh chấp;(3) Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai.Các điều kiện nêu trên chính là điều kiện đảm bảo thỏa thuận phân chia thể hiện đúng ý chí của các bên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Về mặt thủ tục, việc chuyển dịch về quyền tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận. Án lệ đã khẳng định đối với trường hợp này, nhà, đất không còn là di sản thừa kế mà đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Không chỉ vậy, Án lệ đã chỉ ra đường lối áp dụng thống nhất pháp luật về tố tụng, theo đó trường hợp di sản thừa kế đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân thì người đã nhận phân chia tài sản chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất. Click vào đây để xem Nội dung Án lệ số 24/2018/AL