0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file637ddf43e0a4b-aldrin-rachman-pradana-k51kZBpbe0E-unsplash--1-.jpg.webp

BÌNH LUẬN ÁN LỆ SỐ 02/2016/AL

“Tranh chấp đòi lại tài sản”

- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thảnh 

- Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Tám

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Yêm.

Trong thực tiễn, các tranh chấp dân sự phát sinh rất nhiều và đa dạng. Bên cạnh những quy định đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự, vẫn còn có những tranh chấp “đặc biệt” mà pháp luật không quy định rõ. Do đó cần có những án lệ để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp dân sự tương tự. Án lệ số 02/2016/AL “Tranh chấp đòi lại tài sản” là một án lệ phát sinh trong trường hợp nguyên đơn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người ở trong nước đứng tên nhượng quyền sử dụng đất hộ mình. 

Điều 235 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”. Vậy trong tranh chấp này bà Thảnh- người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất hay ông Tám-người thực tế đứng tên trên giấy tờ chuyển nhượng đất được hưởng lợi tức ( khoản tiền có được từ việc chuyển nhượng đất cho Công ty TNHH Minh Châu) ?

Để đảm bảo quyền lợi của các đương sự, Tòa án nhân dân tối cao đã căn cứ vào công sức của các bên tạo ra lợi nhuận. Tuy bà Thảnh là người bỏ 21.99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám là người quản lý đất sau đó chuyển nhượng cho người khác. Xác định ông Tám có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền ( khoản tiền có được từ việc chuyển nhượng đất cho Công ty TNHH Minh Châu) sau khi trừ đi tiền gốc sẽ là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông Tám. Đồng thời xác định phần công sức tương ứng của ông Tám ( trường hợp không thể xác định chính xác công sức của ông Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công sức ngang nhau). Việc trả khoản tiền gốc lại cho bà Thảnh và phân chia lợi nhuận dựa trên phần công sức đóng góp trong trường hợp này là phù hợp, đảm bảo được quyền lợi của các đương sự.

Để nghiên cứu cụ thể hơn về Án lệ 02/2016/AL mời bạn đọc truy cập link sau để đọc toàn văn: Án lệ 02/2016/AL

avatar
Hoàng Thị Hoài
519 ngày trước
BÌNH LUẬN ÁN LỆ SỐ 02/2016/AL
“Tranh chấp đòi lại tài sản”- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thảnh - Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Tám- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị Yêm.Trong thực tiễn, các tranh chấp dân sự phát sinh rất nhiều và đa dạng. Bên cạnh những quy định đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự, vẫn còn có những tranh chấp “đặc biệt” mà pháp luật không quy định rõ. Do đó cần có những án lệ để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp dân sự tương tự. Án lệ số 02/2016/AL “Tranh chấp đòi lại tài sản” là một án lệ phát sinh trong trường hợp nguyên đơn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người ở trong nước đứng tên nhượng quyền sử dụng đất hộ mình. Điều 235 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”. Vậy trong tranh chấp này bà Thảnh- người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất hay ông Tám-người thực tế đứng tên trên giấy tờ chuyển nhượng đất được hưởng lợi tức ( khoản tiền có được từ việc chuyển nhượng đất cho Công ty TNHH Minh Châu) ?Để đảm bảo quyền lợi của các đương sự, Tòa án nhân dân tối cao đã căn cứ vào công sức của các bên tạo ra lợi nhuận. Tuy bà Thảnh là người bỏ 21.99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng tên ông Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám là người quản lý đất sau đó chuyển nhượng cho người khác. Xác định ông Tám có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định số tiền ( khoản tiền có được từ việc chuyển nhượng đất cho Công ty TNHH Minh Châu) sau khi trừ đi tiền gốc sẽ là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông Tám. Đồng thời xác định phần công sức tương ứng của ông Tám ( trường hợp không thể xác định chính xác công sức của ông Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công sức ngang nhau). Việc trả khoản tiền gốc lại cho bà Thảnh và phân chia lợi nhuận dựa trên phần công sức đóng góp trong trường hợp này là phù hợp, đảm bảo được quyền lợi của các đương sự.Để nghiên cứu cụ thể hơn về Án lệ 02/2016/AL mời bạn đọc truy cập link sau để đọc toàn văn: Án lệ 02/2016/AL