0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6489f3560d28f-muhammad-faiz-zulkeflee-alw-CwGFmwQ-unsplash.jpg.webp

ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN – ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT CHUYÊN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN

Tóm tắt: 

Trong hệ thống pháp luật tư Việt Nam, Bộ luật dân sự được coi là luật chung, làm cơ sở cho các ngành luật chuyên ngành để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù thuộc ngành mình quản lý có hiệu quả. Nguyên tắc chung, giữa luật chung và luật chuyên ngành luôn luôn phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng thực tiễn. Do Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời sau một số luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật công chứng năm 2014, Luật luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung hợp nhất năm 2015 (Luật luật sư)… nên ít nhiều vai trò của luật chung bị ảnh hưởng và có một số nội dung luật chuyên ngành có liên quan bị xung đột. Bài viết nghiên cứu về chế định đại diện của pháp nhân, tiếp cận dưới góc độ một số vướng mắc cơ bản về đại diện trong mối quan hệ tương đồng, khác biệt và xung đột giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan.

1. Chủ thể đại diện của pháp nhân 

Pháp nhân là một tổ chức hoạt động và tồn tại trong mối quan hệ phối kết hợp giữa các thành viên, các bộ phận cấu thành. Trong đó, mỗi thành viên, mỗi bộ phận cấu thành đều có quyền và nghĩa vụ vừa riêng biệt vừa phối kết hợp để duy trì hoạt động bình thường của tổ chức. Tuy nhiên, khi thực hiện việc điều hành tổ chức cũng như thực hiện các quan hệ đối ngoại với cơ quan, tổ chức khác thì không thể tất cả các thành viên hoặc và các bộ phận đó cùng hoặc thay nhau làm việc. Do đó, phải có đại diện của tổ chức đó ra đời để thực hiện sứ mệnh thay mặt cho tổ chức thực hiện việc điều hành và đối ngoại. Theo nghĩa rộng hơn, đại diện còn được hiểu là thay mặt cho người khác, tổ chức khác khi được ủy quyền để tham gia một số quan hệ cụ thể. 

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 đã có sự thay đổi căn bản theo hướng mở rộng hơn về chủ thể đại diện. Nếu như Điều 193 BLDS năm 2005 quy định chưa rõ về vai trò của pháp nhân là chủ thể đại diện, nên cách hiểu phổ biến là chỉ cá nhân mới là chủ thể đại diện. Đến BLDS năm 2015 đã mở rộng để pháp nhân cũng là chủ thể đại diện, tại Điều 134 xác định “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập thực hiện giao dịch dân sự”. Quy định này cũng tương thích với Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 cho phép một doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, các quy định nêu trên đang gặp một số vấn đề vướng mắc về thực tiễn thực hiện.

Về vấn đề pháp nhân là đại diện: căn cứ xác lập quyền đại diện được xác định theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 135 BLDS năm 2015). Tại Điều 138 BLDS năm 2015 quy định “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự”. Với quy định này thì chỉ hai loại chủ thể được đại diện là cá nhân và pháp nhân, thiếu vắng tư cách ủy quyền của các tổ chức không phải là pháp nhân. Hơn nữa, pháp luật hiện tại không quy định cụ thể nếu pháp nhân là đại diện thì có đương nhiên những người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó phải thực hiện việc đại diện hay những người này có được quyền cử thành viên trong pháp nhân thực hiện việc đại diện hay không. Vấn đề đặt ra cần phải xem xét là tổ chức không phải là pháp nhân có được là đại diện không vì chỉ khi tổ chức có đủ một số tiêu chí nhất định thì mới được xác định là pháp nhân và chỉ khi là pháp nhân mới được là đại diện. Nếu tổ chức không được thì doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã... không được đại diện cho tổ chức cá nhân khác.

Từ nội dung của BLDS, Luật doanh nghiệp... so sánh với quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, tại Điều 186 quy định “cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án ....”. Có thể nói, phạm vi chủ thể trong BLTTDS được mở rộng hơn so với các quy định của pháp luật nội dung. BLTTDS sử dụng thuật ngữ “Cơ quan, tổ chức” thay vì thuật ngữ “pháp nhân”.

Trường hợp pháp nhân là đại diện, pháp nhân có bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực đại diện hay không? Với tổ chức hành nghề luật sư thì đương nhiên được hoạt động đại diện trong lĩnh vực tố tụng, sở hữu trí tuệ...các pháp nhân khác không có chức năng đại diện tố tụng mà không thuộc trường hợp pháp luật cấm thì có được đại diện không. BLTTDS năm 2015 chỉ quy định cấm cá nhân đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng đối với một số người cụ thể, không cấm đối với pháp nhân. Điều 85 BLTTDS năm 2015 ghi nhận: khi pháp nhân là đại diện thì chỉ người đại diện của pháp nhân đó thực hiện hay mọi thành viên trong pháp nhân đại diện được thực hiện, nếu mọi thành viên được thực hiện thì thông qua thủ tục gì? Tại Điều 39 Luật luật sư cũng không quy định cụ thể tổ chức hành nghề luật sư được đại diện tham gia tổ tụng, mà quy định này ghi nhận gián tiếp tại Điều 22 Luật luật sư về phạm vi hành nghề của luật sư của cá nhân luật sư được đại diện tham gia tố tụng.

Pháp luật quy định pháp nhân là đại diện chưa cụ thể rõ ràng nên thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc. Nhiều Tòa án không chấp nhận các tổ chức luật sư là đại diện theo ủy quyền vì người trực tiếp thực hiện là đại diện cho tổ chức đó hay là thành viên của tổ chức đó. Do vậy, các Tòa án thường chỉ chấp nhận luật sư cụ thể thực hiện đại diện tham gia tố tụng. Việc xác định cụ thể người đại diện sẽ thuận tiện hơn cho việc tống đạt văn bản tố tụng đến người đó được đảm bảo đúng nguyên tắc văn bản tố tụng được tống đạt đến đúng người tham gia tố tụng. Do quy định không rõ ràng nên đã phát sinh thủ tục rườm rà khi công dân thiết lập một giao dịch với tổ chức hành nghề luật sư thì phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc có đơn mời luật sư thực hiện việc bảo vệ quyền lợi, đồng thời muốn ủy quyền cho tổ chức hành nghề luật sư phải ký văn bản ủy quyền cho luật sư cụ thể để được Tòa án chấp nhận tư cách đại diện của luật sư. Để tháo gỡ những vướng mắc này, Tòa án nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể với trường pháp nhân là đại diện bên cạnh hướng dẫn về thủ tục công nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để quy định này được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.

2. Pháp nhân có nhiều người đại diện 

Trong suốt quá trình xây dựng và thực thi pháp luật dân sự và pháp Luật doanh nghiệp đã phần nào nhận thấy hạn chế của việc khi pháp nhân chỉ có duy nhất một người đại diện nên lần sửa đổi bổ sung này các nhà làm luật đã mạnh dạn luật hóa để pháp nhân có quyền có hơn một người đại diện. Việc quy định pháp nhân có nhiều đại diện có thế thấy một số ưu điểm nhất định.

(i) Đảm bảo được sự không ngắt quãng của đại diện pháp nhân khi có một đại diện vắng mặt cho dù bất cứ lý do gì. Điều này là rất quan trọng, do hoạt động của pháp nhân đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục và việc kinh doanh có tính cơ hội. Trong trường hợp đại diện pháp nhân vì bất khả kháng mà vắng mặt bất thường (tạm giữ, tai biến, đột quỵ ...) nếu không có người khác đại diện và không thể ủy quyền được thì có người khác là đại diện đương nhiên là hết sức cần thiết. Những người đại diện khác sẽ ngay lập tức đại diện cho pháp nhân để xác lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mà không bị gián đoạn. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế thì việc quy định có nhiều người đại diện là tất yếu khách quan để đảm bảo cho pháp nhân có điều kiện cập nhật liên tục thông tin quốc tế và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

(ii) Có sự phân công, phân nhiệm rõ cho từng đại diện đảm trách lĩnh vực của mình khi pháp nhân hoạt động đa lĩnh vực. Pháp nhân có điều kiện để sắp xếp mỗi lĩnh vực có một đại diện có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng phụ trách lĩnh vực đó theo sở trường của mình mà nếu người khác đại diện đảm nhiệm thì không hiểu quả bằng hoặc phải mất thời gian để tìm hiểu.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên thì theo tác giả việc quy định pháp nhân có nhiều đại diện có một số nhược điểm nhất định:

(i) Chưa xác định cụ thể rõ vai trò, trách nhiệm, phạm vi đại diện của mỗi người. Điều này sẽ dẫn đến thực tiễn áp dụng đó là có sự chồng chéo các công việc do nhiều người đại diện cùng thực hiện hoặc có sự đùn đẩy công việc cho nhau vì không phân biệt nội dung nào là của ai, khi có tranh chấp xảy ra không quy phạm để điều chỉnh. 

(ii) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của pháp nhân không ghi cụ thể phạm vi đại diện cụ thể của mỗi đại diện mà chỉ ghi chung chung là đại diện. Pháp luật thì quy định phạm vi đại diện được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được nội dung này nên có nhiều doanh nghiệp không đề cập nội dung này vào điều lệ. Như vậy, không phân định được phạm vi đại diện của từng đại diện và khó khăn cho việc giải quyết xung đột ý kiến của các đại diện.

Mặt khác, việc pháp nhân có nhiều đại diện dẫn đến phiền hà cho đối tác mỗi khi ký kết hợp đồng giao dịch, đối tác muốn xác định rõ hơn về đại diện thì phải tìm hiểu cụ thể về điều lệ để xem tư cách của đại diện ký hợp đồng với mình có đúng không. Như vậy, điều lệ công ty là hồ sơ bắt buộc công khai với đối tác để họ xác định việc mình ký hợp đồng với người có đủ tư cách đại diện hay không, và nếu điều lệ không quy định thì gặp khó khăn để xác định tư cách đại diện của người ký hợp đồng.

Trường hợp đối tác không xem xét điều lệ thì có thể tham gia giao dịch với người không có tư cách đại diện dễ dẫn đến tranh chấp sau này. Nếu đối tác yêu cầu xuất trình văn bản chứng minh người đại diện có thẩm quyền ký kết giao dịch thì bị coi là hoài nghi và không tế nhị trong kinh doanh. Về nội dung này, chúng ta thấy đã có sự thống nhất giữa luật chung - BLDS và luật chuyên ngành - Luật doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 4 BLDS năm 2015:

“1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự

2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. 

3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm Khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng. 

4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. 

Từ quy định trên chúng ta thấy qua lần pháp điển hóa này, lần đầu tiên BLDS khẳng định vị trí vai trò của mình trong việc điều tiết các quan hệ dân luật trong nước với vai trò là luật chung và được ưu tiên áp dụng. Tại Khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cụ thể đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tại Khoản 2, Điều 137, BLDS năm 2015 quy định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 về thời hạn đại diện, về chấm dứt đại diện; Điều 141 quy định về phạm vi đại diện được dựa trên các căn cứ: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ của pháp nhân; Nội dung ủy quyền; quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, điều luật cũng chỉ ra trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo các căn cứ nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tìm hiểu quy định trên chúng ta thấy điều luật dùng thuật ngữ người đại diện theo pháp luật có thể đã bị giới hạn về chủ thể đại diện chỉ áp dụng với người đại diện theo pháp luật, không áp dụng đối với đại diện theo ủy quyền. 

Về các trường hợp pháp nhân có nhiều đại diện tham gia tố tụng. Các quy định của BLDS và BLTTDS không cấm pháp nhân ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng. Thực tế, có rất nhiều trường hợp pháp nhân ủy quyền cho hai người đại diện để tham gia tố tụng hoặc làm việc với các cơ quan nhà nước khác, với đối tác với mục đích nếu người này vắng thì có người kia đại diện để vụ việc không bị gián đoạn trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật chưa dự liệu trường hợp hai người đại diện cho một pháp nhân nhưng quan điểm của hai người đại diện lại trái ngược nhau trong quá trình tham gia giải quyết vụ, việc dẫn đến không biết quan điểm của ai là chính thống. Pháp nhân sẽ lợi dụng quy định này để ủy quyền cho nhiều đại diện để khi thấy bất lợi cho mình thì thống nhất hai người có quan điểm khác nhau và lấy đó làm lý do kéo dài vụ việc hoặc sửa sai quan điểm vì cả hai qua điểm đều là quan điểm của pháp nhân.

Ví dụ, ông A và ông B là luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cùng đại diện cho Công ty CP X là nguyên đơn trong vụ án yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng bảo đảm tài sản của người thứ ba do Tòa án nhân dân tỉnh Y thụ lý giải quyết. Trong quá trình giải quyết, Công ty Y biết khả năng Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của mình nên đã yêu cầu chỉ một mình ông A làm đơn rút đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo. Tòa án nhân dân tỉnh Y đã căn cứ vào đơn rút đơn khởi kiện của ông A và Điều 192 BLTTDS năm 2015 để đình chỉ việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi nhận quyết định đình chỉ, Công ty X kháng cáo quyết định với lý do việc rút đơn khởi kiện là quan điểm của ông A, ông B không có quan điểm rút đơn nên Tòa án chỉ căn cứ vào đơn của ông A để ra quyết định đình chỉ là không đúng và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy quyết định đình chỉ của cấp sơ thẩm. Trong trường hợp này Tòa án cấp phúc thẩm xem lại phạm vi ủy quyền thì thấy không có sự ưu tiên cho ý kiến của mỗi đại diện và phải xem xét chỉ một người đại diện có quan điểm thì quan điểm đó có được coi là đại diện cho pháp nhân hay không. 

Từ vấn đề này, pháp luật cần quy định phương án giải quyết đối với trường hợp hai đại diện cùng đại diện cho một pháp nhân mà có hai quan điểm khác nhau thì quan điểm của đại diện nào là chính thức. Có như vậy thì vụ việc mới giải quyết được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật. 

Chúng tôi cho rằng, nên có quy định hướng dẫn thống nhất trong trường hợp có nhiều đại diện mà có sự mâu thuẫn về quan điểm giữa các đại diện thì quan điểm của đại diện nào là chính thống, bởi khi ký văn bản ủy quyền đại diện bên ủy quyền buộc phải xác định quan điểm của đại diện nào là chính thống nhằm tránh tranh chấp về quan điểm của đại diện.

3. Vấn đề chấm dứt đại diện của pháp nhân 

Vấn đề chấm dứt đại diện của pháp nhân được pháp luật dân sự và các luật các luật chuyên ngành có liên quan điều chỉnh khá cụ thể. Tuy nhiên, các luật chuyên ngành hầu như chỉ tập chung đến việc chấm dứt đại diện của pháp nhân đương nhiên theo luật định. Trong thực tiễn, để tham gia một số quan hệ trong xã hội, pháp nhân không thể không ủy quyền cho đại diện để tham gia các quan hệ này với mục đích không những nhằm đảm bảo sự hoạt động của pháp nhân mà còn đảm bảo trật tự quản lý của cơ quan nhà nước. 

3.1. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền 

Xét về bản chất đại diện theo ủy quyền là cá nhân hoặc pháp nhân (bên nhận ủy quyền) thực hiện công việc theo sự ủy quyền của bên ủy quyền. Quan hệ ủy quyền là giao dịch dân sự nên cũng tuân theo quy luật phát sinh, tồn tại và chấm dứt. Các trường hợp chấm dứt quan hệ ủy quyền và cách thức thực hiện việc chấm dứt được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần phải xem xét trong mối quan hệ giữa các ngành luật với nhau và mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành.

Tại Điều 569 BLDS năm 2015 quy định một trong hai bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng chỉ cần thông báo trước cho bên kia biết một thời gian hợp lý. Theo quy định này, việc chấm dứt hoặc hủy bỏ quan hệ ủy quyền chỉ cần ý chí đơn phương từ một bên, ý chí này được thể hiện bằng việc thông báo cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý mà không cần có sự đồng ý của bên kia thì quan hệ ủy quyền mặc nhiên chấm dứt. Việc giải quyết hậu quả việc chấm dứt ủy quyền phụ thuộc vào việc ủy quyền có thù lao hay không, việc giải quyết hậu quả này không làm ảnh hưởng đến việc chấm dứt ủy quyền. 

Vấn đề là theo điều luật trên thì thủ tục chấm dứt là rất đơn giản chỉ cần thông báo để bên kia là xong. Quy định này là phù hợp thực tiễn vì trong quan hệ ủy quyền, người ủy quyền không bị hạn chế quyền của mình, trong thời hạn ủy quyền cho người khác thực hiện công việc, bên ủy quyền vẫn có quyền tự mình thực hiện công việc đó, nói cách khác bên ủy quyền không bị mất quyền. Bên nhận ủy quyền mà đơn phương chấm dứt thì bên ủy quyền vẫn có quyền nên chỉ cần thủ tục thông báo là quan hệ ủy quyền chấm dứt, pháp luật không thể bắt buộc một người phải hành động thực hiện nghĩa vụ theo ủy quyền.

Theo Luật công chứng năm 2014 thì hai bên đã ký hợp đồng ủy quyền tại tổ chức công chứng, trong quá trình thực hiện mà một bên muốn chấm dứt việc ủy quyền thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bên còn lại. Như vậy phải có sự thỏa thuận giữa hai bên thì mới chấm dứt được việc ủy quyền. “Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”

Với quy định của Luật công chứng rất khó áp dụng trong thực tiễn, có thể vì bất cứ lý do nào đó mà một trong hai bên trong hợp đồng ủy quyền muốn chấm dứt việc ủy quyền và bắt buộc phải cả hai bên cùng đến tổ chức công 2 Điều 51 “Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch” chứng để ký văn bản hủy bỏ hợp đồng ủy quyền nhưng chỉ cần một trong hai bên không đồng ý ký hủy hợp đồng thì hợp đồng ủy quyền vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trái với luật chung quy định về việc chỉ cần một bên thông báo cho bên kia biết là mặc nhiên chấm dứt quan hệ ủy quyền. Về thực tiễn quy định của Luật công chứng đã cản trở quyền của của công dân và trái với tinh thần tại Điều 4 BLDS năm 2015 về tính ưu tiên trong áp dụng pháp luật. Với quy định của Luật công chứng đã khiến cho một trong hai không thể thực hiện thủ tục hủy bỏ hợp đồng ủy quyền nếu một bên không đồng ý do Công chứng viên không thể công chứng được văn bản chấm hủy bỏ việc ủy quyền. Có lẽ, Luật công chứng được ban hành trước BLDS nên có sự xung đột này, hy vọng rằng việc pháp điển hóa Luật công chứng lần tới sẽ khắc phục được sự xung đột này.

Ví dụ, ngày Công ty X và ông A ký Hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng Y, theo Hợp đồng ủy quyền ông A được Công ty X ủy quyền quản lý khu nhà đất, trong thời hạn ủy quyền được quyền tìm đối tác, đàm phán để chuyển nhượng nhà xưởng và khu đất tại xã Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội. Thời hạn ủy quyền là 02 năm kể từ ngày 01/7/2018 đến hết ngày 30/6/2019. Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền, ông A vẫn quản lý nhưng chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng nên Công ty X muốn chấm dứt việc ủy quyền với ông A, Công ty X đã thông báo cho ông A về việc chấm dứt ủy quyền từ ngày 01/2/2019 để ủy quyền cho người khác. Để chấm dứt việc ủy quyền, Công ty X tới Văn phòng công chứng Y để được tư vấn về thủ tục chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì được Công chứng viên tư vấn yêu cầu phải cả hai bên đến Văn phòng công chứng để ký văn bản hủy hợp đồng ủy quyền. Công ty X giải thích rằng mình có quyền đơn phương tuyên bố ý chí về việc chấm dứt ủy quyền theo Bộ luật dân sự. Tuy nhiên. muốn thực hiện thủ tục chấm dứt thông qua việc yêu cầu Văn phòng công chứng chứng thực việc văn bản hủy hợp đồng ủy quyền nhưng Văn phòng công chứng giải thích căn cứ vào Điều 51 Luật công chứng thì việc hủy bỏ hợp đồng phải được hai bên thống nhất bằng văn bản. Như vậy ông A không đồng ý thì việc hủy bỏ hợp đồng giữa hai bên không thể thực hiện được. Điều này gây phiền hà cho Công ty X vì ông A lấy lý do hợp đồng ủy quyền vẫn đang có hiệu lực nên không bàn giao tài sản mình đang quản lý cho Công ty X.

3.2. Chấm dứt đại diện theo pháp luật 

Căn cứ để xác lập quyền đại diện theo pháp luật của pháp nhân là theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo Điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, đại diện theo pháp luật của pháp nhân được hiểu là Nhà nước trao quyền hoặc nhà nước thừa nhận thông qua Điều lệ hoạt động của pháp nhân. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân luôn là cá nhân, không thể là pháp nhân lại đại diện theo pháp luật cho pháp nhân. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 không quy định các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân nên thực tế có nhiều trường hợp đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể hoặc không có khả năng đại diện nhưng về mặt pháp lý vẫn là đại diện, thực trạng này gây ra tình trạng pháp nhân có đại diện nhưng không thực hiện được vai trò đại diện. Tại Khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015 chỉ đề cập đến một trường hợp duy nhất là chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi pháp nhân chấm dứt sự tồn tại. Vậy thì khi đại diện duy nhất của pháp nhân chết thì sao? Hoặc bị chấp hành hình phạt tù, vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác…

Trên đây là một vài trao đổi của tác giả về một số vướng mắc các quy định về pháp nhân mà thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Hy vọng rằng lần pháp điển tiếp theo các vướng mắc này sẽ được giải quyết, việc sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về pháp nhân sẽ tạo hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của pháp nhân./.

avatar
Dương văn Bé
338 ngày trước
ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN – ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT CHUYÊN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
Tóm tắt: Trong hệ thống pháp luật tư Việt Nam, Bộ luật dân sự được coi là luật chung, làm cơ sở cho các ngành luật chuyên ngành để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù thuộc ngành mình quản lý có hiệu quả. Nguyên tắc chung, giữa luật chung và luật chuyên ngành luôn luôn phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng thực tiễn. Do Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời sau một số luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật công chứng năm 2014, Luật luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung hợp nhất năm 2015 (Luật luật sư)… nên ít nhiều vai trò của luật chung bị ảnh hưởng và có một số nội dung luật chuyên ngành có liên quan bị xung đột. Bài viết nghiên cứu về chế định đại diện của pháp nhân, tiếp cận dưới góc độ một số vướng mắc cơ bản về đại diện trong mối quan hệ tương đồng, khác biệt và xung đột giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan.1. Chủ thể đại diện của pháp nhân Pháp nhân là một tổ chức hoạt động và tồn tại trong mối quan hệ phối kết hợp giữa các thành viên, các bộ phận cấu thành. Trong đó, mỗi thành viên, mỗi bộ phận cấu thành đều có quyền và nghĩa vụ vừa riêng biệt vừa phối kết hợp để duy trì hoạt động bình thường của tổ chức. Tuy nhiên, khi thực hiện việc điều hành tổ chức cũng như thực hiện các quan hệ đối ngoại với cơ quan, tổ chức khác thì không thể tất cả các thành viên hoặc và các bộ phận đó cùng hoặc thay nhau làm việc. Do đó, phải có đại diện của tổ chức đó ra đời để thực hiện sứ mệnh thay mặt cho tổ chức thực hiện việc điều hành và đối ngoại. Theo nghĩa rộng hơn, đại diện còn được hiểu là thay mặt cho người khác, tổ chức khác khi được ủy quyền để tham gia một số quan hệ cụ thể. Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 đã có sự thay đổi căn bản theo hướng mở rộng hơn về chủ thể đại diện. Nếu như Điều 193 BLDS năm 2005 quy định chưa rõ về vai trò của pháp nhân là chủ thể đại diện, nên cách hiểu phổ biến là chỉ cá nhân mới là chủ thể đại diện. Đến BLDS năm 2015 đã mở rộng để pháp nhân cũng là chủ thể đại diện, tại Điều 134 xác định “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập thực hiện giao dịch dân sự”. Quy định này cũng tương thích với Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 cho phép một doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, các quy định nêu trên đang gặp một số vấn đề vướng mắc về thực tiễn thực hiện.Về vấn đề pháp nhân là đại diện: căn cứ xác lập quyền đại diện được xác định theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 135 BLDS năm 2015). Tại Điều 138 BLDS năm 2015 quy định “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự”. Với quy định này thì chỉ hai loại chủ thể được đại diện là cá nhân và pháp nhân, thiếu vắng tư cách ủy quyền của các tổ chức không phải là pháp nhân. Hơn nữa, pháp luật hiện tại không quy định cụ thể nếu pháp nhân là đại diện thì có đương nhiên những người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó phải thực hiện việc đại diện hay những người này có được quyền cử thành viên trong pháp nhân thực hiện việc đại diện hay không. Vấn đề đặt ra cần phải xem xét là tổ chức không phải là pháp nhân có được là đại diện không vì chỉ khi tổ chức có đủ một số tiêu chí nhất định thì mới được xác định là pháp nhân và chỉ khi là pháp nhân mới được là đại diện. Nếu tổ chức không được thì doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã... không được đại diện cho tổ chức cá nhân khác.Từ nội dung của BLDS, Luật doanh nghiệp... so sánh với quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, tại Điều 186 quy định “cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án ....”. Có thể nói, phạm vi chủ thể trong BLTTDS được mở rộng hơn so với các quy định của pháp luật nội dung. BLTTDS sử dụng thuật ngữ “Cơ quan, tổ chức” thay vì thuật ngữ “pháp nhân”.Trường hợp pháp nhân là đại diện, pháp nhân có bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực đại diện hay không? Với tổ chức hành nghề luật sư thì đương nhiên được hoạt động đại diện trong lĩnh vực tố tụng, sở hữu trí tuệ...các pháp nhân khác không có chức năng đại diện tố tụng mà không thuộc trường hợp pháp luật cấm thì có được đại diện không. BLTTDS năm 2015 chỉ quy định cấm cá nhân đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng đối với một số người cụ thể, không cấm đối với pháp nhân. Điều 85 BLTTDS năm 2015 ghi nhận: khi pháp nhân là đại diện thì chỉ người đại diện của pháp nhân đó thực hiện hay mọi thành viên trong pháp nhân đại diện được thực hiện, nếu mọi thành viên được thực hiện thì thông qua thủ tục gì? Tại Điều 39 Luật luật sư cũng không quy định cụ thể tổ chức hành nghề luật sư được đại diện tham gia tổ tụng, mà quy định này ghi nhận gián tiếp tại Điều 22 Luật luật sư về phạm vi hành nghề của luật sư của cá nhân luật sư được đại diện tham gia tố tụng.Pháp luật quy định pháp nhân là đại diện chưa cụ thể rõ ràng nên thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc. Nhiều Tòa án không chấp nhận các tổ chức luật sư là đại diện theo ủy quyền vì người trực tiếp thực hiện là đại diện cho tổ chức đó hay là thành viên của tổ chức đó. Do vậy, các Tòa án thường chỉ chấp nhận luật sư cụ thể thực hiện đại diện tham gia tố tụng. Việc xác định cụ thể người đại diện sẽ thuận tiện hơn cho việc tống đạt văn bản tố tụng đến người đó được đảm bảo đúng nguyên tắc văn bản tố tụng được tống đạt đến đúng người tham gia tố tụng. Do quy định không rõ ràng nên đã phát sinh thủ tục rườm rà khi công dân thiết lập một giao dịch với tổ chức hành nghề luật sư thì phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc có đơn mời luật sư thực hiện việc bảo vệ quyền lợi, đồng thời muốn ủy quyền cho tổ chức hành nghề luật sư phải ký văn bản ủy quyền cho luật sư cụ thể để được Tòa án chấp nhận tư cách đại diện của luật sư. Để tháo gỡ những vướng mắc này, Tòa án nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể với trường pháp nhân là đại diện bên cạnh hướng dẫn về thủ tục công nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để quy định này được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.2. Pháp nhân có nhiều người đại diện Trong suốt quá trình xây dựng và thực thi pháp luật dân sự và pháp Luật doanh nghiệp đã phần nào nhận thấy hạn chế của việc khi pháp nhân chỉ có duy nhất một người đại diện nên lần sửa đổi bổ sung này các nhà làm luật đã mạnh dạn luật hóa để pháp nhân có quyền có hơn một người đại diện. Việc quy định pháp nhân có nhiều đại diện có thế thấy một số ưu điểm nhất định.(i) Đảm bảo được sự không ngắt quãng của đại diện pháp nhân khi có một đại diện vắng mặt cho dù bất cứ lý do gì. Điều này là rất quan trọng, do hoạt động của pháp nhân đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục và việc kinh doanh có tính cơ hội. Trong trường hợp đại diện pháp nhân vì bất khả kháng mà vắng mặt bất thường (tạm giữ, tai biến, đột quỵ ...) nếu không có người khác đại diện và không thể ủy quyền được thì có người khác là đại diện đương nhiên là hết sức cần thiết. Những người đại diện khác sẽ ngay lập tức đại diện cho pháp nhân để xác lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mà không bị gián đoạn. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế thì việc quy định có nhiều người đại diện là tất yếu khách quan để đảm bảo cho pháp nhân có điều kiện cập nhật liên tục thông tin quốc tế và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.(ii) Có sự phân công, phân nhiệm rõ cho từng đại diện đảm trách lĩnh vực của mình khi pháp nhân hoạt động đa lĩnh vực. Pháp nhân có điều kiện để sắp xếp mỗi lĩnh vực có một đại diện có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng phụ trách lĩnh vực đó theo sở trường của mình mà nếu người khác đại diện đảm nhiệm thì không hiểu quả bằng hoặc phải mất thời gian để tìm hiểu.Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên thì theo tác giả việc quy định pháp nhân có nhiều đại diện có một số nhược điểm nhất định:(i) Chưa xác định cụ thể rõ vai trò, trách nhiệm, phạm vi đại diện của mỗi người. Điều này sẽ dẫn đến thực tiễn áp dụng đó là có sự chồng chéo các công việc do nhiều người đại diện cùng thực hiện hoặc có sự đùn đẩy công việc cho nhau vì không phân biệt nội dung nào là của ai, khi có tranh chấp xảy ra không quy phạm để điều chỉnh. (ii) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của pháp nhân không ghi cụ thể phạm vi đại diện cụ thể của mỗi đại diện mà chỉ ghi chung chung là đại diện. Pháp luật thì quy định phạm vi đại diện được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được nội dung này nên có nhiều doanh nghiệp không đề cập nội dung này vào điều lệ. Như vậy, không phân định được phạm vi đại diện của từng đại diện và khó khăn cho việc giải quyết xung đột ý kiến của các đại diện.Mặt khác, việc pháp nhân có nhiều đại diện dẫn đến phiền hà cho đối tác mỗi khi ký kết hợp đồng giao dịch, đối tác muốn xác định rõ hơn về đại diện thì phải tìm hiểu cụ thể về điều lệ để xem tư cách của đại diện ký hợp đồng với mình có đúng không. Như vậy, điều lệ công ty là hồ sơ bắt buộc công khai với đối tác để họ xác định việc mình ký hợp đồng với người có đủ tư cách đại diện hay không, và nếu điều lệ không quy định thì gặp khó khăn để xác định tư cách đại diện của người ký hợp đồng.Trường hợp đối tác không xem xét điều lệ thì có thể tham gia giao dịch với người không có tư cách đại diện dễ dẫn đến tranh chấp sau này. Nếu đối tác yêu cầu xuất trình văn bản chứng minh người đại diện có thẩm quyền ký kết giao dịch thì bị coi là hoài nghi và không tế nhị trong kinh doanh. Về nội dung này, chúng ta thấy đã có sự thống nhất giữa luật chung - BLDS và luật chuyên ngành - Luật doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 4 BLDS năm 2015:“1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. 3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm Khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng. 4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Từ quy định trên chúng ta thấy qua lần pháp điển hóa này, lần đầu tiên BLDS khẳng định vị trí vai trò của mình trong việc điều tiết các quan hệ dân luật trong nước với vai trò là luật chung và được ưu tiên áp dụng. Tại Khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cụ thể đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tại Khoản 2, Điều 137, BLDS năm 2015 quy định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 về thời hạn đại diện, về chấm dứt đại diện; Điều 141 quy định về phạm vi đại diện được dựa trên các căn cứ: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ của pháp nhân; Nội dung ủy quyền; quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, điều luật cũng chỉ ra trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo các căn cứ nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Tìm hiểu quy định trên chúng ta thấy điều luật dùng thuật ngữ người đại diện theo pháp luật có thể đã bị giới hạn về chủ thể đại diện chỉ áp dụng với người đại diện theo pháp luật, không áp dụng đối với đại diện theo ủy quyền. Về các trường hợp pháp nhân có nhiều đại diện tham gia tố tụng. Các quy định của BLDS và BLTTDS không cấm pháp nhân ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng. Thực tế, có rất nhiều trường hợp pháp nhân ủy quyền cho hai người đại diện để tham gia tố tụng hoặc làm việc với các cơ quan nhà nước khác, với đối tác với mục đích nếu người này vắng thì có người kia đại diện để vụ việc không bị gián đoạn trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật chưa dự liệu trường hợp hai người đại diện cho một pháp nhân nhưng quan điểm của hai người đại diện lại trái ngược nhau trong quá trình tham gia giải quyết vụ, việc dẫn đến không biết quan điểm của ai là chính thống. Pháp nhân sẽ lợi dụng quy định này để ủy quyền cho nhiều đại diện để khi thấy bất lợi cho mình thì thống nhất hai người có quan điểm khác nhau và lấy đó làm lý do kéo dài vụ việc hoặc sửa sai quan điểm vì cả hai qua điểm đều là quan điểm của pháp nhân.Ví dụ, ông A và ông B là luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cùng đại diện cho Công ty CP X là nguyên đơn trong vụ án yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng bảo đảm tài sản của người thứ ba do Tòa án nhân dân tỉnh Y thụ lý giải quyết. Trong quá trình giải quyết, Công ty Y biết khả năng Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của mình nên đã yêu cầu chỉ một mình ông A làm đơn rút đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo. Tòa án nhân dân tỉnh Y đã căn cứ vào đơn rút đơn khởi kiện của ông A và Điều 192 BLTTDS năm 2015 để đình chỉ việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi nhận quyết định đình chỉ, Công ty X kháng cáo quyết định với lý do việc rút đơn khởi kiện là quan điểm của ông A, ông B không có quan điểm rút đơn nên Tòa án chỉ căn cứ vào đơn của ông A để ra quyết định đình chỉ là không đúng và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy quyết định đình chỉ của cấp sơ thẩm. Trong trường hợp này Tòa án cấp phúc thẩm xem lại phạm vi ủy quyền thì thấy không có sự ưu tiên cho ý kiến của mỗi đại diện và phải xem xét chỉ một người đại diện có quan điểm thì quan điểm đó có được coi là đại diện cho pháp nhân hay không. Từ vấn đề này, pháp luật cần quy định phương án giải quyết đối với trường hợp hai đại diện cùng đại diện cho một pháp nhân mà có hai quan điểm khác nhau thì quan điểm của đại diện nào là chính thức. Có như vậy thì vụ việc mới giải quyết được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật. Chúng tôi cho rằng, nên có quy định hướng dẫn thống nhất trong trường hợp có nhiều đại diện mà có sự mâu thuẫn về quan điểm giữa các đại diện thì quan điểm của đại diện nào là chính thống, bởi khi ký văn bản ủy quyền đại diện bên ủy quyền buộc phải xác định quan điểm của đại diện nào là chính thống nhằm tránh tranh chấp về quan điểm của đại diện.3. Vấn đề chấm dứt đại diện của pháp nhân Vấn đề chấm dứt đại diện của pháp nhân được pháp luật dân sự và các luật các luật chuyên ngành có liên quan điều chỉnh khá cụ thể. Tuy nhiên, các luật chuyên ngành hầu như chỉ tập chung đến việc chấm dứt đại diện của pháp nhân đương nhiên theo luật định. Trong thực tiễn, để tham gia một số quan hệ trong xã hội, pháp nhân không thể không ủy quyền cho đại diện để tham gia các quan hệ này với mục đích không những nhằm đảm bảo sự hoạt động của pháp nhân mà còn đảm bảo trật tự quản lý của cơ quan nhà nước. 3.1. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền Xét về bản chất đại diện theo ủy quyền là cá nhân hoặc pháp nhân (bên nhận ủy quyền) thực hiện công việc theo sự ủy quyền của bên ủy quyền. Quan hệ ủy quyền là giao dịch dân sự nên cũng tuân theo quy luật phát sinh, tồn tại và chấm dứt. Các trường hợp chấm dứt quan hệ ủy quyền và cách thức thực hiện việc chấm dứt được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần phải xem xét trong mối quan hệ giữa các ngành luật với nhau và mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành.Tại Điều 569 BLDS năm 2015 quy định một trong hai bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng chỉ cần thông báo trước cho bên kia biết một thời gian hợp lý. Theo quy định này, việc chấm dứt hoặc hủy bỏ quan hệ ủy quyền chỉ cần ý chí đơn phương từ một bên, ý chí này được thể hiện bằng việc thông báo cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý mà không cần có sự đồng ý của bên kia thì quan hệ ủy quyền mặc nhiên chấm dứt. Việc giải quyết hậu quả việc chấm dứt ủy quyền phụ thuộc vào việc ủy quyền có thù lao hay không, việc giải quyết hậu quả này không làm ảnh hưởng đến việc chấm dứt ủy quyền. Vấn đề là theo điều luật trên thì thủ tục chấm dứt là rất đơn giản chỉ cần thông báo để bên kia là xong. Quy định này là phù hợp thực tiễn vì trong quan hệ ủy quyền, người ủy quyền không bị hạn chế quyền của mình, trong thời hạn ủy quyền cho người khác thực hiện công việc, bên ủy quyền vẫn có quyền tự mình thực hiện công việc đó, nói cách khác bên ủy quyền không bị mất quyền. Bên nhận ủy quyền mà đơn phương chấm dứt thì bên ủy quyền vẫn có quyền nên chỉ cần thủ tục thông báo là quan hệ ủy quyền chấm dứt, pháp luật không thể bắt buộc một người phải hành động thực hiện nghĩa vụ theo ủy quyền.Theo Luật công chứng năm 2014 thì hai bên đã ký hợp đồng ủy quyền tại tổ chức công chứng, trong quá trình thực hiện mà một bên muốn chấm dứt việc ủy quyền thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bên còn lại. Như vậy phải có sự thỏa thuận giữa hai bên thì mới chấm dứt được việc ủy quyền. “Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”Với quy định của Luật công chứng rất khó áp dụng trong thực tiễn, có thể vì bất cứ lý do nào đó mà một trong hai bên trong hợp đồng ủy quyền muốn chấm dứt việc ủy quyền và bắt buộc phải cả hai bên cùng đến tổ chức công 2 Điều 51 “Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch” chứng để ký văn bản hủy bỏ hợp đồng ủy quyền nhưng chỉ cần một trong hai bên không đồng ý ký hủy hợp đồng thì hợp đồng ủy quyền vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trái với luật chung quy định về việc chỉ cần một bên thông báo cho bên kia biết là mặc nhiên chấm dứt quan hệ ủy quyền. Về thực tiễn quy định của Luật công chứng đã cản trở quyền của của công dân và trái với tinh thần tại Điều 4 BLDS năm 2015 về tính ưu tiên trong áp dụng pháp luật. Với quy định của Luật công chứng đã khiến cho một trong hai không thể thực hiện thủ tục hủy bỏ hợp đồng ủy quyền nếu một bên không đồng ý do Công chứng viên không thể công chứng được văn bản chấm hủy bỏ việc ủy quyền. Có lẽ, Luật công chứng được ban hành trước BLDS nên có sự xung đột này, hy vọng rằng việc pháp điển hóa Luật công chứng lần tới sẽ khắc phục được sự xung đột này.Ví dụ, ngày Công ty X và ông A ký Hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng Y, theo Hợp đồng ủy quyền ông A được Công ty X ủy quyền quản lý khu nhà đất, trong thời hạn ủy quyền được quyền tìm đối tác, đàm phán để chuyển nhượng nhà xưởng và khu đất tại xã Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội. Thời hạn ủy quyền là 02 năm kể từ ngày 01/7/2018 đến hết ngày 30/6/2019. Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền, ông A vẫn quản lý nhưng chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng nên Công ty X muốn chấm dứt việc ủy quyền với ông A, Công ty X đã thông báo cho ông A về việc chấm dứt ủy quyền từ ngày 01/2/2019 để ủy quyền cho người khác. Để chấm dứt việc ủy quyền, Công ty X tới Văn phòng công chứng Y để được tư vấn về thủ tục chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì được Công chứng viên tư vấn yêu cầu phải cả hai bên đến Văn phòng công chứng để ký văn bản hủy hợp đồng ủy quyền. Công ty X giải thích rằng mình có quyền đơn phương tuyên bố ý chí về việc chấm dứt ủy quyền theo Bộ luật dân sự. Tuy nhiên. muốn thực hiện thủ tục chấm dứt thông qua việc yêu cầu Văn phòng công chứng chứng thực việc văn bản hủy hợp đồng ủy quyền nhưng Văn phòng công chứng giải thích căn cứ vào Điều 51 Luật công chứng thì việc hủy bỏ hợp đồng phải được hai bên thống nhất bằng văn bản. Như vậy ông A không đồng ý thì việc hủy bỏ hợp đồng giữa hai bên không thể thực hiện được. Điều này gây phiền hà cho Công ty X vì ông A lấy lý do hợp đồng ủy quyền vẫn đang có hiệu lực nên không bàn giao tài sản mình đang quản lý cho Công ty X.3.2. Chấm dứt đại diện theo pháp luật Căn cứ để xác lập quyền đại diện theo pháp luật của pháp nhân là theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo Điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, đại diện theo pháp luật của pháp nhân được hiểu là Nhà nước trao quyền hoặc nhà nước thừa nhận thông qua Điều lệ hoạt động của pháp nhân. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân luôn là cá nhân, không thể là pháp nhân lại đại diện theo pháp luật cho pháp nhân. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 không quy định các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân nên thực tế có nhiều trường hợp đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể hoặc không có khả năng đại diện nhưng về mặt pháp lý vẫn là đại diện, thực trạng này gây ra tình trạng pháp nhân có đại diện nhưng không thực hiện được vai trò đại diện. Tại Khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015 chỉ đề cập đến một trường hợp duy nhất là chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi pháp nhân chấm dứt sự tồn tại. Vậy thì khi đại diện duy nhất của pháp nhân chết thì sao? Hoặc bị chấp hành hình phạt tù, vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác…Trên đây là một vài trao đổi của tác giả về một số vướng mắc các quy định về pháp nhân mà thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Hy vọng rằng lần pháp điển tiếp theo các vướng mắc này sẽ được giải quyết, việc sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về pháp nhân sẽ tạo hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của pháp nhân./.