0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file648d63bdae3aa-Bản-sao-của-Vàng-Chuyên-nghiệp-Màu-chuyển-tiếp-Phát-triển-ứng-dụng-Biểu-ngữ-khổ-ngang--1-.png.webp

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 

1. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu 

Sau gần 30 năm Công ước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, tỷ lệ công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo thống kê của Bộ Tư pháp (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019), có 84 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam, trong đó có: 

  • 39 đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 47%); 
  • 12 đơn yêu cầu bị đình chỉ giải quyết; và 
  • 33 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 39,3%). 

Các căn cứ phổ biến mà PQTTNN bị từ chối công nhận và cho thi hành bao gồm: 

  • Có 23/33 trường hợp (chiếm 70% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: các bị đơn trong vụ kiện đã không được thông báo kịp thời và hợp lệ các tài liệu liên quan đến tố tụng trọng tài vì vậy các bị đơn đã không được thực hiện quyền tố tụng của mình; 
  • Có 12/33 trường hợp (chiếm 36% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: thỏa thuận trọng tài không được ký kết hợp lệ bởi người đại diện có thẩm quyền của bị đơn hoặc không có năng lực để ký kết thỏa thuận trọng tài; 
  • Có 7/33 trường hợp (chiếm 21% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: PQTTNN vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; và 
  • Có 3/33 trường hợp (chiếm 10% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: HĐTT giải quyết vụ kiện vượt quá thẩm quyền của mình và thành phần của HĐTT không phù hợp với thỏa thuận trọng tài. 

2. Hạn chế, bất cập trên thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu 

Mặc dù các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành PQTTNN tương thích với Công ước, trên thực tiễn giải quyết, việc giải thích và áp dụng pháp luật của các tòa án Việt Nam vẫn còn bất cập, chưa phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế. 

(a) Các bên ký thỏa thuận Trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên. 

Tại Điều 459.1(a) BLTTDS (2015) quy định về trường hợp không công nhận PQTTNN khi “các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên”. Quy định này yêu cầu tòa án xét đơn phải căn cứ vào “pháp luật được áp dụng cho mỗi bên” để xác định năng lực, thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài. Việc áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của bên nước ngoài là chưa phù hợp. 

Đối với trường hợp này, tòa án phải áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định. Cụ thể, đối với bên nước ngoài, nên vận dụng các quy định liên quan tại BLTTDS 5 như Điều 466 về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài và Điều 467 về năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nhà nước nước ngoài. 

Điển hình, Quyết định số 12/2012/TLST-KDTM ngày 18/5/2012 của TAND tỉnh Long An về không công nhận quyết định của HĐTT thuộc Hiệp hội Bông Quốc tế (Liverpool, Anh Quốc) với lý do:[2] 

“Thỏa thuận trọng tài không có giá trị do người ký không có thẩm quyền: công ty E phải có hai người cùng ký vào hợp đồng theo hồ sơ sổ đăng ký điện tử nhưng hợp đồng giữa công ty E và công ty T chỉ do một người ký, người đại diện công ty T không phải là người đại diện theo pháp luật và cũng không được ủy quyền (phó giám đốc ký không có giấy ủy quyền, kể cả trong trường hợp văn bản đã có ký dấu của công ty) vi phạm quy định tại Điều 140 BLDS về người đại diện Pháp nhân. Kể cả khi trước đó các bên đã ký kết các hợp đồng khác thì tòa án cũng cho rằng tập quán thương mại chỉ áp dụng trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận.”. 

Trong việc giải quyết đơn yêu cầu này, tòa án đã dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam để xem xét năng lực ký thỏa thuận trọng tài mà không áp dụng pháp luật của bên nước ngoài (Thụy Sĩ). Theo đó, tòa án đã nêu căn cứ trên (cùng với căn cứ về việc tống đạt tài liệu tố tụng) để từ chối công nhận và cho thi hành PQTT này. 

(b) Trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam 

BLTTDS (2015) hiện không có quy định giải thích đầy đủ hướng dẫn liên quan đến “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TANDTC (hướng dẫn về tố tụng trọng tài trong nước, cụ thể là Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (“Luật TTTM”), mà không hướng dẫn BLTTDS liên quan đến việc công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam), chỉ mới dừng lại ở việc giải thích rằng: 

 “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.(Điều 14.2(đ), Nghị quyết 01/2014)

Cách quy định này chưa cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất ở tòa án các cấp. Bất cập này thể hiện tại số PQTTNN bị từ chối công nhận và cho thi hành ở mức 21% trên tổng số 33 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019)

Liên quan đến việc giải thích và áp dụng “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, TAND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 11/2019/QĐ-PQTT ngày 14/11/2019 hủy PQTTTN giải quyết tranh chấp giữa nhà thầu nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam (vốn nhà nước) dựa trên các lý do như: phán quyết vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên khi HĐTT áp dụng Quy tắc về thu thập chứng cứ và không tự chỉ định nhân chứng chuyên gia để xem xét đánh giá chứng cứ. 

TAND TP. Hà Nội nhận định việc HĐTT đã thay đổi nơi tổ chức phiên họp giải quyết vụ tranh chấp (từ Hà Nội sang Osaka, Nhật Bản) là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, tòa này không chỉ ra được phán quyết  đó vi phạm cụ thể nguyên tắc cơ bản nào. 

Về bản chất, địa điểm giải quyết tranh chấp (seat of arbitration) của vụ kiện này vẫn được ghi nhận là tại Việt Nam, chỉ thay đổi về nơi tổ chức phiên họp (hearing venue) xuất phát từ bối cảnh bị đơn trong vụ kiện có những hành vi khởi kiện, gây trở ngại cho việc xét xử của HĐTT. Hai loại địa điểm này là khác nhau, một địa điểm đề cập đến địa điểm vật lý (nơi tổ chức phiên họp), một địa điểm liên quan đến địa điểm pháp lý (yếu tố xác định pháp luật tố tụng trọng tài và xác định tòa án hỗ trợ và giám sát tố tụng trọng tài). Nhận định của tòa án là không phù hợp với thực tiễn và tính chất của tố tụng trọng tài quốc tế. 

(c) Việc diễn giải các quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế bởi tòa án Việt Nam không phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế và thỏa thuận của các bên

Nhà đầu tư Singapore và doanh nghiệp Việt Nam (vốn nhà nước) phát sinh tranh chấp được giải quyết bởi Tòa Trọng tài Quốc tế ICC. Địa điểm trọng tài tại Việt Nam. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đã tự nguyện đạt được thỏa thuận hòa giải nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp, theo đó HĐTT công nhận thỏa thuận này của các bên. Doanh nghiệp phía Việt Nam vi phạm nghĩa vụ thanh toán của mình sau khi đã thanh toán được một phần khoản tiền nợ cam kết. Sau khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của nhà đầu tư Singapore, tòa án của Việt Nam đã công nhận phán quyết này (tại quyết định số 766/2021/QĐSTKDTM ngày 26/5/2021 của TAND TP. HCM). Tuy nhiên, tại quyết định số 24/2022/QĐ-PT, TAND Cấp cao đã từ chối công nhận và cho thi hành PQTT, với các lý do chính như: HĐTT đã không thực hiện việc lập biên bản hòa giải thành là vi phạm thủ tục tố tụng; và HĐTT ban hành PQTT chậm 25 ngày so với quy định của Luật TTTM. 

Trong trường hợp này, HĐTT đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên dựa trên thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Việc không lập biên bản hòa giải thành chỉ nên được xem là một sai sót nhỏ bởi không phương hại đến quyền, lợi ích của các bên, không vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc lập biên bản trên cơ sở hòa giải thành thực tế không có giá trị áp dụng khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTTN. 

Quy tắc trọng tài ICC quy định thời hạn ban hành PQTT là 6 tháng hoặc một thời hạn khác mà các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mặc dù tòa TP. HCM ra quyết định cho công nhận và thi hành phán quyết, nhưng TAND Cấp cao xem đây là  hành vi này là vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng. Tương tự như ở trên, dù có sự khác biệt giữa quy định của Luật TTTM và Quy tắc trọng tài ICC về thời hạn ban hành PQTT, nhưng đây không phải là một vi phạm thủ tục nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên, đặc biệt là bên phải thi hành PQTT. 

Việc giải thích, áp dụng pháp luật mà không tham chiếu đến thông lệ, quy định quốc tế cũng như thỏa thuận của các bên dẫn đến kết quả của toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài không được công nhận, lãng phí thời gian, công sức của các bên liên quan. Trường hợp nhận được một một quyết định như trên, nhà đầu tư nước ngoài buộc phải khởi động một vụ kiện trọng tài đầu tư, theo cơ chế bị “khước từ công lý” (denial of justice) do quyền lợi, quyền sở hữu tài sản bị tước bỏ bằng một quyết định tư pháp của nước tiếp nhận đầu tư trong khuôn khổ hiệp định bảo hộ đầu tư liên quan. 

3. Một số nguyên nhân 

(a) Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN 

Ngày 17/07/2019, Tòa án Nhân dân Tối cao (“TANDTC”) công bố dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN tại tòa án sơ thẩm, và đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu lấy ý kiến. Hiện chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích và áp dụng thống nhất các quy định liên quan đến công nhận và cho thi hành PQTTNN. Điều này dẫn đến việc khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN, mỗi hội đồng xét đơn sẽ có nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau, ngay cả các thẩm phán trong cùng một tòa án cũng có thể có các quan điểm khác nhau. 

Điển hình như, khi thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của HĐTT thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Hong Kong, TAND tỉnh Bình Dương đã quyết định đình chỉ yêu cầu này vì lý do: “Công ty A (bên yêu cầu) không thể cung cấp được địa chỉ hiện nay của Công ty C tại Việt Nam, đồng thời cũng không xác định được địa điểm nơi có tài sản của công ty C.” 

Tuy nhiên, sau khi TAND Cấp cao tại TP. HCM xem xét kháng cáo đã quyết định công nhận và cho thi hành PQTTNN này với lý do:“Tòa án là bên phải xác định địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người thi hành án nên Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng người yêu cầu không cung cấp được địa chỉ hiện nay của công ty C là chưa phù hợp với luật đã viện dẫn.” 

Mặc dù cùng viện dẫn quy định tại Điều 457.3(đ) BLTTDS (2015), tuy nhiên, hai tòa án khác nhau lại có hai cách hiểu khác nhau. Điều 473.3(đ) BLTTDS (2015) quy định về việc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có căn cứ sau: “Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài.” 

Điều 473.3(đ) BLTTDS (2015) chưa quy định rõ ràng người có trách nhiệm xác minh địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành, mà chỉ quy định về vấn đề “tòa án không xác định được”. Điều này gây ra sự không thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật giữa các tòa án liên quan đến vấn đề này: bên yêu cầu hay tòa án phải có nghĩa vụ xác định địa điểm có tải sản của bên phải thi hành.

  1. Hạn chế kinh nghiệm trong việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN 

Theo số liệu của Bộ Tư pháp (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019), các tòa án địa phương trên cả nước chỉ thụ lý tổng cộng 82 đơn yêu cầu. Theo số liệu thống kê riêng của TAND TP. HCM tổng số đơn yêu cầu mà tòa này đã thụ lý từ năm 2020 đến ngày 15/5/2023 là 10 đơn yêu cầu, cụ thể:[5] 

STT Năm Số thụ lý Chấp nhận yêu cầu Bác yêu cầu Tồn 
2020 
2021 
2022 
2023 

Những số liệu sơ bộ nêu trên phản ánh thực trạng số đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam còn khá thấp, chưa có thẩm phán chuyên trách có kinh nghiệm đối với loại việc dân sự này. 

  1. Công tác tổng kết, rà soát, đánh giá việc công nhận và cho thi hành PQTTNN còn hạn chế 

Năm 2020, Bộ Tư pháp đã công bố trên trang tin Pháp luật quốc tế, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ sở dữ liệu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, PQTTNN. Tuy nhiên sau gần 03 năm, các số liệu liên quan chỉ mới được cập nhật đến ngày 30/9/2019, Bộ Tư pháp cũng như TANDTC vẫn chưa tổng hợp, cập nhật và công bố công khai dữ liệu hằng năm. Như vậy, công tác tổng kết, rà soát, đánh giá việc công nhận và cho thi hành PQTTNN và việc thực hiện cam kết theo Công ước chưa nhận được sự quan tâm xác đáng, ảnh hưởng mức độ tin cậy, minh bạch, bình đẳng của môi trường pháp lý tại Việt Nam. 

CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI 

  • Cần tập huấn nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu đội ngũ thẩm phán kinh tế chuyên trách về giải quyết loại việc dân sự công nhận và cho thi hành PQTTNN, nâng cao chất lượng giải quyết xem xét đơn của các thẩm phán đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi quy định về công nhận và cho thi hành PQTTNN. 
  • Khi giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN (hoặc xem xét yêu cầu hủy PQTTTN), tòa án cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “không xét xử lại nội dung tranh chấp”. Nói cách khác, tòa án không nên tiến hành phiên họp xét đơn như một phiên xử “phúc thẩm” các bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại. 
  • Để từng bước nâng cao chất lượng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN cũng như nâng cao tỷ lệ đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, cần tiến hành nghiên cứu, thống kê, tổng kết lại các số liệu, dữ liệu liên quan đến loại việc dân sự này nhằm đánh giá, rút ra được nguyên nhân của các hạn chế, thiếu sót trong công tác giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN. 
  • Cần sớm hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS về công nhận và cho thi hành PQTTNN để việc diễn giải và áp dụng pháp luật được thống nhất và phù hợp hơn. 
  • Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý để tòa án Việt Nam hỗ trợ HĐTT nước ngoài trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, triệu tập nhân chứng, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, … trong quá trình tố tụng trọng tài nước ngoài. Thiếu sót này phần nào hạn chế tính kịp thời, thực thi, chung thẩm của PQTTNN. 
  • Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi Luật TTTM theo tiêu chí xác định “trọng tài nước ngoài” cần dựa trên địa điểm phân xử trọng tài (Seat of arbitration), chứ không nhất thiết là theo pháp luật nơi có trụ sở pháp nhân / trung tâm trọng tài được thành lập. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, việc một HĐTT tài giải quyết tranh chấp dưới sự quản lý các công tác nhân sự hành chính của vụ kiện bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC), vẫn có thể có địa điểm phân xử trọng tài ở Việt Nam, và theo quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa Trọng tài ICC (trụ sở Pháp) thì không thể xem là PQTTNN. 
  • Hạn chế việc vận dụng sơ cứng quy định cơ chế tố tụng bắt buộc theo pháp luật TTTM Việt Nam, mà trên tinh thần tôn trọng thỏa thuận của các bên về những vấn đề có thể thỏa thuận như thời hạn ban hành phán quyết cuối cùng, các quy trình tố tụng trọng tài, số lần nộp bản ý kiến, bản ý kiến phản hồi ... 
  • Trong TTTM quốc tế, cơ chế bên thứ ba tài trợ tố tụng (Third-party funding) là xu hướng phổ biến, Việt Nam hiện chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức công nhận cơ chế này. Vậy những vụ tranh chấp trọng tài quốc tế có áp dụng cơ chế tài trợ bên thứ ba khi thực thi phán quyết ở Việt Nam có bị xem là trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không? Đây là một vấn đề cũng cần lưu ý nhằm hội nhập với thông lệ trọng tài quốc tế trong bối cảnh gia tăng các vụ tranh chấp thương mại – đầu tư với giá trị tranh chấp ở quy mô lớn mà Chính phủ hoặc doanh nghiệp Việt Nam là một bên đương sự. 
  • Một số nội hàm luật nội dung của Việt Nam cũng cần được sửa đổi hoặc hướng dẫn, làm rõ nhằm tháo bỏ những “rào cản kỹ thuật” dẫn đến nguy cơ một PQTT nói chung, PQTTNN nói riêng có thể không được công nhận, thi hành. Chằng hạn Điều 470 BLTTDS về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền đối với bất động sản tại Việt Nam; hoặc một số quy định chỉ nhắc đến Tòa án (mà không có trọng tài) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, như quy định về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 125-129 Bộ luật Dân sự hoặc quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 Bộ luật Dân sự. 

KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE 

  • Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC),[8] riêng năm 2022 SIAC thụ lý giải quyết 357 đơn khởi kiện mới với tổng trị giá tranh chấp là 5,61 tỷ USD. Quý đầu tiên của năm 2023, SIAC gia tăng đáng kể đối với số lượng thụ lý đơn khởi kiện mới, 332 vụ. Việt Nam (cùng với các quốc gia ASEAN) là nước được xem là "khách hàng" sử dụng dịch vụ SIAC đứng trong “Top 10”. 
  • Tại các quốc gia thành viên của Công ước ở ASEAN, căn cứ thường bị viện dẫn để không công nhận và cho thi hành PQTTNN là vi phạm “chính sách công” (public policy) – vì định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này thường được diễn giải chung chung và rộng để áp dụng chính xác. Tuy nhiên, pháp luật Singapore có cách tiếp thận trọng hơn liên quan đến vấn đề chính sách công. Việc vận dụng không đúng các căn cứ pháp lý, quy định pháp luật hay sự kiện thực tế sẽ không bị đối chiếu so sánh với nội hàm chính sách công. Ngược lại, một số trường hợp việc công nhận và cho thi hành PQTTNN sẽ bị xem là vi phạm “trật tự hay chính sách công” chỉ khi: (i) việc công nhận vi phạm “các giá trị  cơ bản về đạo đức và công lý”; (ii) “gây xói mòn lương tri, niềm tin nội tâm”;hoặc (iii) có căn cứ chỉ ra rằng trọng tài viên nhận hối lộ, không độc lập từ các bên.
  • Pháp luật Singapore cho phép việc công nhận thi hành không chỉ phán quyết cuối cùng mà cả các phán quyết từng phần và phán quyết tạm thời, cũng như các quyết định khẩn cấp tạm thời của HĐTT nước ngoài tại Singapore – quy định mà hiện tại Việt Nam đang không có cơ chế. 
  • Singapore có cơ chế hỗ trợ tố tụng trọng tài quốc tế trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể, nếu nguyên đơn của một vụ kiện trọng tài quốc tế (như VIAC, ICC) xác định được bị đơn có tài sản tại Singapore, nguyên đơn có thể nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền của Singapore để yêu cầu áp dụng “lệnh Mareva” (Mareva Injunction) đối với tài sản đó.[13] Theo đó, một bên yêu cầu áp dụng lệnh Mareva cần phải chứng minh được: (i) bên đó có vị thế đủ mạnh về nội dung của các yêu cầu khởi kiện của họ; và (ii) tồn tại rủi ro thật sự rằng bị đơn sẽ tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thi hành án.[14]   
  1. Vị thế đủ mạnh của một bên về nội dung của vụ kiện mà tòa án Singapore thường sẽ xem xét sẽ ở mức khoảng trên 50% cơ hội chiến thắng, nhưng không nhất thiết phải luôn xem xét yếu tố này trong tất cả các trường hợp yêu cầu áp dụng lệnh Mareva.[15] 
  2. Những yếu tố liên quan đến việc xác định rủi ro thật sự về việc tẩu tán tài sản điển hình gồm: bản chất của tài sản là đối tượng của lệnh Mareva, và mức độ mà bên có tài sản đó có thể tẩu tán; bản chất và vị thế tài chính của bị đơn; địa điểm trụ sở hoặc cư trú của bị đơn; có cơ sở nào thể hiện bị đơn có khuynh hướng sẽ gây khó khăn cho việc thi hành án hay không … 

Nhìn chung, pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại tại Việt Nam trong những năm qua đã có quá trình hình thành và phát triển nhanh chóng, dần trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại phổ biến và được tin cậy, ưa chuộng trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, một số vấn đề tồn đọng trong thực trạng hủy PQTTTN hoặc từ chối công nhận và thi hành PQTTNN cho thấy cần có những thay đổi thực chất và toàn diện hơn, mà nền tảng dựa trên sự hỗ trợ từ hệ thống cơ quan tư pháp, tòa án Việt Nam. 

avatar
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu Sau gần 30 năm Công ước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, tỷ lệ công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo thống kê của Bộ Tư pháp (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019), có 84 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam, trong đó có: 39 đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 47%); 12 đơn yêu cầu bị đình chỉ giải quyết; và 33 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận và cho thi hành (chiếm tỷ lệ 39,3%). Các căn cứ phổ biến mà PQTTNN bị từ chối công nhận và cho thi hành bao gồm: Có 23/33 trường hợp (chiếm 70% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: các bị đơn trong vụ kiện đã không được thông báo kịp thời và hợp lệ các tài liệu liên quan đến tố tụng trọng tài vì vậy các bị đơn đã không được thực hiện quyền tố tụng của mình; Có 12/33 trường hợp (chiếm 36% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: thỏa thuận trọng tài không được ký kết hợp lệ bởi người đại diện có thẩm quyền của bị đơn hoặc không có năng lực để ký kết thỏa thuận trọng tài; Có 7/33 trường hợp (chiếm 21% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: PQTTNN vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; và Có 3/33 trường hợp (chiếm 10% trên tổng số đơn yêu cầu bị từ chối) với căn cứ là: HĐTT giải quyết vụ kiện vượt quá thẩm quyền của mình và thành phần của HĐTT không phù hợp với thỏa thuận trọng tài. 2. Hạn chế, bất cập trên thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu Mặc dù các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành PQTTNN tương thích với Công ước, trên thực tiễn giải quyết, việc giải thích và áp dụng pháp luật của các tòa án Việt Nam vẫn còn bất cập, chưa phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế. (a) Các bên ký thỏa thuận Trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên. Tại Điều 459.1(a) BLTTDS (2015) quy định về trường hợp không công nhận PQTTNN khi “các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên”. Quy định này yêu cầu tòa án xét đơn phải căn cứ vào “pháp luật được áp dụng cho mỗi bên” để xác định năng lực, thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài. Việc áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của bên nước ngoài là chưa phù hợp. Đối với trường hợp này, tòa án phải áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định. Cụ thể, đối với bên nước ngoài, nên vận dụng các quy định liên quan tại BLTTDS 5 như Điều 466 về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài và Điều 467 về năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nhà nước nước ngoài. Điển hình, Quyết định số 12/2012/TLST-KDTM ngày 18/5/2012 của TAND tỉnh Long An về không công nhận quyết định của HĐTT thuộc Hiệp hội Bông Quốc tế (Liverpool, Anh Quốc) với lý do:[2] “Thỏa thuận trọng tài không có giá trị do người ký không có thẩm quyền: công ty E phải có hai người cùng ký vào hợp đồng theo hồ sơ sổ đăng ký điện tử nhưng hợp đồng giữa công ty E và công ty T chỉ do một người ký, người đại diện công ty T không phải là người đại diện theo pháp luật và cũng không được ủy quyền (phó giám đốc ký không có giấy ủy quyền, kể cả trong trường hợp văn bản đã có ký dấu của công ty) vi phạm quy định tại Điều 140 BLDS về người đại diện Pháp nhân. Kể cả khi trước đó các bên đã ký kết các hợp đồng khác thì tòa án cũng cho rằng tập quán thương mại chỉ áp dụng trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận.”. Trong việc giải quyết đơn yêu cầu này, tòa án đã dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam để xem xét năng lực ký thỏa thuận trọng tài mà không áp dụng pháp luật của bên nước ngoài (Thụy Sĩ). Theo đó, tòa án đã nêu căn cứ trên (cùng với căn cứ về việc tống đạt tài liệu tố tụng) để từ chối công nhận và cho thi hành PQTT này. (b) Trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam BLTTDS (2015) hiện không có quy định giải thích đầy đủ hướng dẫn liên quan đến “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TANDTC (hướng dẫn về tố tụng trọng tài trong nước, cụ thể là Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (“Luật TTTM”), mà không hướng dẫn BLTTDS liên quan đến việc công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam), chỉ mới dừng lại ở việc giải thích rằng:  “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.” (Điều 14.2(đ), Nghị quyết 01/2014). Cách quy định này chưa cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất ở tòa án các cấp. Bất cập này thể hiện tại số PQTTNN bị từ chối công nhận và cho thi hành ở mức 21% trên tổng số 33 đơn yêu cầu bị từ chối công nhận (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019). Liên quan đến việc giải thích và áp dụng “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, TAND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 11/2019/QĐ-PQTT ngày 14/11/2019 hủy PQTTTN giải quyết tranh chấp giữa nhà thầu nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam (vốn nhà nước) dựa trên các lý do như: phán quyết vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên khi HĐTT áp dụng Quy tắc về thu thập chứng cứ và không tự chỉ định nhân chứng chuyên gia để xem xét đánh giá chứng cứ. TAND TP. Hà Nội nhận định việc HĐTT đã thay đổi nơi tổ chức phiên họp giải quyết vụ tranh chấp (từ Hà Nội sang Osaka, Nhật Bản) là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, tòa này không chỉ ra được phán quyết  đó vi phạm cụ thể nguyên tắc cơ bản nào. Về bản chất, địa điểm giải quyết tranh chấp (seat of arbitration) của vụ kiện này vẫn được ghi nhận là tại Việt Nam, chỉ thay đổi về nơi tổ chức phiên họp (hearing venue) xuất phát từ bối cảnh bị đơn trong vụ kiện có những hành vi khởi kiện, gây trở ngại cho việc xét xử của HĐTT. Hai loại địa điểm này là khác nhau, một địa điểm đề cập đến địa điểm vật lý (nơi tổ chức phiên họp), một địa điểm liên quan đến địa điểm pháp lý (yếu tố xác định pháp luật tố tụng trọng tài và xác định tòa án hỗ trợ và giám sát tố tụng trọng tài). Nhận định của tòa án là không phù hợp với thực tiễn và tính chất của tố tụng trọng tài quốc tế. (c) Việc diễn giải các quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế bởi tòa án Việt Nam không phù hợp với thông lệ trọng tài quốc tế và thỏa thuận của các bênNhà đầu tư Singapore và doanh nghiệp Việt Nam (vốn nhà nước) phát sinh tranh chấp được giải quyết bởi Tòa Trọng tài Quốc tế ICC. Địa điểm trọng tài tại Việt Nam. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên đã tự nguyện đạt được thỏa thuận hòa giải nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp, theo đó HĐTT công nhận thỏa thuận này của các bên. Doanh nghiệp phía Việt Nam vi phạm nghĩa vụ thanh toán của mình sau khi đã thanh toán được một phần khoản tiền nợ cam kết. Sau khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của nhà đầu tư Singapore, tòa án của Việt Nam đã công nhận phán quyết này (tại quyết định số 766/2021/QĐSTKDTM ngày 26/5/2021 của TAND TP. HCM). Tuy nhiên, tại quyết định số 24/2022/QĐ-PT, TAND Cấp cao đã từ chối công nhận và cho thi hành PQTT, với các lý do chính như: HĐTT đã không thực hiện việc lập biên bản hòa giải thành là vi phạm thủ tục tố tụng; và HĐTT ban hành PQTT chậm 25 ngày so với quy định của Luật TTTM. Trong trường hợp này, HĐTT đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên dựa trên thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Việc không lập biên bản hòa giải thành chỉ nên được xem là một sai sót nhỏ bởi không phương hại đến quyền, lợi ích của các bên, không vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc lập biên bản trên cơ sở hòa giải thành thực tế không có giá trị áp dụng khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTTN. Quy tắc trọng tài ICC quy định thời hạn ban hành PQTT là 6 tháng hoặc một thời hạn khác mà các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mặc dù tòa TP. HCM ra quyết định cho công nhận và thi hành phán quyết, nhưng TAND Cấp cao xem đây là  hành vi này là vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng. Tương tự như ở trên, dù có sự khác biệt giữa quy định của Luật TTTM và Quy tắc trọng tài ICC về thời hạn ban hành PQTT, nhưng đây không phải là một vi phạm thủ tục nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên, đặc biệt là bên phải thi hành PQTT. Việc giải thích, áp dụng pháp luật mà không tham chiếu đến thông lệ, quy định quốc tế cũng như thỏa thuận của các bên dẫn đến kết quả của toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài không được công nhận, lãng phí thời gian, công sức của các bên liên quan. Trường hợp nhận được một một quyết định như trên, nhà đầu tư nước ngoài buộc phải khởi động một vụ kiện trọng tài đầu tư, theo cơ chế bị “khước từ công lý” (denial of justice) do quyền lợi, quyền sở hữu tài sản bị tước bỏ bằng một quyết định tư pháp của nước tiếp nhận đầu tư trong khuôn khổ hiệp định bảo hộ đầu tư liên quan. 3. Một số nguyên nhân (a) Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN Ngày 17/07/2019, Tòa án Nhân dân Tối cao (“TANDTC”) công bố dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN tại tòa án sơ thẩm, và đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu lấy ý kiến. Hiện chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích và áp dụng thống nhất các quy định liên quan đến công nhận và cho thi hành PQTTNN. Điều này dẫn đến việc khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN, mỗi hội đồng xét đơn sẽ có nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau, ngay cả các thẩm phán trong cùng một tòa án cũng có thể có các quan điểm khác nhau. Điển hình như, khi thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của HĐTT thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Hong Kong, TAND tỉnh Bình Dương đã quyết định đình chỉ yêu cầu này vì lý do: “Công ty A (bên yêu cầu) không thể cung cấp được địa chỉ hiện nay của Công ty C tại Việt Nam, đồng thời cũng không xác định được địa điểm nơi có tài sản của công ty C.” Tuy nhiên, sau khi TAND Cấp cao tại TP. HCM xem xét kháng cáo đã quyết định công nhận và cho thi hành PQTTNN này với lý do:“Tòa án là bên phải xác định địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người thi hành án nên Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng người yêu cầu không cung cấp được địa chỉ hiện nay của công ty C là chưa phù hợp với luật đã viện dẫn.” Mặc dù cùng viện dẫn quy định tại Điều 457.3(đ) BLTTDS (2015), tuy nhiên, hai tòa án khác nhau lại có hai cách hiểu khác nhau. Điều 473.3(đ) BLTTDS (2015) quy định về việc ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có căn cứ sau: “Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài.” Điều 473.3(đ) BLTTDS (2015) chưa quy định rõ ràng người có trách nhiệm xác minh địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành, mà chỉ quy định về vấn đề “tòa án không xác định được”. Điều này gây ra sự không thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật giữa các tòa án liên quan đến vấn đề này: bên yêu cầu hay tòa án phải có nghĩa vụ xác định địa điểm có tải sản của bên phải thi hành.Hạn chế kinh nghiệm trong việc giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN Theo số liệu của Bộ Tư pháp (tính từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/9/2019), các tòa án địa phương trên cả nước chỉ thụ lý tổng cộng 82 đơn yêu cầu. Theo số liệu thống kê riêng của TAND TP. HCM tổng số đơn yêu cầu mà tòa này đã thụ lý từ năm 2020 đến ngày 15/5/2023 là 10 đơn yêu cầu, cụ thể:[5] STT Năm Số thụ lý Chấp nhận yêu cầu Bác yêu cầu Tồn 1 2020 4 3 0 1 2 2021 2 1 0 1 3 2022 2 0 0 2 4 2023 2 0 1 1 Những số liệu sơ bộ nêu trên phản ánh thực trạng số đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam còn khá thấp, chưa có thẩm phán chuyên trách có kinh nghiệm đối với loại việc dân sự này. Công tác tổng kết, rà soát, đánh giá việc công nhận và cho thi hành PQTTNN còn hạn chế Năm 2020, Bộ Tư pháp đã công bố trên trang tin Pháp luật quốc tế, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, cơ sở dữ liệu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, PQTTNN. Tuy nhiên sau gần 03 năm, các số liệu liên quan chỉ mới được cập nhật đến ngày 30/9/2019, Bộ Tư pháp cũng như TANDTC vẫn chưa tổng hợp, cập nhật và công bố công khai dữ liệu hằng năm. Như vậy, công tác tổng kết, rà soát, đánh giá việc công nhận và cho thi hành PQTTNN và việc thực hiện cam kết theo Công ước chưa nhận được sự quan tâm xác đáng, ảnh hưởng mức độ tin cậy, minh bạch, bình đẳng của môi trường pháp lý tại Việt Nam. CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI Cần tập huấn nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu đội ngũ thẩm phán kinh tế chuyên trách về giải quyết loại việc dân sự công nhận và cho thi hành PQTTNN, nâng cao chất lượng giải quyết xem xét đơn của các thẩm phán đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi quy định về công nhận và cho thi hành PQTTNN. Khi giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN (hoặc xem xét yêu cầu hủy PQTTTN), tòa án cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “không xét xử lại nội dung tranh chấp”. Nói cách khác, tòa án không nên tiến hành phiên họp xét đơn như một phiên xử “phúc thẩm” các bản án sơ thẩm kinh doanh thương mại. Để từng bước nâng cao chất lượng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN cũng như nâng cao tỷ lệ đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, cần tiến hành nghiên cứu, thống kê, tổng kết lại các số liệu, dữ liệu liên quan đến loại việc dân sự này nhằm đánh giá, rút ra được nguyên nhân của các hạn chế, thiếu sót trong công tác giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN. Cần sớm hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS về công nhận và cho thi hành PQTTNN để việc diễn giải và áp dụng pháp luật được thống nhất và phù hợp hơn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý để tòa án Việt Nam hỗ trợ HĐTT nước ngoài trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, triệu tập nhân chứng, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, … trong quá trình tố tụng trọng tài nước ngoài. Thiếu sót này phần nào hạn chế tính kịp thời, thực thi, chung thẩm của PQTTNN. Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi Luật TTTM theo tiêu chí xác định “trọng tài nước ngoài” cần dựa trên địa điểm phân xử trọng tài (Seat of arbitration), chứ không nhất thiết là theo pháp luật nơi có trụ sở pháp nhân / trung tâm trọng tài được thành lập. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, việc một HĐTT tài giải quyết tranh chấp dưới sự quản lý các công tác nhân sự hành chính của vụ kiện bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC), vẫn có thể có địa điểm phân xử trọng tài ở Việt Nam, và theo quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa Trọng tài ICC (trụ sở Pháp) thì không thể xem là PQTTNN. Hạn chế việc vận dụng sơ cứng quy định cơ chế tố tụng bắt buộc theo pháp luật TTTM Việt Nam, mà trên tinh thần tôn trọng thỏa thuận của các bên về những vấn đề có thể thỏa thuận như thời hạn ban hành phán quyết cuối cùng, các quy trình tố tụng trọng tài, số lần nộp bản ý kiến, bản ý kiến phản hồi ... Trong TTTM quốc tế, cơ chế bên thứ ba tài trợ tố tụng (Third-party funding) là xu hướng phổ biến, Việt Nam hiện chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức công nhận cơ chế này. Vậy những vụ tranh chấp trọng tài quốc tế có áp dụng cơ chế tài trợ bên thứ ba khi thực thi phán quyết ở Việt Nam có bị xem là trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không? Đây là một vấn đề cũng cần lưu ý nhằm hội nhập với thông lệ trọng tài quốc tế trong bối cảnh gia tăng các vụ tranh chấp thương mại – đầu tư với giá trị tranh chấp ở quy mô lớn mà Chính phủ hoặc doanh nghiệp Việt Nam là một bên đương sự. Một số nội hàm luật nội dung của Việt Nam cũng cần được sửa đổi hoặc hướng dẫn, làm rõ nhằm tháo bỏ những “rào cản kỹ thuật” dẫn đến nguy cơ một PQTT nói chung, PQTTNN nói riêng có thể không được công nhận, thi hành. Chằng hạn Điều 470 BLTTDS về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền đối với bất động sản tại Việt Nam; hoặc một số quy định chỉ nhắc đến Tòa án (mà không có trọng tài) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, như quy định về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 125-129 Bộ luật Dân sự hoặc quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 Bộ luật Dân sự. KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC),[8] riêng năm 2022 SIAC thụ lý giải quyết 357 đơn khởi kiện mới với tổng trị giá tranh chấp là 5,61 tỷ USD. Quý đầu tiên của năm 2023, SIAC gia tăng đáng kể đối với số lượng thụ lý đơn khởi kiện mới, 332 vụ. Việt Nam (cùng với các quốc gia ASEAN) là nước được xem là "khách hàng" sử dụng dịch vụ SIAC đứng trong “Top 10”. Tại các quốc gia thành viên của Công ước ở ASEAN, căn cứ thường bị viện dẫn để không công nhận và cho thi hành PQTTNN là vi phạm “chính sách công” (public policy) – vì định nghĩa liên quan đến thuật ngữ này thường được diễn giải chung chung và rộng để áp dụng chính xác. Tuy nhiên, pháp luật Singapore có cách tiếp thận trọng hơn liên quan đến vấn đề chính sách công. Việc vận dụng không đúng các căn cứ pháp lý, quy định pháp luật hay sự kiện thực tế sẽ không bị đối chiếu so sánh với nội hàm chính sách công. Ngược lại, một số trường hợp việc công nhận và cho thi hành PQTTNN sẽ bị xem là vi phạm “trật tự hay chính sách công” chỉ khi: (i) việc công nhận vi phạm “các giá trị  cơ bản về đạo đức và công lý”; (ii) “gây xói mòn lương tri, niềm tin nội tâm”;hoặc (iii) có căn cứ chỉ ra rằng trọng tài viên nhận hối lộ, không độc lập từ các bên.Pháp luật Singapore cho phép việc công nhận thi hành không chỉ phán quyết cuối cùng mà cả các phán quyết từng phần và phán quyết tạm thời, cũng như các quyết định khẩn cấp tạm thời của HĐTT nước ngoài tại Singapore – quy định mà hiện tại Việt Nam đang không có cơ chế. Singapore có cơ chế hỗ trợ tố tụng trọng tài quốc tế trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể, nếu nguyên đơn của một vụ kiện trọng tài quốc tế (như VIAC, ICC) xác định được bị đơn có tài sản tại Singapore, nguyên đơn có thể nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền của Singapore để yêu cầu áp dụng “lệnh Mareva” (Mareva Injunction) đối với tài sản đó.[13] Theo đó, một bên yêu cầu áp dụng lệnh Mareva cần phải chứng minh được: (i) bên đó có vị thế đủ mạnh về nội dung của các yêu cầu khởi kiện của họ; và (ii) tồn tại rủi ro thật sự rằng bị đơn sẽ tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thi hành án.[14]   Vị thế đủ mạnh của một bên về nội dung của vụ kiện mà tòa án Singapore thường sẽ xem xét sẽ ở mức khoảng trên 50% cơ hội chiến thắng, nhưng không nhất thiết phải luôn xem xét yếu tố này trong tất cả các trường hợp yêu cầu áp dụng lệnh Mareva.[15] Những yếu tố liên quan đến việc xác định rủi ro thật sự về việc tẩu tán tài sản điển hình gồm: bản chất của tài sản là đối tượng của lệnh Mareva, và mức độ mà bên có tài sản đó có thể tẩu tán; bản chất và vị thế tài chính của bị đơn; địa điểm trụ sở hoặc cư trú của bị đơn; có cơ sở nào thể hiện bị đơn có khuynh hướng sẽ gây khó khăn cho việc thi hành án hay không … Nhìn chung, pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại tại Việt Nam trong những năm qua đã có quá trình hình thành và phát triển nhanh chóng, dần trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại phổ biến và được tin cậy, ưa chuộng trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, một số vấn đề tồn đọng trong thực trạng hủy PQTTTN hoặc từ chối công nhận và thi hành PQTTNN cho thấy cần có những thay đổi thực chất và toàn diện hơn, mà nền tảng dựa trên sự hỗ trợ từ hệ thống cơ quan tư pháp, tòa án Việt Nam.