0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60d3f0c17eeda-tieu-dung.png.webp

Bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng

Luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2011. Một trong những nội dung cơ bản được quy định tại văn bản này là quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Cùng LegalZone tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính bài viết

Quy định về bảo vệ người tiêu dùng

Người tiêu dùng gồm những ai?

Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp (bên bán).

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận.

4. Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

>>>>> Tham khảo: Tư vấn pháp luật miễn phí

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

  • Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận;
  • Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;
  • Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi của bên bán xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Các hành vi bị cấm

Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định các hành vi sau là hành vi bị cấm:

  • Bên bán lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về Hàng hóa, dịch vụ; Uy tín, khả năng kinh doanh; Nội dung, đặc điểm giao dịch.
  • Bên bán quấy rối người tiêu dùng.
  • Bên bán ép buộc người tiêu dùng.
  • Bên bán thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Bên bán yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước.
  • Lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
  • Bên bán lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
  • Bên bán kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Số hotline của tổng cục quản lý thị trường

Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, số điện thoại: 1900.888.655 sẽ là số Hotline mới tiếp nhận thông tin tố giác từ người dân và doanh nghiệp về các hành vi như: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu; Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bao ve nguoi tieu dung và hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật; các thông tin phản ánh về đạo đức công vụ của công chức hành pháp. 

Mọi vướng mắc pháp lý, Hãy liên hệ ngay LegalZone để được tư vấn hỗ trợ kịp thời bạn nhé!

avatar
Cao Hải
1030 ngày trước
Bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùngLuật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2011. Một trong những nội dung cơ bản được quy định tại văn bản này là quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Cùng LegalZone tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.Nội dung chính bài viếtQuy định về bảo vệ người tiêu dùngNgười tiêu dùng gồm những ai?Quyền của người tiêu dùngNghĩa vụ của người tiêu dùngCác hành vi bị cấmSố hotline của tổng cục quản lý thị trườngQuy định về bảo vệ người tiêu dùngNgười tiêu dùng gồm những ai?Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.Quyền của người tiêu dùng1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp (bên bán).2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác.3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận.4. Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch.5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.>>>>> Tham khảo: Tư vấn pháp luật miễn phíNghĩa vụ của người tiêu dùngKiểm tra hàng hóa trước khi nhận;Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi của bên bán xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.Các hành vi bị cấmĐiều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định các hành vi sau là hành vi bị cấm:Bên bán lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về Hàng hóa, dịch vụ; Uy tín, khả năng kinh doanh; Nội dung, đặc điểm giao dịch.Bên bán quấy rối người tiêu dùng.Bên bán ép buộc người tiêu dùng.Bên bán thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.Bên bán yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước.Lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.Bên bán lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.Bên bán kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.Số hotline của tổng cục quản lý thị trườngTổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, số điện thoại: 1900.888.655 sẽ là số Hotline mới tiếp nhận thông tin tố giác từ người dân và doanh nghiệp về các hành vi như: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu; Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bao ve nguoi tieu dung và hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật; các thông tin phản ánh về đạo đức công vụ của công chức hành pháp. Mọi vướng mắc pháp lý, Hãy liên hệ ngay LegalZone để được tư vấn hỗ trợ kịp thời bạn nhé!