0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60bedbadd08b2-thanh-lap-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-2021.jpg.webp

CÁC BƯỚC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2021 THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT HIỆN NAY

thành lập doanh nghiệp năm 2021

Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021 theo quy định mới nhất hiện nay

Hiện nay nhiều nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Sau đây Legalzone sẽ cung cấp chi tiết Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021 theo quy định mới nhất. 

Doanh nghiệp là gì?

thành lập doanh nghiệp năm 2021

Theo Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp để tiến hành thành lập doanh nghiệp
 

Thủ tục thành lập công ty đầu tiên mà mọi cá nhân, tổ chức cần thực hiện chính là xác định loại hình công ty. Việc làm này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mọi người nên cân nhắc và xác định cho mình một loại hình phù hợp.

thành lập doanh nghiệp năm 2021

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 4 loại hình công ty chính gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Đây là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó được chia thành hai loại hình nhỏ là:

– Công ty TNHH một thành viên

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Loại hình doanh nghiệp này được thành lập bởi vốn của nhiều cá nhân/tổ chức. Số vốn góp sẽ được quy đổi bằng cổ phần và người góp vốn sẽ được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần bắt buộc có số cổ đông tối thiểu là 3 người. Thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng tương tư như các loại hình công ty khác, chỉ khác một số hồ sơ chuẩn bị.

 Doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

 Công ty hợp danh

Tại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh ít được nhắc đến. Trong đó, phải có từ 2 hai chủ sở hữu trở lên cùng kinh doanh bằng một tên gọi. Sau khi hoàn tất thành lập doanh nghiệp, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, điểm bất cập của loại hình này là không được phát hành chứng khoán.

Bước 2: Chọn tên doanh nghiệp khi  thành lập doanh nghiệp
 

Mọi người dành rất nhiều tâm huyết, công sức khi đặt tên cho công ty. Tuy nhiên dù lựa chọn theo bất kỳ ý đồ nào thì điều kiện bắt buộc vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Đặt tên công ty là thủ tục thành lập công ty khiến không ít cá nhân, tổ chức đau đầu.

Lưu ý khi đặt tên công ty

Theo quy định tại Điều 37, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2020 về Tên doanh nghiệp thì:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

 

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

 Loại hình doanh nghiệp

 

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần. Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh. Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

 

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 

 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

 

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý cách  đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:

  • Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  •  Phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  • Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp về tên trùng và nhầm lẫn. Cụ thể:

 

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

 Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Trường hợp cấm đặt tên

 

 – Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Bước 3. Chọn địa chỉ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp 

Trước khi thành lập doanh nghiệp

Quy định tại điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam:

  • Là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính
  • Có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bước 4: Chọn vốn điều lệ khi thành lập  doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

>>> Tham khảo bài viết: Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp năm 2021

thành lập doanh nghiệp năm 2021

Thủ tục thành lập công ty không thể thiếu việc chuẩn bị hồ sơ. Đối với mỗi loại hình công ty, quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng. Do đó, trước khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần…vv, quý khách hàng nhớ xác định rõ loại hình doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH

Theo quy định tại Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ thanh lap cong ty TNHH bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

 5.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

Theo quy định tại điều 22 Luật DN 2020, hồ sơ thanh lap cong ty cổ phần bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là bài viết về Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thành lập doanh nghiệp năm 2021 hoàn toàn miễn phí.

 

avatar
Trịnh Phương Oanh
1322 ngày trước
CÁC BƯỚC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2021 THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT HIỆN NAY
Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021 theo quy định mới nhất hiện nayHiện nay nhiều nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Sau đây Legalzone sẽ cung cấp chi tiết Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021 theo quy định mới nhất. Doanh nghiệp là gì?Theo Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp để tiến hành thành lập doanh nghiệp Thủ tục thành lập công ty đầu tiên mà mọi cá nhân, tổ chức cần thực hiện chính là xác định loại hình công ty. Việc làm này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mọi người nên cân nhắc và xác định cho mình một loại hình phù hợp.Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 4 loại hình công ty chính gồm:Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)Đây là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó được chia thành hai loại hình nhỏ là:– Công ty TNHH một thành viên– Công ty TNHH hai thành viên trở lênCông ty cổ phầnLoại hình doanh nghiệp này được thành lập bởi vốn của nhiều cá nhân/tổ chức. Số vốn góp sẽ được quy đổi bằng cổ phần và người góp vốn sẽ được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần bắt buộc có số cổ đông tối thiểu là 3 người. Thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng tương tư như các loại hình công ty khác, chỉ khác một số hồ sơ chuẩn bị. Doanh nghiệp tư nhânTheo quy định tại điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 thì:1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Công ty hợp danhTại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh ít được nhắc đến. Trong đó, phải có từ 2 hai chủ sở hữu trở lên cùng kinh doanh bằng một tên gọi. Sau khi hoàn tất thành lập doanh nghiệp, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, điểm bất cập của loại hình này là không được phát hành chứng khoán.Bước 2: Chọn tên doanh nghiệp khi  thành lập doanh nghiệp Mọi người dành rất nhiều tâm huyết, công sức khi đặt tên cho công ty. Tuy nhiên dù lựa chọn theo bất kỳ ý đồ nào thì điều kiện bắt buộc vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Đặt tên công ty là thủ tục thành lập công ty khiến không ít cá nhân, tổ chức đau đầu.Lưu ý khi đặt tên công tyTheo quy định tại Điều 37, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2020 về Tên doanh nghiệp thì:Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp;b) Tên riêng. Loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần. Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh. Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.  Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoàiTên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.Tên viết tắt của doanh nghiệpTên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.Lưu ý cách  đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diệnTên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp về tên trùng và nhầm lẫn. Cụ thể: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.Trường hợp cấm đặt tên  – Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.Bước 3. Chọn địa chỉ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp Trước khi thành lập doanh nghiệpQuy định tại điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam:Là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chínhCó số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).Bước 4: Chọn vốn điều lệ khi thành lập  doanh nghiệpTheo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì:Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.>>> Tham khảo bài viết: Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lênHồ sơ thành lập doanh nghiệp năm 2021Thủ tục thành lập công ty không thể thiếu việc chuẩn bị hồ sơ. Đối với mỗi loại hình công ty, quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng. Do đó, trước khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần…vv, quý khách hàng nhớ xác định rõ loại hình doanh nghiệp.Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHHTheo quy định tại Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ thanh lap cong ty TNHH bao gồm:1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.2. Điều lệ công ty.3. Danh sách thành viên.4. Bản sao các giấy tờ sau đây:a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; 5.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phầnTheo quy định tại điều 22 Luật DN 2020, hồ sơ thanh lap cong ty cổ phần bao gồm:1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.2. Điều lệ công ty.3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.4. Bản sao các giấy tờ sau đây:a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.Hồ sơ đăng ký thành lập công ty1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.2. Điều lệ công ty.3. Danh sách thành viên.4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhânHồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020:1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.Trên đây là bài viết về Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thành lập doanh nghiệp năm 2021 hoàn toàn miễn phí.