0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file62fb15454a726-tù-tội--1-.jpg.webp

CỰU TRƯỞNG CÔNG AN TÂY HỒ BỊ PHẠT HƠN 7 NĂM TÙ

HÀ NỘI - Cựu đại tá Phùng Anh Lê bị phạt 7 năm 6 tháng tù do "chủ mưu" vụ nhận tiền để thả bị can trái pháp luật. Tại phiên toà, ông Lê không nhận tội.

Trưa 14/8, TAND Hà Nội phạt ông Phùng Anh Lê, 55 tuổi, cựu Trưởng công an quận Tây Hồ, mức án trên về tội Nhận hối lộ, thấp hơn hình phạt đề nghị của VKS (9-10 năm tù). Ông Lê phải trả lại 110 triệu đồng đã nhận.  

Ba cựu thuộc cấp của ông Lê ở Công an quận Tây Hồ là Nguyễn Đức Châu, cựu Đội trưởng Cảnh sát hình sự, bị phạt 10 tháng 28 ngày, bằng thời hạn tạm giam, do đó được trả tự do ngay tại tòa. Bị cáo Vũ Công Ngọc, cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự, bị phạt 6 tháng tù treo; Lê Đình Trung, cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, bị phạt 4 tháng 12 ngày tù, bằng thời gian bị tạm giam, được tòa ghi nhận đã chấp hành án xong.

Các ông Ngọc, Trung, Châu bị kết tội Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, theo Điều 378 Bộ luật Hình sự.

HĐXX nhận định các bị cáo được giao trọng trách đảm bảo an ninh trật tự nhưng đã vi phạm điều lệnh, vi phạm quy định pháp luật dẫn đến phạm tội. "Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng uy tín cơ quan tố tụng, nhất là cơ quan điều tra, gây mất niềm tin trong nhân dân", bản án nêu.

Toà cho rằng đủ cơ sở khẳng định Lê đã nhận 110 triệu đồng của gia đình Nguyễn Hữu Tài tại phòng làm việc, sau đó chỉ đạo miệng cấp dưới thả Tài ra khỏi nhà tạm giữ mà không đúng thủ tục pháp luật.

Ba bị cáo còn lại biết chỉ đạo của ông Lê là trái quy định nhưng không báo cáo cho cấp trên có thẩm quyền cũng như thông báo cho VKS cùng cấp thể thực hiện việc kiểm sát theo quy định. Song họ không hưởng lợi gì.

Bản án xác định, vụ án xảy ra còn có trách nhiệm của một số công an quận Tây Hồ. Ngoài ra, với các cá nhân có dấu hiệu đưa, mối giới hối lộ, HĐXX kiến nghị nhà chức trách có biện pháp kiểm điểm, xử lý.

Việc sửa chữa, làm thất lạc hồ sơ vụ án của bị can được tha trái pháp luật cũng được HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra và VKSND Tối cao làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.

Qua hai ngày xét hỏi và tranh luận, bị cáo Lê phủ nhận mọi cáo buộc, kêu oan, cho rằng cơ quan điều tra cùng các công tố viên đã làm việc không khách quan. Cựu trưởng Công an quận Tây Hồ nói "bị ép cung" và muốn thay đổi đại diện Viện kiểm sát duy trì công tố tại phiên toà.

Ông Lê cho rằng bị "buộc tội bằng niềm tin", không có bằng chứng vật chất mà chỉ dựa vào lời khai của các nhân chứng và các cán bộ dưới quyền. Những cán bộ này đều có "tư thù, cay cú" từ trước nên chỉ nêu các bằng chứng bất lợi - hành vi mà ông không làm.

Ông Lê yêu cầu xem xét lại tư cách nhân chứng của chú họ Phùng Văn Bảy, nói đây là người "nghiện cờ bạc", thường xuyên lợi dụng chức vụ, danh tiếng của cháu họ để làm việc riêng.

Song đối chất tại tòa, các bị cáo còn lại đều khai khớp với nội dung vụ việc, cho rằng "phải làm theo lệnh ông Lê, không thể trái". Các nhân chứng khai thời gian đã lâu, không nhớ rõ chính xác các chi tiết song đều khẳng định có việc đưa tiền cho ông Lê. Nhờ đó người nhà đã được thả khỏi nhà tạm giam, sau chưa đầy một ngày.

Cơ quan công tố khẳng định làm việc khách quan, công tâm nên không thay đổi nội dung truy tố. Việc chỉ truy tố một tội danh với ông Lê là "thể hiện sự nhân đạo của pháp luật".

Nói lời sau cùng, ông Lê cho hay sẽ "kêu oan đến chết". 

Vụ án khởi nguồn từ tháng 9/2016 khi Tài đầu thú về hành vi cùng đồng phạm bắt, đánh một người nợ tiền. Khi xác minh, điều tra viên đội hình sự thấy Tài có dấu hiệu của nhiều hành vi phạm tội khác nên đề xuất tạm giữ để điều tra.

Tài bị tạm giữ 4 ngày nhưng người thân của anh ta tìm gặp ông Bảy nhờ giúp đỡ. Ông Bảy đặt vấn đề và được Phùng Anh Lê ra điều kiện "nộp" 110 triệu đồng. Tối 22/9/2016, ông Bảy tới phòng làm việc của ông Lê, giao tiền.

Nhận tiền xong, ông Lê yêu cầu cấp dưới thả Tài. Khoảng 0h ngày 23/9/2016, Tài được về nhà sau chưa đầy một ngày bị tạm giữ. Những ngày sau, cán bộ đội hình sự nhiều lần đề xuất, xin ý kiến ông Lê tiếp tục xác minh. Tuy nhiên, ông Lê không đồng ý cho làm, nhiều cán bộ cũng bị "gạt" ra khỏi sự việc.

Ngày 22/1/2021, Công an Hà Nội lật lại hồ sơ và khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Tài cùng đồng bọn về tội Cướp tài sản.Sai phạm của ông Lê cùng thuộc cấp được làm sáng tỏ.

Ngày 29/4/2021,Nguyễn Hữu Tài bị TAND Hà Nội phạt 2 năm tù về tội Cướp tài sản, do đánh con nợ, ép trả 4 triệu đồng. Bốn đồng phạm của Tài bị phạt 15 tháng tù treo đến 20 tháng tù.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

avatar
Lê Phương Thảo
612 ngày trước
CỰU TRƯỞNG CÔNG AN TÂY HỒ BỊ PHẠT HƠN 7 NĂM TÙ
HÀ NỘI - Cựu đại tá Phùng Anh Lê bị phạt 7 năm 6 tháng tù do "chủ mưu" vụ nhận tiền để thả bị can trái pháp luật. Tại phiên toà, ông Lê không nhận tội.Trưa 14/8, TAND Hà Nội phạt ông Phùng Anh Lê, 55 tuổi, cựu Trưởng công an quận Tây Hồ, mức án trên về tội Nhận hối lộ, thấp hơn hình phạt đề nghị của VKS (9-10 năm tù). Ông Lê phải trả lại 110 triệu đồng đã nhận.  Ba cựu thuộc cấp của ông Lê ở Công an quận Tây Hồ là Nguyễn Đức Châu, cựu Đội trưởng Cảnh sát hình sự, bị phạt 10 tháng 28 ngày, bằng thời hạn tạm giam, do đó được trả tự do ngay tại tòa. Bị cáo Vũ Công Ngọc, cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự, bị phạt 6 tháng tù treo; Lê Đình Trung, cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, bị phạt 4 tháng 12 ngày tù, bằng thời gian bị tạm giam, được tòa ghi nhận đã chấp hành án xong.Các ông Ngọc, Trung, Châu bị kết tội Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, theo Điều 378 Bộ luật Hình sự.HĐXX nhận định các bị cáo được giao trọng trách đảm bảo an ninh trật tự nhưng đã vi phạm điều lệnh, vi phạm quy định pháp luật dẫn đến phạm tội. "Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng uy tín cơ quan tố tụng, nhất là cơ quan điều tra, gây mất niềm tin trong nhân dân", bản án nêu.Toà cho rằng đủ cơ sở khẳng định Lê đã nhận 110 triệu đồng của gia đình Nguyễn Hữu Tài tại phòng làm việc, sau đó chỉ đạo miệng cấp dưới thả Tài ra khỏi nhà tạm giữ mà không đúng thủ tục pháp luật.Ba bị cáo còn lại biết chỉ đạo của ông Lê là trái quy định nhưng không báo cáo cho cấp trên có thẩm quyền cũng như thông báo cho VKS cùng cấp thể thực hiện việc kiểm sát theo quy định. Song họ không hưởng lợi gì.Bản án xác định, vụ án xảy ra còn có trách nhiệm của một số công an quận Tây Hồ. Ngoài ra, với các cá nhân có dấu hiệu đưa, mối giới hối lộ, HĐXX kiến nghị nhà chức trách có biện pháp kiểm điểm, xử lý.Việc sửa chữa, làm thất lạc hồ sơ vụ án của bị can được tha trái pháp luật cũng được HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra và VKSND Tối cao làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.Qua hai ngày xét hỏi và tranh luận, bị cáo Lê phủ nhận mọi cáo buộc, kêu oan, cho rằng cơ quan điều tra cùng các công tố viên đã làm việc không khách quan. Cựu trưởng Công an quận Tây Hồ nói "bị ép cung" và muốn thay đổi đại diện Viện kiểm sát duy trì công tố tại phiên toà.Ông Lê cho rằng bị "buộc tội bằng niềm tin", không có bằng chứng vật chất mà chỉ dựa vào lời khai của các nhân chứng và các cán bộ dưới quyền. Những cán bộ này đều có "tư thù, cay cú" từ trước nên chỉ nêu các bằng chứng bất lợi - hành vi mà ông không làm.Ông Lê yêu cầu xem xét lại tư cách nhân chứng của chú họ Phùng Văn Bảy, nói đây là người "nghiện cờ bạc", thường xuyên lợi dụng chức vụ, danh tiếng của cháu họ để làm việc riêng.Song đối chất tại tòa, các bị cáo còn lại đều khai khớp với nội dung vụ việc, cho rằng "phải làm theo lệnh ông Lê, không thể trái". Các nhân chứng khai thời gian đã lâu, không nhớ rõ chính xác các chi tiết song đều khẳng định có việc đưa tiền cho ông Lê. Nhờ đó người nhà đã được thả khỏi nhà tạm giam, sau chưa đầy một ngày.Cơ quan công tố khẳng định làm việc khách quan, công tâm nên không thay đổi nội dung truy tố. Việc chỉ truy tố một tội danh với ông Lê là "thể hiện sự nhân đạo của pháp luật".Nói lời sau cùng, ông Lê cho hay sẽ "kêu oan đến chết". Vụ án khởi nguồn từ tháng 9/2016 khi Tài đầu thú về hành vi cùng đồng phạm bắt, đánh một người nợ tiền. Khi xác minh, điều tra viên đội hình sự thấy Tài có dấu hiệu của nhiều hành vi phạm tội khác nên đề xuất tạm giữ để điều tra.Tài bị tạm giữ 4 ngày nhưng người thân của anh ta tìm gặp ông Bảy nhờ giúp đỡ. Ông Bảy đặt vấn đề và được Phùng Anh Lê ra điều kiện "nộp" 110 triệu đồng. Tối 22/9/2016, ông Bảy tới phòng làm việc của ông Lê, giao tiền.Nhận tiền xong, ông Lê yêu cầu cấp dưới thả Tài. Khoảng 0h ngày 23/9/2016, Tài được về nhà sau chưa đầy một ngày bị tạm giữ. Những ngày sau, cán bộ đội hình sự nhiều lần đề xuất, xin ý kiến ông Lê tiếp tục xác minh. Tuy nhiên, ông Lê không đồng ý cho làm, nhiều cán bộ cũng bị "gạt" ra khỏi sự việc.Ngày 22/1/2021, Công an Hà Nội lật lại hồ sơ và khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Tài cùng đồng bọn về tội Cướp tài sản.Sai phạm của ông Lê cùng thuộc cấp được làm sáng tỏ.Ngày 29/4/2021,Nguyễn Hữu Tài bị TAND Hà Nội phạt 2 năm tù về tội Cướp tài sản, do đánh con nợ, ép trả 4 triệu đồng. Bốn đồng phạm của Tài bị phạt 15 tháng tù treo đến 20 tháng tù.Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội