0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6087882f27f41-cam-co-tai-san-la-gi.jpg.webp

Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật là một hình thức đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Vậy quy định về cầm cố tài sản như thế nào? Legalzone sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây:

Hợp đồng cầm cố tài sản

Bên cạnh các hình thức bảo đảm khác như thế chấp tài sản, ký quỹ, đặt cọc, tín chấp, bảo lãnh…thì hợp đồng cầm cố là hợp đồng được nhiều người lựa chọn thực hiện trên thực tế.

Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến cầm cố tài sản thường chưa được áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên thực tế, Legalzone nhận thấy có rất nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng cầm cố tài sản không phù hợp với quy định của định của pháp luật, dễ đẫn đến các trường hợp có tranh chấp và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Do đó, để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện cam co tai san, bạn nên nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Quy định về cầm cố tài sản

Vấn đề cầm cố tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự hiện hành với các nội dung cụ thể như sau:

Hình thức cầm cố tài sản: 

Việc cam co tai san phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Hiệu lực của cầm cố tài sản: 

cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Thời hạn cầm cố tài sản: 

Thời hạn cam co tai san do các bên thoả thuận.

Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

+   Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;

+   Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;

+   Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Quyền của bên cầm cố tài sản

Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:

+   Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ luật Dân sự 2005, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

+   Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;

+   Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;

+   Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

+   Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

Bên nhận cam co tai san có các nghĩa vụ sau đây:

+   Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

+   Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

+   Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;

+   Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quyền của bên nhận cầm cố tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:

+   Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;

+   Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;

+   Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;

+   Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Cầm cố nhiều tài sản

Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. 

Huỷ bỏ việc cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.

Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. 

Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố

Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;

trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

Chấm dứt cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+   Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

+   Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+   Tài sản cầm cố đã được xử lý;

+   Theo thoả thuận của các bên.

Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.

Như vậy, việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng.

Trong mọi trường hợp, cầm cố tài sản đều là sự thỏa thuận từ các bên về tài sản và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ dân sự.

Trên đây là một số quy định về cầm cố tài sản, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

avatar
Nguyễn Thị Tố Uyên
1322 ngày trước
Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật là một hình thức đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Vậy quy định về cầm cố tài sản như thế nào? Legalzone sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây:Hợp đồng cầm cố tài sảnBên cạnh các hình thức bảo đảm khác như thế chấp tài sản, ký quỹ, đặt cọc, tín chấp, bảo lãnh…thì hợp đồng cầm cố là hợp đồng được nhiều người lựa chọn thực hiện trên thực tế.Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến cầm cố tài sản thường chưa được áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật.Trên thực tế, Legalzone nhận thấy có rất nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng cầm cố tài sản không phù hợp với quy định của định của pháp luật, dễ đẫn đến các trường hợp có tranh chấp và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.Do đó, để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện cam co tai san, bạn nên nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.Quy định về cầm cố tài sảnVấn đề cầm cố tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự hiện hành với các nội dung cụ thể như sau:Hình thức cầm cố tài sản: Việc cam co tai san phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.Hiệu lực của cầm cố tài sản: cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.Thời hạn cầm cố tài sản: Thời hạn cam co tai san do các bên thoả thuận.Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sảnBên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:+   Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;+   Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;+   Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Quyền của bên cầm cố tài sảnBên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:+   Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ luật Dân sự 2005, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;+   Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;+   Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;+   Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;+   Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sảnBên nhận cam co tai san có các nghĩa vụ sau đây:+   Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;+   Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;+   Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;+   Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.Quyền của bên nhận cầm cố tài sảnBên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:+   Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;+   Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;+   Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;+   Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.Cầm cố nhiều tài sảnTrong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. Huỷ bỏ việc cầm cố tài sảnViệc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.Xử lý tài sản cầm cốTrường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cốTrong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.Thanh toán tiền bán tài sản cầm cốTiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.Chấm dứt cầm cố tài sảnViệc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:+   Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;+   Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;+   Tài sản cầm cố đã được xử lý;+   Theo thoả thuận của các bên.Trả lại tài sản cầm cốKhi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố.Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.Như vậy, việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng.Trong mọi trường hợp, cầm cố tài sản đều là sự thỏa thuận từ các bên về tài sản và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ dân sự.Trên đây là một số quy định về cầm cố tài sản, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ