0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file62c79f8b14c49-scott-graham-5fNmWej4tAA-unsplash-1024x683.jpg.webp

Có nên mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệp?

Việc bắt đầu công việc kinh doanh từ con số 0 có thể thật thú vị và ý nghĩa nhưng việc mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động cũng là một ý tưởng thú vị. Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc bàu viết Có nên mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệp?

Lợi ích khi mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệp

Khi mua lại doanh nghiệp chủ đầu tư có thể thấy được các lợi ích như sau:

  • Mua được lịch sử mà công ty đã phát triển: Khi mua lại Công ty thì Mã số thuế và ngày cấp Giấy phép lần đầu tiên của Công ty là không thay đổi; do đó chúng ta có thể có được lịch sử của Công ty. Thay vì ngày thành lập là thời điểm hiện tại thì bạn có thể lùi cột mốc này theo ngày thành lập của Công ty vừa mua.

Công ty có lịch sử hoạt động lâu dễ mang lại cảm giác tin tưởng cho khách hàng vì tâm lý khách hàng ưa chuộng sự ổn định đã có từ trước; thích những gì đã được kiểm chứng qua thời gian.

  • Có sẵn cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, quy trình hoạt động: Khi mua lại Công ty thì thông thường hai bên sẽ thỏa thuận chuyển giao nguyên tình trạng công ty từ chủ cũ sang chủ mới; trong đó bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất; mặt bằng kinh doanh; đội ngũ nhân sự, giấy tờ sổ sách; quy trình hoạt động kinh doanh,…

Do đó, bạn không phải tốn thời gian và công sức xây dựng mọi thứ từ đầu. Tất cả nỗ lực có thể dồn vào việc hoàn thiện và phát triển công ty lớn mạnh hơn nữa.

  • Tận dụng được cơ sở dữ liệu khách hàng có sẵn: Việc chuyển giao công ty khi hoàn tất thủ tục mua bán cũng sẽ bao gồm Danh sách khách hàng thân thiết; khách hàng tiềm năng đã có sẵn. Do đó bạn cũng tận dụng được đáng kể và bước đầu sẽ không mất nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng.
  • Có sẵn Thương hiệu: Nếu là công ty mới; bạn sẽ mất thời gian; tiền bạc và công sức để khách hàng tiếp cận, nhận diện; trải nghiệm và có niềm tin với Thương hiệu của mình. Còn khi mua lại Công ty thì Thương hiệu đã có sẵn; nếu Thương hiệu tốt thì những gì bạn cần làm tiếp theo là kế thừa và tiếp tục phát huy những dấu ấn đó.
  • Có được những Giấy phép con đã cấp: Ngoài Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng có thì đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Doanh nghiệp phải có thêm những loại Giấy phép do cơ quan chuyên ngành cấp (được gọi là Giấy phép con).

Những rủi ro có thể gặp phải

 Rủi ro về mặt pháp lý

Những rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm:

  • Rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản do vi phạm các nghĩa vụ về thuế hay nợ đọng các khoản tiền; không tuân thủ quy định của pháp luật khi kinh doanh);
  • Rủi ro đến từ cơ quan quản lý nhà nước – chủ thể có quyền ban hành các quyết định hành chính và có sẵn bộ máy để cưỡng chế thực hiện quyết định này; từ các hành động pháp lý của đối tác – chủ thể có quyền hành động hoặc không hành động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên;
  • Rủi ro đến từ các hành vi cố ý; vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,…. dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác.

Vì vậy việc tiến hành kiểm tra các vấn đề pháp lý trước khi quyết định mua lại là thực sự cần thiết.

Rủi ro về mặt tài chính

Khi xác định giá trị của một doanh nghiệp; bạn phải xem xét cả sản nghiệp của doanh nghiệp đó; gồm nguồn vốn; tài sản và nợ. Những rủi ro này có thể gồm rủi ro về nguồn vốn (ví dụ như bên mua chưa góp đủ vốn; nguồn vốn kinh doanh không minh bạch…); rủi ro về tài sản (việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế); rủi ro về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác.

Trong tài sản thì cần phải tính đến giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình. Tài sản vô hình chính là uy tín; chất lượng và những tài sản trí tuệ – những thứ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.

Điều kiện để mua lại một doanh nghiệp

Theo Luật Cạnh tranh 2018; mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp; tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát; chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành; nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Mua lại doanh nghiệp là một trong các hoạt động tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; do đó cần tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

  • Các doanh nghiệp mua lại phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành mua lại; nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018
  • Không thực hiện mua lại khi hành vi mua lại thuộc các trường hợp cấm tập trung kinh tế theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018

Các hình thức mua lại một doanh nghiệp

Mua lại cổ phần

Được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt; cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác.

Trường hợp công ty mua lại 100% cổ phần của công ty mục tiêu thì đó được gọi là hoạt động sáp nhập

Mua lại tài sản doanh nghiệp

  • Là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không qua các cổ đông của bên bán. Tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp này có thể là tài sản hữu hình như nhà xưởng; máy móc, quyền sử dụng đất đai… hoặc vô hình như thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối… Phần bán đi sẽ bị tách ra khỏi công ty bán; doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua phần tài sản mà không tham gia sở hữu doanh nghiệp bán.
  • Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Bên bán không còn tài sản để hoạt động và tự giải thể.

Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp lí khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu.

Trên đây là những tư vấn mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc.

Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này; vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: Support@legalzone.vn

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

avatar
Trần Đức Thành
749 ngày trước
Có nên mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệp?
Việc bắt đầu công việc kinh doanh từ con số 0 có thể thật thú vị và ý nghĩa nhưng việc mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động cũng là một ý tưởng thú vị. Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc bàu viết Có nên mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệp?Lợi ích khi mua lại một doanh nghiệp để khởi nghiệpKhi mua lại doanh nghiệp chủ đầu tư có thể thấy được các lợi ích như sau:Mua được lịch sử mà công ty đã phát triển: Khi mua lại Công ty thì Mã số thuế và ngày cấp Giấy phép lần đầu tiên của Công ty là không thay đổi; do đó chúng ta có thể có được lịch sử của Công ty. Thay vì ngày thành lập là thời điểm hiện tại thì bạn có thể lùi cột mốc này theo ngày thành lập của Công ty vừa mua.Công ty có lịch sử hoạt động lâu dễ mang lại cảm giác tin tưởng cho khách hàng vì tâm lý khách hàng ưa chuộng sự ổn định đã có từ trước; thích những gì đã được kiểm chứng qua thời gian.Có sẵn cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, quy trình hoạt động: Khi mua lại Công ty thì thông thường hai bên sẽ thỏa thuận chuyển giao nguyên tình trạng công ty từ chủ cũ sang chủ mới; trong đó bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất; mặt bằng kinh doanh; đội ngũ nhân sự, giấy tờ sổ sách; quy trình hoạt động kinh doanh,…Do đó, bạn không phải tốn thời gian và công sức xây dựng mọi thứ từ đầu. Tất cả nỗ lực có thể dồn vào việc hoàn thiện và phát triển công ty lớn mạnh hơn nữa.Tận dụng được cơ sở dữ liệu khách hàng có sẵn: Việc chuyển giao công ty khi hoàn tất thủ tục mua bán cũng sẽ bao gồm Danh sách khách hàng thân thiết; khách hàng tiềm năng đã có sẵn. Do đó bạn cũng tận dụng được đáng kể và bước đầu sẽ không mất nhiều công sức để tìm kiếm khách hàng.Có sẵn Thương hiệu: Nếu là công ty mới; bạn sẽ mất thời gian; tiền bạc và công sức để khách hàng tiếp cận, nhận diện; trải nghiệm và có niềm tin với Thương hiệu của mình. Còn khi mua lại Công ty thì Thương hiệu đã có sẵn; nếu Thương hiệu tốt thì những gì bạn cần làm tiếp theo là kế thừa và tiếp tục phát huy những dấu ấn đó.Có được những Giấy phép con đã cấp: Ngoài Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng có thì đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Doanh nghiệp phải có thêm những loại Giấy phép do cơ quan chuyên ngành cấp (được gọi là Giấy phép con).Những rủi ro có thể gặp phải Rủi ro về mặt pháp lýNhững rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm:Rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản do vi phạm các nghĩa vụ về thuế hay nợ đọng các khoản tiền; không tuân thủ quy định của pháp luật khi kinh doanh);Rủi ro đến từ cơ quan quản lý nhà nước – chủ thể có quyền ban hành các quyết định hành chính và có sẵn bộ máy để cưỡng chế thực hiện quyết định này; từ các hành động pháp lý của đối tác – chủ thể có quyền hành động hoặc không hành động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên;Rủi ro đến từ các hành vi cố ý; vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,…. dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác.Vì vậy việc tiến hành kiểm tra các vấn đề pháp lý trước khi quyết định mua lại là thực sự cần thiết.Rủi ro về mặt tài chínhKhi xác định giá trị của một doanh nghiệp; bạn phải xem xét cả sản nghiệp của doanh nghiệp đó; gồm nguồn vốn; tài sản và nợ. Những rủi ro này có thể gồm rủi ro về nguồn vốn (ví dụ như bên mua chưa góp đủ vốn; nguồn vốn kinh doanh không minh bạch…); rủi ro về tài sản (việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế); rủi ro về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác.Trong tài sản thì cần phải tính đến giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình. Tài sản vô hình chính là uy tín; chất lượng và những tài sản trí tuệ – những thứ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.Điều kiện để mua lại một doanh nghiệpTheo Luật Cạnh tranh 2018; mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp; tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát; chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành; nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Mua lại doanh nghiệp là một trong các hoạt động tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; do đó cần tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật cạnh tranh.Các doanh nghiệp mua lại phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành mua lại; nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018Không thực hiện mua lại khi hành vi mua lại thuộc các trường hợp cấm tập trung kinh tế theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018Các hình thức mua lại một doanh nghiệpMua lại cổ phầnĐược tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt; cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác.Trường hợp công ty mua lại 100% cổ phần của công ty mục tiêu thì đó được gọi là hoạt động sáp nhậpMua lại tài sản doanh nghiệpLà một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không qua các cổ đông của bên bán. Tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp này có thể là tài sản hữu hình như nhà xưởng; máy móc, quyền sử dụng đất đai… hoặc vô hình như thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối… Phần bán đi sẽ bị tách ra khỏi công ty bán; doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua phần tài sản mà không tham gia sở hữu doanh nghiệp bán.Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Bên bán không còn tài sản để hoạt động và tự giải thể.Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp lí khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu.Trên đây là những tư vấn mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc.Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này; vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội