0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file615126d560a49-luat-hinh-su.jpg.webp

Độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính

Trong thời gian gần đây, các hành vi vi phạm hình sự, dân sự và hành chính có xu hướng tăng lên, đặc biệt là có nhiều trường hợp trẻ vị thành niên vì hiểu biết, nhận thức còn chưa được toàn diện dẫn đến việc vướng vào vi phạm pháp luật nhưng nhiều bậc phụ huynh, nhiều gia đình lại dựa vào việc con, cháu mình còn nhỏ nên coi nhẹ.

Vậy, theo quy định của pháp luật thì độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính là bao nhiêu? Trong phạm vi bài viết này, Legalzone mời các bạn tham khảo quy định của pháp luật về vấn đề này. 

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Trước hết, cần phải hiểu rõ thế nào là trách nhiệm hình sự: hiểu đơn giản trách nhiệm hình sự của một cá nhân, tổ chức là việc cá nhân, tổ chức phạm tội phải tự mình chịu trách nhiệm và chịu những hậu quả pháp lí bất lợi đối với hành vi vi phạm, hành vi phạm tội của chính mình.

Đây là một loại trách nhiệm mang tính pháp lí, phạm vi của nó bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua tất cả các giai đoạn

khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến khâu điều tra, truy tố và xét xử, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự bao gồm cả biện pháp tư pháp và hình phạt và phải chịu mang án tích đối với hành vi mình đã gây ra.

độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính là một vấn đề đáng được quan tâm, điều này thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong việc quản lí những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, và nhằm mục đích răn đe, hạn chế các hành vi này.

Cụ thể, tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về độ tuổi đủ để một cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Bất cứ cá nhân nào có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên căn cứ theo tuổi thực tế được ghi nhận theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do chính bản thân mình gây ra, trừ những trường hợp có quy định khác.

Riêng đối với tội giết người, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật tại Điều 134 của Bộ luật này, tội hiếp dâm

hoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm mà đối tượng người bị hại là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội bắt cóc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài sản; tội phạm mang tính chất rất nghiêm trọng

hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định cụ thể tại một trong Điều sau đây thì chỉ cần người đó từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự:

Đối với tội liên quan đến quyền con người bao gồm tội cưỡng dâm quy định tại Điều 143 của Bộ luật này; tội mua bán người trái pháp luật (Điều 150); tội mua bán người mà đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi (Điều 151);

Tội liên quan đến tài sản của người khác bao gồm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 của Bộ luật này; tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội cướp giật tài sản (Điều 171) hoặc tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178);

Tội vi phạm các quy định của pháp luật đối với các chất ma túy và các tiền chất tại Điều 248 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249; tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252);

Các tội các theo quy định của pháp luật mang tính chất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 303, 304 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trong đó, có thể hiểu tội rất nghiêm trọng là tội mà áp dụng mức xử phạt cao nhất của khung hình phạt theo quy định của Bộ luật này có thời gian từ 07 năm tù đến 15 năm tù, gây nguy hại lớn cho xã hội,

tội đặc biệt nghiêm trọng là tội có mức cao nhất của khung hình phạt có thời gian trên 15 năm tù hoặc áp dụng hình thức xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mà mức độ gây hại được cho là đặc biệt lớn đối với xã hội.

Tuy nhiên, vấn đề về độ tuổi chỉ là một yếu tố để làm căn cứ xác minh một con người có đủ điều kiện để truy cứu và chịu trách nhiệm hình sự không, ngoài yếu tố này còn cần phải cân nhắc đến khả năng nhận thức, cụ thể tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể như sau:

Trường hợp người nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nhưng người đó đang trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khi đang mắc bệnh tâm thần có xác nhận, kiểm tra của cơ sở y tế có thẩm quyền

hoặc bất cứ căn bệnh nào khác dẫn đến không còn khả năng nhận thức hoặc không còn khả năng điều chỉnh hành vi của mình thì được pháp luật xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình đã gây ra.

Việc xác định một người có đúng là đang trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là một vấn đề vô cùng quan trọng khi bảo vệ quyền lợi của các bên và đảm bảo việc xử lí đúng người, đúng tội đối với những hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Độ tuổi xử phạt hành chính

Về độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính thì theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;

người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. (Điềm a Khoản 1 Điều 6).

Xử phạt hành chính là một hình thức xử phạt mà trong đó các biện pháp xử lí không được áp dụng đối với các đối tượng không được coi là tội phạm theo quy định của pháp luật.

Các hình thức xử phạt được áp dụng khi xử phạt hành chính bao gồm: phạt cảnh cáo, phạt nộp tiền hoặc tước đi quyền sử dụng giấy phép, thu giữ chứng chỉ hành nghề;… 

Độ tuổi có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012 như sau:

Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi mà cố tình vi phạm khi người vi có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm của mình không căn cứ vào ý chí chủ quan của người đó.

Ngoài ra, cũng trong Luật này, tại các Điều 90,92 có quy định: 

Khi một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng mà do ý chí chủ quan người đó cố tình thực hiện và người đó có độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thì pháp luật áp dụng biện pháp xử lí hành chính

là được giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú đối với trường hợp cá nhân có cư trú hợp pháp, nếu trong trường hợp cá nhân đó không có cư trú hoặc cư trú không hợp pháp thì sẽ áp dụng biện pháp xử lí đưa vào trường giáo dưỡng.

Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà tính chất vi phạm là đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội mà do người đó cố ý thực hiện thì áp dụng biện pháp xử kí đưa vào trường giáo dưỡng.

Trên đây là những thông tin cụ thể quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính.

Trên đây là bài viết mang tính chất tham khảo về chủ đề độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

avatar
Trần Mỹ Dung
935 ngày trước
Độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính
Trong thời gian gần đây, các hành vi vi phạm hình sự, dân sự và hành chính có xu hướng tăng lên, đặc biệt là có nhiều trường hợp trẻ vị thành niên vì hiểu biết, nhận thức còn chưa được toàn diện dẫn đến việc vướng vào vi phạm pháp luật nhưng nhiều bậc phụ huynh, nhiều gia đình lại dựa vào việc con, cháu mình còn nhỏ nên coi nhẹ.Vậy, theo quy định của pháp luật thì độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính là bao nhiêu? Trong phạm vi bài viết này, Legalzone mời các bạn tham khảo quy định của pháp luật về vấn đề này. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sựTrước hết, cần phải hiểu rõ thế nào là trách nhiệm hình sự: hiểu đơn giản trách nhiệm hình sự của một cá nhân, tổ chức là việc cá nhân, tổ chức phạm tội phải tự mình chịu trách nhiệm và chịu những hậu quả pháp lí bất lợi đối với hành vi vi phạm, hành vi phạm tội của chính mình.Đây là một loại trách nhiệm mang tính pháp lí, phạm vi của nó bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua tất cả các giai đoạnkhởi tố vụ án, khởi tố bị can đến khâu điều tra, truy tố và xét xử, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự bao gồm cả biện pháp tư pháp và hình phạt và phải chịu mang án tích đối với hành vi mình đã gây ra.độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính là một vấn đề đáng được quan tâm, điều này thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong việc quản lí những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, và nhằm mục đích răn đe, hạn chế các hành vi này.Cụ thể, tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về độ tuổi đủ để một cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:Bất cứ cá nhân nào có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên căn cứ theo tuổi thực tế được ghi nhận theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do chính bản thân mình gây ra, trừ những trường hợp có quy định khác.Riêng đối với tội giết người, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật tại Điều 134 của Bộ luật này, tội hiếp dâmhoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm mà đối tượng người bị hại là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội bắt cóc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài sản; tội phạm mang tính chất rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định cụ thể tại một trong Điều sau đây thì chỉ cần người đó từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự:Đối với tội liên quan đến quyền con người bao gồm tội cưỡng dâm quy định tại Điều 143 của Bộ luật này; tội mua bán người trái pháp luật (Điều 150); tội mua bán người mà đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi (Điều 151);Tội liên quan đến tài sản của người khác bao gồm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 của Bộ luật này; tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội cướp giật tài sản (Điều 171) hoặc tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178);Tội vi phạm các quy định của pháp luật đối với các chất ma túy và các tiền chất tại Điều 248 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249; tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252);Các tội các theo quy định của pháp luật mang tính chất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 303, 304 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.Trong đó, có thể hiểu tội rất nghiêm trọng là tội mà áp dụng mức xử phạt cao nhất của khung hình phạt theo quy định của Bộ luật này có thời gian từ 07 năm tù đến 15 năm tù, gây nguy hại lớn cho xã hội,tội đặc biệt nghiêm trọng là tội có mức cao nhất của khung hình phạt có thời gian trên 15 năm tù hoặc áp dụng hình thức xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mà mức độ gây hại được cho là đặc biệt lớn đối với xã hội.Tuy nhiên, vấn đề về độ tuổi chỉ là một yếu tố để làm căn cứ xác minh một con người có đủ điều kiện để truy cứu và chịu trách nhiệm hình sự không, ngoài yếu tố này còn cần phải cân nhắc đến khả năng nhận thức, cụ thể tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể như sau:Trường hợp người nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nhưng người đó đang trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khi đang mắc bệnh tâm thần có xác nhận, kiểm tra của cơ sở y tế có thẩm quyềnhoặc bất cứ căn bệnh nào khác dẫn đến không còn khả năng nhận thức hoặc không còn khả năng điều chỉnh hành vi của mình thì được pháp luật xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình đã gây ra.Việc xác định một người có đúng là đang trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là một vấn đề vô cùng quan trọng khi bảo vệ quyền lợi của các bên và đảm bảo việc xử lí đúng người, đúng tội đối với những hành vi vi phạm pháp luật hình sự.Độ tuổi xử phạt hành chínhVề độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính thì theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. (Điềm a Khoản 1 Điều 6).Xử phạt hành chính là một hình thức xử phạt mà trong đó các biện pháp xử lí không được áp dụng đối với các đối tượng không được coi là tội phạm theo quy định của pháp luật.Các hình thức xử phạt được áp dụng khi xử phạt hành chính bao gồm: phạt cảnh cáo, phạt nộp tiền hoặc tước đi quyền sử dụng giấy phép, thu giữ chứng chỉ hành nghề;… Độ tuổi có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2012 như sau:Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi mà cố tình vi phạm khi người vi có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm của mình không căn cứ vào ý chí chủ quan của người đó.Ngoài ra, cũng trong Luật này, tại các Điều 90,92 có quy định: Khi một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng mà do ý chí chủ quan người đó cố tình thực hiện và người đó có độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thì pháp luật áp dụng biện pháp xử lí hành chínhlà được giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú đối với trường hợp cá nhân có cư trú hợp pháp, nếu trong trường hợp cá nhân đó không có cư trú hoặc cư trú không hợp pháp thì sẽ áp dụng biện pháp xử lí đưa vào trường giáo dưỡng.Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà tính chất vi phạm là đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội mà do người đó cố ý thực hiện thì áp dụng biện pháp xử kí đưa vào trường giáo dưỡng.Trên đây là những thông tin cụ thể quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính.Trên đây là bài viết mang tính chất tham khảo về chủ đề độ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ