0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file607d60b7b2050-giay-phep-con.jpg.webp

GIẤY PHÉP CON

Một số ngành, nghề phải cần được cơ quan nhà nước cấp phép mới được hoạt động kinh doanh. Theo đó, cá nhân, tổ chức khi kinh doanh những ngành, nghề này phải làm thủ tục xin “giấy phép con”. Vậy giấy phép con thực chất là loại giấy tờ gì?

Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Legalzone

Hiểu đúng về giấy phép con

Giấy phép con không có định nghĩa cụ thể theo quy định của pháp luật.

Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện.

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Giấy phép con có tính chất tương tự như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác, cụ thể:

– Là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…)

– Thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì cơ sở phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó.

Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:

– Sản xuất con dấu;

– Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);

– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;

– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;

Giấy phép con

Giấy phép con

Khi nào cần phải xin giấy phép con?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con.

Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy phép con.

Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau:

– Giấy phép;

– Giấy chứng nhận;

– Chứng chỉ;

– Văn bản xác nhận, chấp thuận;

– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Để xin được giấy phép đăng ký kinh doanh cho mỗi ngành, nghề, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó. Điều kiện về kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành.

Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Quy định về điều kiện xin giấy phép con thường có các nội dung sau đây:

– Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

– Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

– Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

– Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

– Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

– Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

Căn cứ những theo những quy định này đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó.

Như vậy, giấy phép con là loại giấy phép được cấp cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Nếu có thắc mắc liên quan đến giấy phép con, độc giả vui lòng liên hệ với Legalzone để được hỗ trợ nhanh nhất.

avatar
Phạm Thị Hiền
1289 ngày trước
GIẤY PHÉP CON
Một số ngành, nghề phải cần được cơ quan nhà nước cấp phép mới được hoạt động kinh doanh. Theo đó, cá nhân, tổ chức khi kinh doanh những ngành, nghề này phải làm thủ tục xin “giấy phép con”. Vậy giấy phép con thực chất là loại giấy tờ gì?Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của LegalzoneHiểu đúng về giấy phép conGiấy phép con không có định nghĩa cụ thể theo quy định của pháp luật.Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện.Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Giấy phép con có tính chất tương tự như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác, cụ thể:– Là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.– Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…)– Thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì cơ sở phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó.Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:– Sản xuất con dấu;– Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;…Giấy phép conKhi nào cần phải xin giấy phép con?Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnTheo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con.Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy phép con.Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau:– Giấy phép;– Giấy chứng nhận;– Chứng chỉ;– Văn bản xác nhận, chấp thuận;– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.Để xin được giấy phép đăng ký kinh doanh cho mỗi ngành, nghề, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó. Điều kiện về kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành.Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.Quy định về điều kiện xin giấy phép con thường có các nội dung sau đây:– Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;– Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;– Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;– Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);– Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;– Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).Căn cứ những theo những quy định này đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó.Như vậy, giấy phép con là loại giấy phép được cấp cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Nếu có thắc mắc liên quan đến giấy phép con, độc giả vui lòng liên hệ với Legalzone để được hỗ trợ nhanh nhất.