0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6242b21a4fd0f-Thiet-ke-khong-ten-27.png.webp

Hợp đồng điện tử

1.Hợp đồng điện tử là gì?

Theo quy định tại Điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005 quy định nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”

Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”

Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng điện tử là giao dịch điện tử được các bên thoả thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ và được gửi đi, được nhận lại và được lưu giữ các thông tin bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

2. Giá trị pháp lý

Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Như vậy, pháp luật đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bằng điện tử phải đảm bảo các nội dung sau:

– Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh.

– Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau.

3. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Một số đặc điểm của hợp đồng bằng điện tử mà bạn cần phải biết khi sử dụng dụng có thể kể đến như sau:

  • Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử. Bạn không cần phải lo mất hồ sơ giấy hay phải lưu trữ cả khối hồ sơ.
  • Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài hai chủ thể trong hợp đồng và phổ biến là bên bán và bên mua thì còn sự xuất hiện chủ thể thứ ba là người đứng giữa giữa hai chủ thể kia. Chủ thể thứ ba có thể là nhà cung cấp mạng hay các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.
  • Giá trị pháp lý có phần hạn chế: Những lĩnh vực được sử dụng hợp đồng điện tử dựa trên Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 là trong hoạt động cơ quan Nhà nước, kinh doanh và các hoạt động khác do pháp luật quy định. Do đó, các hợp đồng về sử dụng đất, hay giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý.
  • Dễ dàng truy cập ở mọi nơi: Do hợp đồng được thiết lập thông tin dưới dạng điện tử nên không cần hai chủ thể gặp nhau mà ở bất kì nơi đâu bạn cũng có thể ký hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

4. Chủ thể giao kết

Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết thông thường là người muangười bán còn xuất hiện các chủ thể thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng bằng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Chủ thể thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng mà tham gia với tư cách hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo tính hiệu quả cũng như giá trị pháp lý của hợp đồng như đảm bảo việc chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

5. Phương thức giao kết

Hợp đồng điện tử được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được xác thực chữ ký điện tử.

6. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

– Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo;

– Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân.

7. Thời điểm, địa điểm nhận thông điện dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

– Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;

– Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

8. Nội dung của hợp đồng điện tử

Với hợp đồng bằng điện tử, nội dung tương tự như hình thức hợp đồng truyền thống: chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…

Ngoài ra, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng bằng điện tử có những điểm khác biệt:

– Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường, trong hợp đồng điện tử còn đảm bảo đầy đủ các thông tin địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax

– Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử.

– Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

– Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …

9. Ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tử

Dù là vật gì cũng đều có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Vậy hợp đồng điện tử có lợi và hại như thế nào?

Ưu điểm:

  • Tiện lợi và nhanh chóng: Hợp đồng điện tử có thể ký kết ở bất kỳ đâu mà không cần phải gặp hai bên. Bên cạnh đó, hợp đồng bằng điện tử thay thế hợp đồng giấy góp phần bảo vệ môi trường.
  • Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm: Bạn không cần phải lôi cả “núi” hợp đồng lưu trữ mà bây giờ chỉ cần tìm kiếm trên dữ liệu là bạn có thể biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại vô cùng nhanh chóng và chính xác.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Đây là lý do cốt lõi mà hợp đồng điện tử ra đời. Mọi quá trình của hợp đồng đều được thực hiện trực tuyến không cần phải in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng khổng lồ hay có thể giảm thiểu tối đa thời gian khi không phải cần chuyển hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.

Nhược điểm:

  • Khó xác định tranh chấp: Do hợp đồng bằng điện tử có thể kí ở mọi nơi mọi lúc nên việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng và đặc biệt trong giao kết hợp đồng quốc tế rất khó để xác định được địa điểm.
  • Mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu: Việc xảy ra mất hay dữ liệu bị lộ đó là do chủ thể thứ ba là các cơ quan chứng thực dữ liệu điện tử. Các dữ liệu có thể bị các hacker tấn công để bán dữ liệu ra bên ngoài và đây là điểm yếu chí mạng của hợp đồng điện tử.

10. Nguyên tắc giao kết

Về nguyên tắc, các bên tham gia có quyền thoả thuận phương tiện điện tử trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bằng điện tử phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng. Ví dụ như: Các bên tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng; Tự do giao kết nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội…

Qua những nội dung thông tin, hợp đồng điện tử không còn là một câu hỏi khó với bất kỳ ai. Từ đó, có thể nhận thấy, so với các hình thức hợp đồng truyền thống, hợp đồng bằng điện tử sẽ sớm trở thành xu hướng chung trong thời đại công nghệ hiện đại hóa với tính chất đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và khả năng “vượt không gian” của mình.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ.

 

avatar
Lê Thị Thu An
970 ngày trước
Hợp đồng điện tử
1.Hợp đồng điện tử là gì?Theo quy định tại Điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005 quy định nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng điện tử là giao dịch điện tử được các bên thoả thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ và được gửi đi, được nhận lại và được lưu giữ các thông tin bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.2. Giá trị pháp lýTheo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”Tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”Như vậy, pháp luật đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bằng điện tử phải đảm bảo các nội dung sau:– Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh.– Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau.3. Đặc điểm của hợp đồng điện tửMột số đặc điểm của hợp đồng bằng điện tử mà bạn cần phải biết khi sử dụng dụng có thể kể đến như sau:Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử. Bạn không cần phải lo mất hồ sơ giấy hay phải lưu trữ cả khối hồ sơ.Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài hai chủ thể trong hợp đồng và phổ biến là bên bán và bên mua thì còn sự xuất hiện chủ thể thứ ba là người đứng giữa giữa hai chủ thể kia. Chủ thể thứ ba có thể là nhà cung cấp mạng hay các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.Giá trị pháp lý có phần hạn chế: Những lĩnh vực được sử dụng hợp đồng điện tử dựa trên Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 là trong hoạt động cơ quan Nhà nước, kinh doanh và các hoạt động khác do pháp luật quy định. Do đó, các hợp đồng về sử dụng đất, hay giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý.Dễ dàng truy cập ở mọi nơi: Do hợp đồng được thiết lập thông tin dưới dạng điện tử nên không cần hai chủ thể gặp nhau mà ở bất kì nơi đâu bạn cũng có thể ký hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.4. Chủ thể giao kếtTrong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết thông thường là người mua và người bán còn xuất hiện các chủ thể thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng bằng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.Chủ thể thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng mà tham gia với tư cách hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo tính hiệu quả cũng như giá trị pháp lý của hợp đồng như đảm bảo việc chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.5. Phương thức giao kếtHợp đồng điện tử được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được xác thực chữ ký điện tử.6. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệuTrong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:– Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo;– Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân.7. Thời điểm, địa điểm nhận thông điện dữ liệuTrong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:– Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;– Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.8. Nội dung của hợp đồng điện tửVới hợp đồng bằng điện tử, nội dung tương tự như hình thức hợp đồng truyền thống: chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…Ngoài ra, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng bằng điện tử có những điểm khác biệt:– Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường, trong hợp đồng điện tử còn đảm bảo đầy đủ các thông tin địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax– Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử.– Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.– Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …9. Ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tửDù là vật gì cũng đều có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Vậy hợp đồng điện tử có lợi và hại như thế nào?Ưu điểm:Tiện lợi và nhanh chóng: Hợp đồng điện tử có thể ký kết ở bất kỳ đâu mà không cần phải gặp hai bên. Bên cạnh đó, hợp đồng bằng điện tử thay thế hợp đồng giấy góp phần bảo vệ môi trường.Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm: Bạn không cần phải lôi cả “núi” hợp đồng lưu trữ mà bây giờ chỉ cần tìm kiếm trên dữ liệu là bạn có thể biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại vô cùng nhanh chóng và chính xác.Tiết kiệm thời gian và chi phí: Đây là lý do cốt lõi mà hợp đồng điện tử ra đời. Mọi quá trình của hợp đồng đều được thực hiện trực tuyến không cần phải in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng khổng lồ hay có thể giảm thiểu tối đa thời gian khi không phải cần chuyển hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.Nhược điểm:Khó xác định tranh chấp: Do hợp đồng bằng điện tử có thể kí ở mọi nơi mọi lúc nên việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng và đặc biệt trong giao kết hợp đồng quốc tế rất khó để xác định được địa điểm.Mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu: Việc xảy ra mất hay dữ liệu bị lộ đó là do chủ thể thứ ba là các cơ quan chứng thực dữ liệu điện tử. Các dữ liệu có thể bị các hacker tấn công để bán dữ liệu ra bên ngoài và đây là điểm yếu chí mạng của hợp đồng điện tử.10. Nguyên tắc giao kếtVề nguyên tắc, các bên tham gia có quyền thoả thuận phương tiện điện tử trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bằng điện tử phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng. Ví dụ như: Các bên tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng; Tự do giao kết nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội…Qua những nội dung thông tin, hợp đồng điện tử không còn là một câu hỏi khó với bất kỳ ai. Từ đó, có thể nhận thấy, so với các hình thức hợp đồng truyền thống, hợp đồng bằng điện tử sẽ sớm trở thành xu hướng chung trong thời đại công nghệ hiện đại hóa với tính chất đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và khả năng “vượt không gian” của mình.Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ.