0888889366
timeline_post_file631aa5978ab1c-bill-of-sale.jpg.webp

Khi nào cần lập hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia?

Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thông thường buộc phải lập hóa đơn thuế GTGT đối với một số hàng hóa nhất định, nhằm đảm bảo thực hiện thủ tục kê khai thuế được xác thực đúng quy định. Qua đó, lực lượng chức năng dễ dàng kiểm soát thu thuế và điều phối ngành xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu với mục đích viện trợ từ dự trữ quốc gia với mục đích nhân đạo thì phải bổ sung hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như đúng thủ tục về sử dụng hàng hóa cho mục đích viện trợ.

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-BTC giải thích hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia là chứng từ do đơn vị dự trữ bán hàng dự trữ quốc gia lập, ghi nhận thông tin bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được in theo mẫu (phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này). Kích thước khổ giấy in hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia phải là: rộng 19 cm, dài 27 cm.

Như vậy, hóa đơn này được sử dụng nhằm lập cho các các hoạt động bán hàng dự trữ quốc gia, qua đó theo dõi ghi nhận thông tin sử dụng tài sản công đúng mục đích.

Nguyên tắc lập hóa đơn

Hiện nay, bao gồm 02 trường hợp xuất bán, xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia thì đơn vị dự trữ chỉ được lập và giao hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia cho người mua.

Qua đó, bên cạnh lập hóa đơn thuế GTGT thì Đơn vị dự trữ phải lập hóa đơn khi xuất bán, xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất điều chuyển nội bộ), nhằm đảm bảo quy định về hoàn thuế đối với hàng viện trợ và sử dụng tài sản công.

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia có mã của cơ quan thuế không?

Hiện hành quy định theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-BTC, hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia có 3 hình thức thể hiện như sau:

(1) Hoá đơn tự in: là hoá đơn do các đơn vị dự trữ tự in ra theo mẫu trên các thiết bị tin học, trên máy tính tiền, các loại máy khác khi xuất, bán hàng dự trữ quốc gia.

(2) Hóa đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về xuất, bán hàng dự trữ quốc gia được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch Điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(3) Hóa đơn đặt in: là  đơn do các đơn vị dự trữ đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động xuất, bán hàng dự trữ quốc gia.

Đối với hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ sẽ áp dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế. Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 đơn cử như sau:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019.

Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

Đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Như vậy, trong trường hợp xuất bán, xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia thì cơ quan dự trữ cần phải lập hóa đơn bán hàng dự trữ bán hàng dự trữ quốc gia. Nhằm đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng tài sản viện trợ, quản lý hàng hóa. Qua đó, khi hoàn thuế cần phải trình hóa đơn xuất viện trợ để được hưởng theo quy định được miễn trừ thuế.

Lê Phương Thảo
566 ngày trước
Khi nào cần lập hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia?
Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thông thường buộc phải lập hóa đơn thuế GTGT đối với một số hàng hóa nhất định, nhằm đảm bảo thực hiện thủ tục kê khai thuế được xác thực đúng quy định. Qua đó, lực lượng chức năng dễ dàng kiểm soát thu thuế và điều phối ngành xuất khẩu.Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu với mục đích viện trợ từ dự trữ quốc gia với mục đích nhân đạo thì phải bổ sung hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như đúng thủ tục về sử dụng hàng hóa cho mục đích viện trợ.Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia là gì?Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-BTC giải thích hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia là chứng từ do đơn vị dự trữ bán hàng dự trữ quốc gia lập, ghi nhận thông tin bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được in theo mẫu (phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này). Kích thước khổ giấy in hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia phải là: rộng 19 cm, dài 27 cm.Như vậy, hóa đơn này được sử dụng nhằm lập cho các các hoạt động bán hàng dự trữ quốc gia, qua đó theo dõi ghi nhận thông tin sử dụng tài sản công đúng mục đích.Nguyên tắc lập hóa đơnHiện nay, bao gồm 02 trường hợp xuất bán, xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia thì đơn vị dự trữ chỉ được lập và giao hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia cho người mua.Qua đó, bên cạnh lập hóa đơn thuế GTGT thì Đơn vị dự trữ phải lập hóa đơn khi xuất bán, xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất điều chuyển nội bộ), nhằm đảm bảo quy định về hoàn thuế đối với hàng viện trợ và sử dụng tài sản công.Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia có mã của cơ quan thuế không?Hiện hành quy định theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-BTC, hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia có 3 hình thức thể hiện như sau:(1) Hoá đơn tự in: là hoá đơn do các đơn vị dự trữ tự in ra theo mẫu trên các thiết bị tin học, trên máy tính tiền, các loại máy khác khi xuất, bán hàng dự trữ quốc gia.(2) Hóa đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về xuất, bán hàng dự trữ quốc gia được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch Điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.(3) Hóa đơn đặt in: là  đơn do các đơn vị dự trữ đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động xuất, bán hàng dự trữ quốc gia.Đối với hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ sẽ áp dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế. Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 đơn cử như sau:Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019.Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.Đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.Như vậy, trong trường hợp xuất bán, xuất viện trợ hàng dự trữ quốc gia thì cơ quan dự trữ cần phải lập hóa đơn bán hàng dự trữ bán hàng dự trữ quốc gia. Nhằm đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng tài sản viện trợ, quản lý hàng hóa. Qua đó, khi hoàn thuế cần phải trình hóa đơn xuất viện trợ để được hưởng theo quy định được miễn trừ thuế.