0888889366
timeline_post_file631f1a6e3bb23-istockphoto-1349240822-170667a--1-.jpg.webp

Làm rõ quy định về các hành vi bạo lực gia đình

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trong đó, vấn đề bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trong đó, vấn đề bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn

“Dường như dự thảo luật chưa thực sự chú trọng đến đối tượng trẻ em, đối tượng dễ bị bạo lực gia đình. Trên thực tế hằng năm số lượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn. Theo thống kê của Tổng đài một 111 trong năm 2021 số trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số vụ bạo hành trẻ em, chiếm tới 72,84%. Đây mới chỉ là con số thống kê của một tổng đài, con số thực tế tôi tin sẽ lớn hơn rất nhiều”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) băn khoăn

Tuy nhiên, theo đại biểu, những nội dung quy định trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hầu như chỉ hướng đến người lớn, nhiều quy định không phù hợp với đối tượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cụ thể, nếu người bị bạo lực gia đình là trẻ em, các em không thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Các em cũng không thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật này và cũng không thể yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình bồi thường thiệt hại, thậm chí quyền khiếu nại, tố cáo về phòng, chống bạo lực gia đình cũng không có ý nghĩa đối với nạn nhân là trẻ em, nhất là trẻ em còn rất nhỏ tuổi...

“Ngay cả trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến vụ việc bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cũng không phù hợp đối với đối tượng trẻ em. Với sự non nớt, với nỗi sợ hãi khi bị bạo lực gia đình, các em không thể cung cấp đầy đủ, chính xác về vụ việc.

Khi trẻ em bị bạo lực bởi người thân cũng không hy vọng người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình là các em cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Tôi đề nghị phương pháp hòa giải trong phòng ngừa bạo lực gia đình quy định ở Điều 17, 18 cũng không áp dụng với trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em”, đại biểu nói.

Về quy định người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cũng không phù hợp nếu đối tượng bị bạo lực gia đình là trẻ em, các em không thể lựa chọn chỗ ở cho mình được.

“Tôi đề nghị có những quy định riêng phù hợp hơn với nạn nhân bị bạo lực gia đình là trẻ em. Bởi lẽ trẻ em là đối tượng đặc biệt yếu thế, khi là nạn nhân bạo lực gia đình không thể kháng cự, không thể kêu cứu, cũng không thể phản ứng hay yêu cầu, đề nghị được”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) cho hay, thực tế trong thời gian qua, việc trẻ em bị đối tượng là người tình của cha hoặc mẹ bạo hành đã rất nhiều nhưng không thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ em theo Luật Trẻ em.

Vì vậy, theo đại biểu, việc Dự thảo sửa đổi đã bổ sung trẻ em là đối tượng cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là hợp lý, lấp được khoảng trống của pháp luật hiện hành để kịp thời bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo hành.

Cùng quan tâm đến vấn đề trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn Hải Dương) kiến nghị trong Dự thảo luật cần tách riêng một mục quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình cho phù hợp với đặc điểm, đặc thù của nhóm đối tượng này.

Đồng thời, bổ sung quy định các hình thức tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó bổ sung hình thức tư vấn tại nhà hoặc tại trường học trong trường hợp người bị bạo hành gia đình là trẻ em từ 6 tuổi trở lên; bổ sung địa chỉ tiếp nhận tin báo tố giác bạo lực gia đình phù hợp với trẻ em, ví dụ như là nhà trường, giáo viên...

Làm rõ quy định về các hành vi bạo lực gia đình

Góp ý kiến về quy định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) cho biết, có nhiều trường hợp ngoại lệ không được coi là lao động mặc dù có đủ các dấu hiệu.

Theo Điều 33 Dự thảo, các công việc phục vụ cộng đồng gồm các hoạt động: tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng. Danh mục công việc quy định tại khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, đề xuất của cộng đồng.

Như vậy, việc quy định về danh mục các công việc phục vụ cộng đồng như dự thảo luật là phù hợp, bởi đã được cộng đồng tham gia quyết định danh mục công việc của cá nhân, đảm bảo các yếu tố ngoại lệ, không bị coi là động cưỡng bức.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) quan tâm đến tính khả thi của Luật. Theo đại biểu, Ban soạn thảo cần làm rõ Điều 3 của Dự án Luật về các hành vi bạo lực gia đình cùng 15 nhóm quy định chung với toàn bộ các chế tài như: tố giác, báo tin, cưỡng chế... Bởi nếu không làm rõ thì có thể tạo nên hiệu ứng phức tạp, ngược tác dụng.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, với 15 nhóm quy định hành vi bạo lực gia đình thì phải quy định rất rõ tính chất, mức độ, hành vi và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm: bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hành vi bạo lực khác cũng như xác định mức độ của các hành vi bạo lực này để cơ quan chức năng áp dụng các loại chế tài phù hợp.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ 

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Lê Phương Thảo
563 ngày trước
Làm rõ quy định về các hành vi bạo lực gia đình
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trong đó, vấn đề bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trong đó, vấn đề bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình là trẻ em nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn“Dường như dự thảo luật chưa thực sự chú trọng đến đối tượng trẻ em, đối tượng dễ bị bạo lực gia đình. Trên thực tế hằng năm số lượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn. Theo thống kê của Tổng đài một 111 trong năm 2021 số trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số vụ bạo hành trẻ em, chiếm tới 72,84%. Đây mới chỉ là con số thống kê của một tổng đài, con số thực tế tôi tin sẽ lớn hơn rất nhiều”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) băn khoănTuy nhiên, theo đại biểu, những nội dung quy định trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hầu như chỉ hướng đến người lớn, nhiều quy định không phù hợp với đối tượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cụ thể, nếu người bị bạo lực gia đình là trẻ em, các em không thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Các em cũng không thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật này và cũng không thể yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình bồi thường thiệt hại, thậm chí quyền khiếu nại, tố cáo về phòng, chống bạo lực gia đình cũng không có ý nghĩa đối với nạn nhân là trẻ em, nhất là trẻ em còn rất nhỏ tuổi...“Ngay cả trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến vụ việc bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cũng không phù hợp đối với đối tượng trẻ em. Với sự non nớt, với nỗi sợ hãi khi bị bạo lực gia đình, các em không thể cung cấp đầy đủ, chính xác về vụ việc.Khi trẻ em bị bạo lực bởi người thân cũng không hy vọng người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình là các em cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Tôi đề nghị phương pháp hòa giải trong phòng ngừa bạo lực gia đình quy định ở Điều 17, 18 cũng không áp dụng với trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em”, đại biểu nói.Về quy định người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cũng không phù hợp nếu đối tượng bị bạo lực gia đình là trẻ em, các em không thể lựa chọn chỗ ở cho mình được.“Tôi đề nghị có những quy định riêng phù hợp hơn với nạn nhân bị bạo lực gia đình là trẻ em. Bởi lẽ trẻ em là đối tượng đặc biệt yếu thế, khi là nạn nhân bạo lực gia đình không thể kháng cự, không thể kêu cứu, cũng không thể phản ứng hay yêu cầu, đề nghị được”, đại biểu nhấn mạnh.Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) cho hay, thực tế trong thời gian qua, việc trẻ em bị đối tượng là người tình của cha hoặc mẹ bạo hành đã rất nhiều nhưng không thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp tạm thời cách ly trẻ em theo Luật Trẻ em.Vì vậy, theo đại biểu, việc Dự thảo sửa đổi đã bổ sung trẻ em là đối tượng cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là hợp lý, lấp được khoảng trống của pháp luật hiện hành để kịp thời bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo hành.Cùng quan tâm đến vấn đề trẻ em, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa (Đoàn Hải Dương) kiến nghị trong Dự thảo luật cần tách riêng một mục quy định về phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình cho phù hợp với đặc điểm, đặc thù của nhóm đối tượng này.Đồng thời, bổ sung quy định các hình thức tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó bổ sung hình thức tư vấn tại nhà hoặc tại trường học trong trường hợp người bị bạo hành gia đình là trẻ em từ 6 tuổi trở lên; bổ sung địa chỉ tiếp nhận tin báo tố giác bạo lực gia đình phù hợp với trẻ em, ví dụ như là nhà trường, giáo viên...Làm rõ quy định về các hành vi bạo lực gia đìnhGóp ý kiến về quy định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) cho biết, có nhiều trường hợp ngoại lệ không được coi là lao động mặc dù có đủ các dấu hiệu.Theo Điều 33 Dự thảo, các công việc phục vụ cộng đồng gồm các hoạt động: tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; tham gia các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng. Danh mục công việc quy định tại khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, đề xuất của cộng đồng.Như vậy, việc quy định về danh mục các công việc phục vụ cộng đồng như dự thảo luật là phù hợp, bởi đã được cộng đồng tham gia quyết định danh mục công việc của cá nhân, đảm bảo các yếu tố ngoại lệ, không bị coi là động cưỡng bức.Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) quan tâm đến tính khả thi của Luật. Theo đại biểu, Ban soạn thảo cần làm rõ Điều 3 của Dự án Luật về các hành vi bạo lực gia đình cùng 15 nhóm quy định chung với toàn bộ các chế tài như: tố giác, báo tin, cưỡng chế... Bởi nếu không làm rõ thì có thể tạo nên hiệu ứng phức tạp, ngược tác dụng.Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, với 15 nhóm quy định hành vi bạo lực gia đình thì phải quy định rất rõ tính chất, mức độ, hành vi và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm: bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hành vi bạo lực khác cũng như xác định mức độ của các hành vi bạo lực này để cơ quan chức năng áp dụng các loại chế tài phù hợp.Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội