0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60c80e55cd676-226.jpg.webp

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu 

“Nhãn hiệu” là khái niệm được pháp luật bảo hộ nhưng “Thương hiệu” lại là khái niệm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây Legalzone giới thiệu đến bạn đọc về nội dung về chủ để phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu 

Nội dung chính bài viết

Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Căn cứ khoản 17, 18, 19, 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân loại như sau:

Phân loại nhãn hiệu

Loại nhãn hiệuĐặc điểmVí dụ
Nhãn hiệu tập thểDùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.“Chè Thái Nguyên”, “Vải thiều Lục Ngạn”…
Nhãn hiệu chứng nhận

Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính sau:

– Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu.

– Cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ.

– Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

“Hàng Việt Nam chất lượng cao-do người tiêu dùng bình chọn”…
Nhãn hiệu liên kếtDo cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.“Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”…
Nhãn hiệu nổi tiếngLà nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Honda, Cocacola, Adidas…

 

Hiểu như thế nào là thương hiệu?

Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng một cách rộng rãi. Khi nói đến thương hiệu thì luôn đi kèm với giá trị của nó.

Ví dụ: “Thương hiệu top 1 Việt Nam”, “Thương hiệu đắt giá nhất”… Thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên hai khái niệm này thường có sự nhầm lẫn với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

– Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.

– Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.

– Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.

– Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
 

Tiêu chíNhãn hiệuThương hiệu
Đăng ký bảo hộĐược pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Dấu hiệu nhận biếtCó các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
Thời hạn10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
Ý nghĩaDùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Như vậy, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

avatar
Cao Hải
1039 ngày trước
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu “Nhãn hiệu” là khái niệm được pháp luật bảo hộ nhưng “Thương hiệu” lại là khái niệm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây Legalzone giới thiệu đến bạn đọc về nội dung về chủ để phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu Nội dung chính bài viếtNhãn hiệu là gì?Phân loại nhãn hiệuHiểu như thế nào là thương hiệu?Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu  Nhãn hiệu là gì?Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Căn cứ khoản 17, 18, 19, 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân loại như sau:Phân loại nhãn hiệuLoại nhãn hiệuĐặc điểmVí dụNhãn hiệu tập thểDùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.“Chè Thái Nguyên”, “Vải thiều Lục Ngạn”…Nhãn hiệu chứng nhậnLà nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính sau:– Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu.– Cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ.– Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.“Hàng Việt Nam chất lượng cao-do người tiêu dùng bình chọn”…Nhãn hiệu liên kếtDo cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.“Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”…Nhãn hiệu nổi tiếngLà nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Honda, Cocacola, Adidas… Hiểu như thế nào là thương hiệu?Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng một cách rộng rãi. Khi nói đến thương hiệu thì luôn đi kèm với giá trị của nó.Ví dụ: “Thương hiệu top 1 Việt Nam”, “Thương hiệu đắt giá nhất”… Thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên hai khái niệm này thường có sự nhầm lẫn với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:– Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.– Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.– Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.– Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu Tiêu chíNhãn hiệuThương hiệuĐăng ký bảo hộĐược pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ.Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.Dấu hiệu nhận biếtCó các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh.Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.Thời hạn10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.Ý nghĩaDùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.Như vậy, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo vệ. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sẽ giúp các cá nhân, tổ chức bảo hộ và khai thác giá trị sản phẩm của mình.Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ