0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file609bb03cc1bdb-Private-Equity-and-Merger-Acquisition-1.jpg.webp

QUY ĐỊNH VỀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

 

QUY ĐỊNH VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY  

Hiện nay, sáp nhập doanh nghiệp được quy định trong Bộ luật Dân sự về sáp nhập pháp nhân và quy định về hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh sáp nhập doanh nghiệp với tính chất là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ chuyển giao tài sản trí tuệ. Pháp luật về thuế; pháp luật về lao động; pháp luật về đất đai điều chỉnh vấn đề về thuế trong vụ sáp nhập doanh nghiệp; quy định về giải quyết việc làm cho người lao động khi sáp nhập doanh nghiệp…

  1. Khái niệm về Sáp nhập doanh nghiệp

Ở Việt Nam, hoạt động Sáp nhập của doanh nghiệp được quy định tại các văn bản khác nhau, trong đó: 

Luật Doanh nghiệp 2020, định nghĩa về hoạt động này tại Khoản 1 Điều 201 như sau: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Luật Cạnh tranh 2018, quy định Sáp nhập doanh nghiệp là một hoạt động Tập trung kinh tế, theo đó: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

 Như vậy, có thể hiểu: Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế khi một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. 

  1. Điều kiện thực hiện Sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018, Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Theo đó, khi doanh nghiệp thực hiện Sáp nhập phải đảm bảo không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế trên thị trường Việt Nam, trong đó bao gồm hoạt động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Ủy ban cạnh tranh quốc gia sẽ là cơ quan thực hiện đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc Sáp nhập hay không? Đánh giá những tác động tích cực của việc sáp nhập doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cạnh tranh 2020, căn cứ đề UNCTQG đánh giá về tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể  sẽ dựa vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

+Thị phần kết hợp

+Mức độ của hoạt động Sáp nhập

+Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp

+Lợi thế cạnh tranh

+Khả năng của doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế

Đồng thời việc đánh giá tác động tích cực của việc Sáp nhập UBCTQG sẽ căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố quy định tại khoản 1, Điều 32 LCT 2018 như sau:

 +Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;

+Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Như vậy, khi Doanh nghiệp muốn thực hiện Sáp nhập phải đảm bảo được không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Việc đánh giá các tác động này sẽ do UBCTQG thực hiện.

  1. Thủ tục Sáp nhập doanh nghiêp

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Cạnh tranh 2018.

Tại khoản 3, Điều 201 LDN 2020 có quy định Hoạt động Sáp nhập của doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định của Luật Cạnh Tranh về sáp nhập công ty.,

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 CT 2018, khi các doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập phải tiến hành  nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của LCT trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế dựa trên các tiêu chí tại khoản 2, Điều 33 LCT 2018. Cụ thể hồ sơ thông báo sẽ bao gồm: 

+Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

+Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

+Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

+Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

+Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

+Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;

+Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

+Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

+Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.

 Sau khi thông qua hồ sơ thông báo Sáp nhập, UBCTQG sẽ thực hiện việc thẩm định, tham vấn hoạt động Sáp nhập doanh nghiệp và đưa ra quyết định hoạt động Sáp nhập được thực hiện hay thuộc trường hợp có điều kiện (Điều 42, LCT 2018) hoặc thuộc trường hợp bị cấm. 

Khi việc Sáp nhập được thực hiện, doanh nghiệp thực hiện tuân thủ quy định về trình tự thủ tục Sáp nhập quy định tại Khoản 2 Điều 201, LDN 2020. Cụ thể như sau:

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:

+Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; 

+Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;

+Thủ tục và điều kiện sáp nhập;

+ Phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; 

+Thời hạn thực hiện sáp nhập;

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

 Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.  kèm theo các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 61, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp. 

Như vậy, khi các doanh nghiệp muốn tiến hành Sáp nhập, đầu tiên doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục Thông báo với UBCTQG để được đánh giá và thẩm định cuộc Sáp nhập có hợp lệ hay không. Sau đó sẽ tiến hành chuẩn bị các hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

 

avatar
Nguyễn Thị Tố Uyên
1320 ngày trước
QUY ĐỊNH VỀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
 QUY ĐỊNH VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY  Hiện nay, sáp nhập doanh nghiệp được quy định trong Bộ luật Dân sự về sáp nhập pháp nhân và quy định về hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh sáp nhập doanh nghiệp với tính chất là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ chuyển giao tài sản trí tuệ. Pháp luật về thuế; pháp luật về lao động; pháp luật về đất đai điều chỉnh vấn đề về thuế trong vụ sáp nhập doanh nghiệp; quy định về giải quyết việc làm cho người lao động khi sáp nhập doanh nghiệp…Khái niệm về Sáp nhập doanh nghiệpỞ Việt Nam, hoạt động Sáp nhập của doanh nghiệp được quy định tại các văn bản khác nhau, trong đó: Luật Doanh nghiệp 2020, định nghĩa về hoạt động này tại Khoản 1 Điều 201 như sau: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.Luật Cạnh tranh 2018, quy định Sáp nhập doanh nghiệp là một hoạt động Tập trung kinh tế, theo đó: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Như vậy, có thể hiểu: Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế khi một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Điều kiện thực hiện Sáp nhập doanh nghiệpTheo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018, Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.Theo đó, khi doanh nghiệp thực hiện Sáp nhập phải đảm bảo không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế trên thị trường Việt Nam, trong đó bao gồm hoạt động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.Ủy ban cạnh tranh quốc gia sẽ là cơ quan thực hiện đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc Sáp nhập hay không? Đánh giá những tác động tích cực của việc sáp nhập doanh nghiệp.Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cạnh tranh 2020, căn cứ đề UNCTQG đánh giá về tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể  sẽ dựa vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:+Thị phần kết hợp+Mức độ của hoạt động Sáp nhập+Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp+Lợi thế cạnh tranh+Khả năng của doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tếĐồng thời việc đánh giá tác động tích cực của việc Sáp nhập UBCTQG sẽ căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố quy định tại khoản 1, Điều 32 LCT 2018 như sau: +Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;+Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;+Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.Như vậy, khi Doanh nghiệp muốn thực hiện Sáp nhập phải đảm bảo được không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Việc đánh giá các tác động này sẽ do UBCTQG thực hiện.Thủ tục Sáp nhập doanh nghiêpTheo pháp luật Việt Nam hiện nay, Thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Cạnh tranh 2018.Tại khoản 3, Điều 201 LDN 2020 có quy định Hoạt động Sáp nhập của doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định của Luật Cạnh Tranh về sáp nhập công ty.,Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 CT 2018, khi các doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập phải tiến hành  nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của LCT trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế dựa trên các tiêu chí tại khoản 2, Điều 33 LCT 2018. Cụ thể hồ sơ thông báo sẽ bao gồm: +Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;+Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;+Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;+Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;+Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);+Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;+Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;+Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;+Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế. Sau khi thông qua hồ sơ thông báo Sáp nhập, UBCTQG sẽ thực hiện việc thẩm định, tham vấn hoạt động Sáp nhập doanh nghiệp và đưa ra quyết định hoạt động Sáp nhập được thực hiện hay thuộc trường hợp có điều kiện (Điều 42, LCT 2018) hoặc thuộc trường hợp bị cấm. Khi việc Sáp nhập được thực hiện, doanh nghiệp thực hiện tuân thủ quy định về trình tự thủ tục Sáp nhập quy định tại Khoản 2 Điều 201, LDN 2020. Cụ thể như sau:Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:+Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; +Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;+Thủ tục và điều kiện sáp nhập;+ Phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; +Thời hạn thực hiện sáp nhập;Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định.Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quaSau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.  kèm theo các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 61, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, khi các doanh nghiệp muốn tiến hành Sáp nhập, đầu tiên doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục Thông báo với UBCTQG để được đánh giá và thẩm định cuộc Sáp nhập có hợp lệ hay không. Sau đó sẽ tiến hành chuẩn bị các hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.