0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file62cd4eb8ad38f-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang-khong.jpg.webp

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng trở nên thuận lợi và phổ biến với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Vậy quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì cần đảm bảo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Legalzone.

Ưu nhược điểm của vận tải hàng không

Mỗi phương thức vận tải đều có ưu nhược điểm riêng.

Với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, bạn sẽ thấy có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường bộ… Chúng ta có thể thấy chuyển hàng bằng máy bay là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì thế, phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàng

Ưu điểm của vận chuyển hàng không

Vận tải bằng máy bay cũng có tính an toàn cao nhất. Bạn có thể nghe thấy những vụ tai nạn máy bay thảm khốc, nhưng thực tế đường hàng không lại an toàn hơn nhiều so với đường bộ, đường sắt, và đường biển.

Ngoài ra còn phải kể đến những ưu điểm khác như:

  • Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
  • Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
  • Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra
  • Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
  • Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh

Nhược điểm của vận chuyển hàng không

Nhược điểm lớn nhất là chuyển hàng bằng máy bay có giá cước cao nhất, tính tới từng kilogam. Nhược điểm thứ hai của vận tải bằng máy bay là không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn

Ngoài 2 ý nêu trên, vận tải hàng không còn có một vài nhược điểm đáng lưu ý khác như sau:

  • Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông… cũng dễ gây trì hoãn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng không
  • Yêu cầu chặt chẽ hơn liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển. Trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét (scanning), bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không.

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

1. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ

Sau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng.

2. Booking lịch bay

Việc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.

3. Đóng hàng

Hàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.

4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Khi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển

5. Phát hành AWB

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành AWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết.

Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.

6. Nhận chứng từ trước qua email

Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu

7. Thông báo hàng đến

Đại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…

8. Lệnh giao hàng

Khi hàng đến, Forwarder thu lại AWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.

9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó.

10. Nhận hàng

Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.

Công ty Luật Legalzone

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: Support@legalzone.vn

Website: https://legalzone.vn/

Hệ thống: Thủ tục pháp luật

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

avatar
Trần Đức Thành
864 ngày trước
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng trở nên thuận lợi và phổ biến với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Vậy quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì cần đảm bảo như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Legalzone.Ưu nhược điểm của vận tải hàng khôngMỗi phương thức vận tải đều có ưu nhược điểm riêng.Với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, bạn sẽ thấy có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường bộ… Chúng ta có thể thấy chuyển hàng bằng máy bay là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì thế, phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàngƯu điểm của vận chuyển hàng khôngVận tải bằng máy bay cũng có tính an toàn cao nhất. Bạn có thể nghe thấy những vụ tai nạn máy bay thảm khốc, nhưng thực tế đường hàng không lại an toàn hơn nhiều so với đường bộ, đường sắt, và đường biển.Ngoài ra còn phải kể đến những ưu điểm khác như:Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giớiDịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏngGiảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây raPhí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khácPhí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanhNhược điểm của vận chuyển hàng khôngNhược điểm lớn nhất là chuyển hàng bằng máy bay có giá cước cao nhất, tính tới từng kilogam. Nhược điểm thứ hai của vận tải bằng máy bay là không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Ngoài 2 ý nêu trên, vận tải hàng không còn có một vài nhược điểm đáng lưu ý khác như sau:Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông… cũng dễ gây trì hoãn hoặc hủy chuyến bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng khôngYêu cầu chặt chẽ hơn liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển. Trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét (scanning), bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không.Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không1. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụSau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng.2. Booking lịch bayViệc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.3. Đóng hàngHàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩuKhi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển5. Phát hành AWBSau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành AWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết.Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.6. Nhận chứng từ trước qua emailSau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu7. Thông báo hàng đếnĐại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…8. Lệnh giao hàngKhi hàng đến, Forwarder thu lại AWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩuNgười nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó.10. Nhận hàngForwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.Công ty Luật LegalzoneHotline tư vấn:  088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Hệ thống: Thủ tục pháp luậtĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone:https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd