0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file607d61abe0289-bi-xam-pham-quyen-hinh-anh-1.jpg.webp

Quyền hình ảnh của cá nhân

Quyền hình ảnh của cá nhân

Quyền hình ảnh của cá nhân

Hành vi đưa hình ảnh cá nhân rồi chú thích sai sự thật theo chiều hướng xuyên tạc, bịa đặt của các trang mạng, báo điện tử không chỉ gây ảnh hưởng cho cá nhân này mà còn gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Legalzone thông tin đến bạn đọc các quy định của pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân trong bài viết dưới đây. 

Bị xâm phạm quyền hình ảnh

 

Nội dung chính bài viết

Quyền hình ảnh cá nhân theo quy định pháp luật 

 Quyền của cá nhân với hình ảnh của mình

Quyền hình ảnh cá nhân là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015.

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, tại Khoản 1 quy định:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

2 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép

Cũng theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 02 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:

– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh

Trên thực tiễn, dạng hành vi xâm phạm này diễn ra phổ biến. Những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại để kiếm lợi cho mình, nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với hình ảnh. Ngoài ra, trong hoạt động báo chí, cơ quan báo chí có thể vô tình hoặc cũng có thể cố ý đưa hình ảnh cá nhân đã được bảo mật, xâm phạm đến quyền nhân thân về hình ảnh cá nhân.

Quyền hình ảnh của cá nhân

 

Làm gì khi quyền hình ảnh bị xâm phạm?

Các hành vi xâm phạm quyền của các cá nhân đối với hình ảnh trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng; tác động xấu đến tinh thần; danh dự và nhân phẩm của các cá nhân có hình ảnh.

Trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình cá nhân có quyền: 

Yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân

Theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trong quảng cáo mà không có sự đồng ý của người đó có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng.

“Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;

b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh; lời nói; chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép.”

Trong lĩnh vực báo chí và xuất bản:

Hành vi đăng; phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó; trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.

Trường hợp sử dụng hình ảnh sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Quyền hình ảnh của cá nhân

 

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

avatar
Quyền Thị Mai Anh
1346 ngày trước
Quyền hình ảnh của cá nhân
Quyền hình ảnh của cá nhânHành vi đưa hình ảnh cá nhân rồi chú thích sai sự thật theo chiều hướng xuyên tạc, bịa đặt của các trang mạng, báo điện tử không chỉ gây ảnh hưởng cho cá nhân này mà còn gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Legalzone thông tin đến bạn đọc các quy định của pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân trong bài viết dưới đây.  Nội dung chính bài viếtQuyền hình ảnh cá nhân theo quy định pháp luật  Quyền của cá nhân với hình ảnh của mình2 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phépLàm gì khi quyền hình ảnh bị xâm phạm?Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhânTrong lĩnh vực báo chí và xuất bản:Quyền hình ảnh cá nhân theo quy định pháp luật  Quyền của cá nhân với hình ảnh của mìnhQuyền hình ảnh cá nhân là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015.“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, tại Khoản 1 quy định:1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.2 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phépCũng theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 02 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động cộng đồng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnhTrên thực tiễn, dạng hành vi xâm phạm này diễn ra phổ biến. Những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại để kiếm lợi cho mình, nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với hình ảnh. Ngoài ra, trong hoạt động báo chí, cơ quan báo chí có thể vô tình hoặc cũng có thể cố ý đưa hình ảnh cá nhân đã được bảo mật, xâm phạm đến quyền nhân thân về hình ảnh cá nhân. Làm gì khi quyền hình ảnh bị xâm phạm?Các hành vi xâm phạm quyền của các cá nhân đối với hình ảnh trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng; tác động xấu đến tinh thần; danh dự và nhân phẩm của các cá nhân có hình ảnh.Trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình cá nhân có quyền: Yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhânTheo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trong quảng cáo mà không có sự đồng ý của người đó có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng.“Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáoPhạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh; lời nói; chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép.”Trong lĩnh vực báo chí và xuất bản:Hành vi đăng; phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó; trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.Trường hợp sử dụng hình ảnh sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Trên đây là nội dung tư vấn về quy định pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.