0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60c6e0f927b7e-53a2aaaa67c1939fcad0.jpg.webp

So sánh tên thương mại và tên doanh nghiệp

Tên thương mại và tên doanh nghiệp đều là chỉ dẫn thương mại được gắn lên hàng hoá/dịch vụ với mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt hoàng hoá/dịch vụ của các cá nhân/tổ chức khác nhau. Vì vậy, các đối tượng nay hay bị nhầm lẫn với nhau. Bằng bài viết này, Legalzone sẽ cung cấp cho bạn đọc những nội dung cần thiết để có thể phân biệt rõ ràng thế nào là "tên thương mại - tên doanh nghiệp".

Điểm giống nhau:

– Giúp phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh.

– Được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh. Trong nhiều trường hợp hai loại tên này được sử dụng như nhau.

Điểm khác:

Tiêu chíTên thương mạiTên doanh nghiệp
Luật điều chỉnhLuật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019Luật Doanh nghiệp 2020
Khái niệm

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

VD: Công ty Thái Giang

Tên doanh nghiệp là tên được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

VD: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thái Giang

Thành phần cấu tạo

- Chỉ bao gồm tên gọi, từ ngữ

– Cấu tao bao gồm:

+ Thành phần mô tả hình thức pháp lý của doanh nghiệp

+ Thành phần tên riêng

– Tên thương mại có thể chỉ chứa thành phần tên riêng

– Tên thương mại không được trùng với tên thương mại của tổ chức khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Loại hình doanh nghiệp

+ Tên riêng

– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài

– Tên doanh nghiệp không được trùng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký

Căn cứ xác lập quyền

– Không cần đăng ký

– Chỉ cần sử dụng hợp pháp

– Phải đăng ký để được sử dụng trong các hoạt động như: gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; sử dụng trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Chức năngPhân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực, khu vựcPhân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Số lượngMột chủ thể kinh doanh chỉ có một tên thương mạiMột doanh nghiệp có thể đăng ký tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết tắt cho doanh nghiệp
Thời hạn bảo hộ

– Không xác định thời hạn

– Chỉ chấn dứt khi không còn được sử dụng

– Không xác định thời hạn

– Được bảo hộ cho đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động

Phạm vi bảo hộBảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh của chủ thể kinh doanhBảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Chuyển giao, chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp

– Tên thương mại không được chuyển giao

– Tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Tên doanh nghiệp không phải là một đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp (Luật Sở hữu trí tuệ) mà là đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, thủ tục chuyển nhượng tên doanh nghiệp đồng thời chính là thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp

Trên đây, là bài viết so sánh tên thương mại - tên doanh nghiệp.

Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào và cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ Legalzone, Legalzone sẵn lòng mang lại giá trị tư vấn tốt nhất cho bạn!

 

avatar
Công ty Luật legalzone
1047 ngày trước
So sánh tên thương mại và tên doanh nghiệp
Tên thương mại và tên doanh nghiệp đều là chỉ dẫn thương mại được gắn lên hàng hoá/dịch vụ với mục đích giúp người tiêu dùng phân biệt hoàng hoá/dịch vụ của các cá nhân/tổ chức khác nhau. Vì vậy, các đối tượng nay hay bị nhầm lẫn với nhau. Bằng bài viết này, Legalzone sẽ cung cấp cho bạn đọc những nội dung cần thiết để có thể phân biệt rõ ràng thế nào là "tên thương mại - tên doanh nghiệp".Điểm giống nhau:– Giúp phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh.– Được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh. Trong nhiều trường hợp hai loại tên này được sử dụng như nhau.Điểm khác:Tiêu chíTên thương mạiTên doanh nghiệpLuật điều chỉnhLuật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019Luật Doanh nghiệp 2020Khái niệmTên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.VD: Công ty Thái GiangTên doanh nghiệp là tên được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.VD: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thái GiangThành phần cấu tạo- Chỉ bao gồm tên gọi, từ ngữ– Cấu tao bao gồm:+ Thành phần mô tả hình thức pháp lý của doanh nghiệp+ Thành phần tên riêng– Tên thương mại có thể chỉ chứa thành phần tên riêng– Tên thương mại không được trùng với tên thương mại của tổ chức khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:+ Loại hình doanh nghiệp+ Tên riêng– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài– Tên doanh nghiệp không được trùng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng kýCăn cứ xác lập quyền– Không cần đăng ký– Chỉ cần sử dụng hợp pháp– Phải đăng ký để được sử dụng trong các hoạt động như: gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; sử dụng trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.Chức năngPhân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực, khu vựcPhân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khácSố lượngMột chủ thể kinh doanh chỉ có một tên thương mạiMột doanh nghiệp có thể đăng ký tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết tắt cho doanh nghiệpThời hạn bảo hộ– Không xác định thời hạn– Chỉ chấn dứt khi không còn được sử dụng– Không xác định thời hạn– Được bảo hộ cho đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt độngPhạm vi bảo hộBảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh của chủ thể kinh doanhBảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc giaChuyển giao, chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp– Tên thương mại không được chuyển giao– Tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.Tên doanh nghiệp không phải là một đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp (Luật Sở hữu trí tuệ) mà là đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, thủ tục chuyển nhượng tên doanh nghiệp đồng thời chính là thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệpTrên đây, là bài viết so sánh tên thương mại - tên doanh nghiệp.Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào và cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ Legalzone, Legalzone sẵn lòng mang lại giá trị tư vấn tốt nhất cho bạn!