Tác động của doanh nghiệp đến môi trường
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế và là một chủ thể tích cực trong xã hội; nên không thể không đặt ra vấn đề trách nhiệm doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội. Legalzone xin gửi đến bạn đọc bài viết Tác động của doanh nghiệp đến môi trường.
Tác động của hoạt động của doanh nghiệp đến môi trường
Các hoạt động của doanh nghiệp luôn tác động đến môi trường. Những tác động này bao gồm cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực.
* Tác động tích cực
Thứ nhất, trong chừng mực nhất định; hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí; công viên cây xanh; hồ nước nhân tạo; các làng văn hóa du lịch… có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.
Thứ hai; hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường.
Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước; là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Một số lĩnh vực kinh doanh; như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường; có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường.
Thứ ba; việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
*Tác động tiêu cực
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất; kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường.
Thứ hai, Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường; nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất; môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam; trong đó có thể là những chất thải độc hại.
Lợi ích khi doanh nghiệp tích cực bảo vệ môi trường
Thứ nhất, nếu các doanh nghiệp muốn tiếp tục tăng cường đầu ra, họ phải có đầu vào ổn định. Nhiều ngành công nghiệp dựa trên các nguồn tài nguyên có chất lượng cao; nguồn tài nguyên bị thiệt hại sẽ làm tăng chi phí sản xuất.
Thứ hai, việc tiếp cận ban đầu và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Thực tiễn về môi trường của các ngành công nghiệp ; kinh doanh đang ngày càng trở thành một nhu cầu về sự thay đổi của người tiêu dùng ngày nay. Người tiêu dùng quốc tế nhấn mạnh đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; giữ độ bền của sản phẩm và thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Trong khi đó người tiêu dùng bản xứ ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm về môi trường.
Một số đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
– Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thương mại nói riêng; tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch.
– Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh nhằm hướng đến phát triển bền vững.
– Nghiên cứu thiết lập các công cụ kinh tế và cơ chế tài chính đột phá nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho bảo vệ môi trường.
Vận dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam như các loại thuế, phí, đặt cọc hoàn trả, quyền phát thải và mua bán phát thải theo hạn ngạch cho bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp.
– Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương tới địa phương; tăng cường phối hợp giữa các Bộ; ngành và địa phương trong việc thanh tra; kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường trong các doanh nghiệp; tăng vai trò giám sát và phối hợp của người dân và các cơ quan quản lý địa phương đối với doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
– Rà soát, chỉnh sửa và bổ sung nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp kết nối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Tác động của doanh nghiệp đến môi trường.
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: Support@legalzone.vn
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd