0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60b89dac7337b-boquytacvanhoaxaydung.jpg.webp

Tài liệu xây dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp (cần thiết)

Văn hóa doanh nghiệp được coi như là bản sắc riêng của mỗi tổ chức. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi mà mọi tổ chức, doanh nghiệp đang từng ngày xây dựng và phát triển. Để có một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng không hề dễ dàng, bởi nó là sự tựu chung của nhiều yếu tố. Vậy phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để giúp tổ chức ngày một phát triển? Hãy cùng tìm hiểu các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua bài viết sau nhé!

1. Phân Tích, Đánh Giá Nền Văn Hóa Hiện Có Của Tổ Chức, Doanh Nghiệp
Ngay khi doanh nghiệp được thành lập thì có rất ít người quan tâm tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Thông thường, văn hóa doanh nghiệp sẽ tự hình thành cùng với sự phát triển của tổ chức. Sau một thời gian, khi nhìn nhận lại thì tổ chức đó mới có thể “định hình” được văn hóa doanh nghiệp.
Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì tổ chức cần phải có sự đánh giá, phân tính nên văn hóa hiện tại của mình. Khi đã có sự đánh giá chuẩn xác và kết hợp với chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn thì tổ chức sẽ hình thành được nền văn hóa lý tưởng nhất.


2. Xác Định Mục Tiêu Và Các Yếu Tố Làm Nên Văn Hóa Doanh Nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào lý tưởng nhất? Để làm được điều đó thì bạn phải xác định rõ được văn hóa doanh nghiệp mà bạn mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch để xây dựng và thực hiện được mục tiêu đó.

Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có một nền văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp đó. Bạn hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những thế mạnh sẵn có của mình và phát triển chúng lên một tầm cao mới.

Sau khi đã chỉ ra rõ được mục tiêu thì doanh nghiệp cần xác định được những yếu tố làm nên nền văn hóa công ty của mình. Những yếu tố đó sẽ là sự tổng hòa của những thế mạnh, những mong muốn của tổ chức. Để xác định được yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp mạnh, bạn hãy “điểm mặt gọi tên” được giá trị cốt lõi của chính doanh nghiệp đó qua 4 câu hỏi:

- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là gì?

- Hình ảnh bạn muốn xây dựng cho doanh nghiệp mình là gì?

- Mục tiêu kinh doanh có phù hợp với tập thể không?

- Nền văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng tới là gì?

3. Lên Kế Hoạch Cụ Thể Để Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Khi doanh nghiệp đã có một kế hoạch chi tiết, cụ thể thì việc xây dựng nền văn hóa là vô cùng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Để xây dựng văn hóa lý tưởng, mỗi doanh nghiệp cần dựa vào 4 tiêu chí: Phong cách và môi trường làm việc, giao tiếp nội bộ, sự ra quyết định, hành vi và thái độ của mọi người.
Một trong những yếu tố quan trọng của kế hoạch chính là ban lãnh đạo. Họ sẽ là những người “cầm cân nảy mực” để xây dựng được những mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch và giúp nhân viên thực hiện được kế hoạch đó trong một thời gian ngắn nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Kế hoạch xây dựng văn hoá doanh nghiệp TẢI VỀ


4. Triển Khai Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Để triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì tổ chức có thể thực hiện theo các bước sau:

4.1 Xây Dựng Riêng Một Bộ Phận Phụ Trách Việc Triển Khai Văn Hóa Doanh Nghiệp
Tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận riêng để thực hiện việc triển khai xây dựng và lên kế hoạch triển khai văn hóa công ty. Bộ phận này sẽ phụ trách việc lên kế hoạch, xây dựng mục tiêu, hoạt động, thời gian…
Mỗi tổ chức sẽ có một bộ phận thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng. Thông thường, vị trí này sẽ được nhiều tổ chức giao cho phòng truyền thông nội bộ. Với kinh nghiệm làm truyền thông thì phòng truyền thông nội bộ sẽ xây dựng được kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó một cách dễ dàng hơn.

4.2 Phổ Biến, Truyền Đạt Văn Hóa Đến Toàn Bộ Doanh Nghiệp
Sau khi đã lên kế hoạch triển khai cụ thể thì bộ phận phụ trách sẽ tiến hành phổ biến về các quy định, quy chế, chính sách chung. Họ sẽ tiến hành tổ chức các buổi nói chuyện, cuộc họp giữa ban lãnh đạo và nhân viên để phổ biến về văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp toàn thể nhân viên biết được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, và hiểu được chúng có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp và của chính bản thân mỗi nhân viên.
Khi toàn thể nhân viên đã nắm được văn hóa làm việc thì ban lãnh đạo cùng bộ phận phụ trách cần có những động thái nhằm khích lệ, động viên nhân viên để thay đổi. Khi mỗi nhân viên thay đổi sẽ giúp văn hóa doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

4.3 Ổn Định Và Không Ngừng Phát Triển, Hoàn Thiện Văn Hóa Doanh Nghiệp
Để xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Đó sẽ là cả một quá trình bền bỉ được xây dựng và hoàn thiện mỗi ngày. Bộ phận phụ trách cần không ngừng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bằng cách:
- Lồng ghép văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
- Triển khai những hoạt động cụ thể nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
- Xây dựng những chính sách khen thưởng phù hợp
- Lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, đúng người, đúng vị trí

4.4 Đo Lường Và Đánh Giá
Văn hóa doanh nghiệp cần được bồi dưỡng và hoàn thiện từng ngày. Để làm được điều đó thì bộ phận phụ trách cần có sự đo lường, đánh giá định kỳ để có thể thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp và có thể giải quyết, xử lý được những vấn đề phát sinh, tồn đọng. Doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, khảo sát theo các bước:
Khảo sát: Bộ phận phụ trách cần thực hiện những cuộc khảo sát để thu thập những phản hồi của nhân viên. Từ đó đánh giá sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp.
Đo lường: Sau khi đã có khảo sát bộ phận phụ trách cần đo lường hiệu quả thực hiện văn hóa doanh nghiệp theo các chỉ số: Chỉ số Attrition Rate/ Churn Rate (AR/ CR) – Tỷ lệ nhân viên tự nguyện nghỉ việc, chỉ số Net Promoter Scores (NPS) của nhân viên.
Thông qua những đo lường và đánh giá qua các chỉ số sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy được hiệu quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CẦN THIẾT:

1. TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

2. DANH MỤC TRỌNG SỐ CÁC YẾU TỐ VHDN: TẢI VỀ

3. DANH MỤC CÁC NGHI LỄ: TẢI VỀ

4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG SLOGAN CHO CÔNG TY: TẢI VỀ

5. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN VĂN HOÁ GIAO TIẾP CÔNG SỞ: TẢI VỀ

6. QUY ĐỊNH VỀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP: TẢI VỀ

7. BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHONG CÁCH GIAO TIẾP CỦA CNV: TẢI VỀ

8. CÁC TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

9. MẪU TRIẾT LÝ VỀ PHƯƠNG CHÂM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

10. BẢNG PHÂN QUYỀN CHO TOÀN DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

11. HỆ THỐNG VĂN HOÁ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

12. CÁC GIÁ TRỊ TÍNH CÁCH MÀ DOANH NGHIỆP HƯỚNG TỚI: TẢI VỀ

13. CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG VỀ VHDN: TẢI VỀ

14. CÂU HỎI PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN VỀ VHDN: TẢI VỀ

15. CÂU HỎI VỀ LÝ TƯỞNG, NIỀM TIN CỦA NHÂN VIÊN: TẢI VỀ

16. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

17. CÂU HỎI THĂM QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ

18. BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM PHÂN CẤP VHDN: TẢI VỀ

Trên đây là một số tài liệu và thông tin về Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp. Nếu bạn còn vướng mắc và cần hỗ trợ thì hãy liên hệ Công ty Luật Legalzone để được tư vấn, giải đáp!

avatar
Lê Tún Anh
1149 ngày trước
Tài liệu xây dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp (cần thiết)
Văn hóa doanh nghiệp được coi như là bản sắc riêng của mỗi tổ chức. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi mà mọi tổ chức, doanh nghiệp đang từng ngày xây dựng và phát triển. Để có một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng không hề dễ dàng, bởi nó là sự tựu chung của nhiều yếu tố. Vậy phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để giúp tổ chức ngày một phát triển? Hãy cùng tìm hiểu các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua bài viết sau nhé!1. Phân Tích, Đánh Giá Nền Văn Hóa Hiện Có Của Tổ Chức, Doanh NghiệpNgay khi doanh nghiệp được thành lập thì có rất ít người quan tâm tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Thông thường, văn hóa doanh nghiệp sẽ tự hình thành cùng với sự phát triển của tổ chức. Sau một thời gian, khi nhìn nhận lại thì tổ chức đó mới có thể “định hình” được văn hóa doanh nghiệp.Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì tổ chức cần phải có sự đánh giá, phân tính nên văn hóa hiện tại của mình. Khi đã có sự đánh giá chuẩn xác và kết hợp với chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn thì tổ chức sẽ hình thành được nền văn hóa lý tưởng nhất.2. Xác Định Mục Tiêu Và Các Yếu Tố Làm Nên Văn Hóa Doanh NghiệpXây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào lý tưởng nhất? Để làm được điều đó thì bạn phải xác định rõ được văn hóa doanh nghiệp mà bạn mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch để xây dựng và thực hiện được mục tiêu đó.Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có một nền văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp đó. Bạn hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những thế mạnh sẵn có của mình và phát triển chúng lên một tầm cao mới.Sau khi đã chỉ ra rõ được mục tiêu thì doanh nghiệp cần xác định được những yếu tố làm nên nền văn hóa công ty của mình. Những yếu tố đó sẽ là sự tổng hòa của những thế mạnh, những mong muốn của tổ chức. Để xác định được yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp mạnh, bạn hãy “điểm mặt gọi tên” được giá trị cốt lõi của chính doanh nghiệp đó qua 4 câu hỏi:- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là gì?- Hình ảnh bạn muốn xây dựng cho doanh nghiệp mình là gì?- Mục tiêu kinh doanh có phù hợp với tập thể không?- Nền văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng tới là gì?3. Lên Kế Hoạch Cụ Thể Để Xây Dựng Văn Hóa Doanh NghiệpKhi doanh nghiệp đã có một kế hoạch chi tiết, cụ thể thì việc xây dựng nền văn hóa là vô cùng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Để xây dựng văn hóa lý tưởng, mỗi doanh nghiệp cần dựa vào 4 tiêu chí: Phong cách và môi trường làm việc, giao tiếp nội bộ, sự ra quyết định, hành vi và thái độ của mọi người.Một trong những yếu tố quan trọng của kế hoạch chính là ban lãnh đạo. Họ sẽ là những người “cầm cân nảy mực” để xây dựng được những mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch và giúp nhân viên thực hiện được kế hoạch đó trong một thời gian ngắn nhất.TÀI LIỆU THAM KHẢO: Kế hoạch xây dựng văn hoá doanh nghiệp TẢI VỀ4. Triển Khai Xây Dựng Văn Hóa Doanh NghiệpĐể triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì tổ chức có thể thực hiện theo các bước sau:4.1 Xây Dựng Riêng Một Bộ Phận Phụ Trách Việc Triển Khai Văn Hóa Doanh NghiệpTổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận riêng để thực hiện việc triển khai xây dựng và lên kế hoạch triển khai văn hóa công ty. Bộ phận này sẽ phụ trách việc lên kế hoạch, xây dựng mục tiêu, hoạt động, thời gian…Mỗi tổ chức sẽ có một bộ phận thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng. Thông thường, vị trí này sẽ được nhiều tổ chức giao cho phòng truyền thông nội bộ. Với kinh nghiệm làm truyền thông thì phòng truyền thông nội bộ sẽ xây dựng được kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó một cách dễ dàng hơn.4.2 Phổ Biến, Truyền Đạt Văn Hóa Đến Toàn Bộ Doanh NghiệpSau khi đã lên kế hoạch triển khai cụ thể thì bộ phận phụ trách sẽ tiến hành phổ biến về các quy định, quy chế, chính sách chung. Họ sẽ tiến hành tổ chức các buổi nói chuyện, cuộc họp giữa ban lãnh đạo và nhân viên để phổ biến về văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp toàn thể nhân viên biết được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, và hiểu được chúng có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp và của chính bản thân mỗi nhân viên.Khi toàn thể nhân viên đã nắm được văn hóa làm việc thì ban lãnh đạo cùng bộ phận phụ trách cần có những động thái nhằm khích lệ, động viên nhân viên để thay đổi. Khi mỗi nhân viên thay đổi sẽ giúp văn hóa doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.4.3 Ổn Định Và Không Ngừng Phát Triển, Hoàn Thiện Văn Hóa Doanh NghiệpĐể xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng thì không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Đó sẽ là cả một quá trình bền bỉ được xây dựng và hoàn thiện mỗi ngày. Bộ phận phụ trách cần không ngừng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bằng cách:- Lồng ghép văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.- Triển khai những hoạt động cụ thể nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.- Xây dựng những chính sách khen thưởng phù hợp- Lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, đúng người, đúng vị trí4.4 Đo Lường Và Đánh GiáVăn hóa doanh nghiệp cần được bồi dưỡng và hoàn thiện từng ngày. Để làm được điều đó thì bộ phận phụ trách cần có sự đo lường, đánh giá định kỳ để có thể thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp và có thể giải quyết, xử lý được những vấn đề phát sinh, tồn đọng. Doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, khảo sát theo các bước:Khảo sát: Bộ phận phụ trách cần thực hiện những cuộc khảo sát để thu thập những phản hồi của nhân viên. Từ đó đánh giá sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp.Đo lường: Sau khi đã có khảo sát bộ phận phụ trách cần đo lường hiệu quả thực hiện văn hóa doanh nghiệp theo các chỉ số: Chỉ số Attrition Rate/ Churn Rate (AR/ CR) – Tỷ lệ nhân viên tự nguyện nghỉ việc, chỉ số Net Promoter Scores (NPS) của nhân viên.Thông qua những đo lường và đánh giá qua các chỉ số sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy được hiệu quả của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.TÀI LIỆU THAM KHẢO CẦN THIẾT:1. TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ2. DANH MỤC TRỌNG SỐ CÁC YẾU TỐ VHDN: TẢI VỀ3. DANH MỤC CÁC NGHI LỄ: TẢI VỀ4. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG SLOGAN CHO CÔNG TY: TẢI VỀ5. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN VĂN HOÁ GIAO TIẾP CÔNG SỞ: TẢI VỀ6. QUY ĐỊNH VỀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP: TẢI VỀ7. BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHONG CÁCH GIAO TIẾP CỦA CNV: TẢI VỀ8. CÁC TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ9. MẪU TRIẾT LÝ VỀ PHƯƠNG CHÂM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ10. BẢNG PHÂN QUYỀN CHO TOÀN DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ11. HỆ THỐNG VĂN HOÁ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ12. CÁC GIÁ TRỊ TÍNH CÁCH MÀ DOANH NGHIỆP HƯỚNG TỚI: TẢI VỀ13. CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG VỀ VHDN: TẢI VỀ14. CÂU HỎI PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN VỀ VHDN: TẢI VỀ15. CÂU HỎI VỀ LÝ TƯỞNG, NIỀM TIN CỦA NHÂN VIÊN: TẢI VỀ16. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ17. CÂU HỎI THĂM QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: TẢI VỀ18. BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM PHÂN CẤP VHDN: TẢI VỀTrên đây là một số tài liệu và thông tin về Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp. Nếu bạn còn vướng mắc và cần hỗ trợ thì hãy liên hệ Công ty Luật Legalzone để được tư vấn, giải đáp!