0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file632929dfc6919-istockphoto-971162902-170667a.jpg.webp

Tăng cường công tác phối hợp phòng, chống tiền giả

Ngân hàng Nhà nước vừa chuyển hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam sang Bộ Tư pháp để thẩm định theo thẩm quyền.

Ngân hàng Nhà nước vừa chuyển hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam sang Bộ Tư pháp để thẩm định theo thẩm quyền.

Tờ trình của Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau 17 năm thi hành, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam đã có những quy định không còn phù hợp với pháp luật hiện hành. Do đó, việc xây dựng, ban hành dự thảo Nghị định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam là cần thiết, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng của cơ quan công an, quân đội, hải quan và Ngân hàng Nhà nước trong triển khai thực hiện công tác này.

Theo Dự thảo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Công an, cơ quan có thẩm quyền của Quân đội, Hải quan khi phát hiện tiền giả thực hiện thu giữ và lập biên bản.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân thông báo cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Thời gian giám định tiền giả, tiền nghi giả tối đa 5 ngày. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định giữa các đơn vị thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện. Việc tiêu hủy tiền giả thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Theo cơ quan soạn thảo, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ in, sao chụp, xử lý hình ảnh và internet, việc làm tiền giả dễ dàng thực hiện hơn, kỹ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi hơn. Thực tiễn cho thấy, vẫn có hiện tượng tiền giả lưu hành trong lưu thông, nếu người tiêu dùng không biết cách kiểm tra tiền mặt hoặc không kiểm tra trong quá trình giao dịch có thể gặp phải rủi ro tiền giả.

Trong những năm qua, lực lượng công an, bộ đội biên phòng đã phát hiện, triệt phá hàng nghìn vụ liên quan đến tiền giả, thu giữ nhiều tang vật liên quan. Lượng tiền giả thu giữ qua cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng lên đến hàng chục tỷ đồng. Tiền giả không chỉ được sản xuất ở nước ngoài, mà gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện tiền giả được sản xuất tại một số địa phương như: Đăk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định...

Nhìn chung, các loại tiền polymer có kỹ thuật làm giả đơn giản, dễ kiểm tra nhận biết bằng tay và mắt thường. Nhưng theo các cơ quan chức năng, tình hình hoạt động của tội phạm tiền giả trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp.

Theo Quyết định số 130, Bộ Công an chịu trách nhiệm chính và toàn diện trong công tác đấu tranh, phòng, chống tiền giả. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc xử lý các trường hợp tiền giả, tiền nghi giả và trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

Tuy nhiên, do thủ đoạn của tội phạm tiền giả ngày càng tinh vi, nên Ban soạn thảo cho rằng cần bổ sung trách nhiệm của các lực lượng khác thuộc quân đội và tăng cường công tác phối hợp, kịp thời trao đổi thông tin về tiền giả giữa các cơ quan chức năng.

Đồng thời, Dự thảo Nghị định cũng quy định về sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam vì thực tế cho thấy, tiền Việt Nam không chỉ bị làm giả mà còn bị sử dụng trái quy định, không đúng mục đích.

Thời gian vừa qua, trên thị trường xuất hiện "tiền giấy đồ chơi" là các ấn phẩm có in hình ảnh đồng tiền Việt Nam trên giấy cứng hoặc nền nhựa được mua bán công khai với tính chất là đồ chơi, tình trạng in và bán bao lì xì có sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam các loại mệnh giá... khá phổ biến.

Một số đối tượng sử dụng tiền âm phủ in hình ảnh đồng tiền Việt Nam, có kích thước tương đương tiền thật để trà trộn trong giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện thiếu ánh sáng (trời tối)... với mục đích đánh lừa người tiêu dùng.

Trước tình hình đó, Ngân hàng nhà nước đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, để ngăn chặn và làm cơ sở để xử lý các hành vi này, Dự thảo Nghị định quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện sao chụp tiền Việt Nam.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
 
 

avatar
Lê Phương Thảo
852 ngày trước
Tăng cường công tác phối hợp phòng, chống tiền giả
Ngân hàng Nhà nước vừa chuyển hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam sang Bộ Tư pháp để thẩm định theo thẩm quyền.Ngân hàng Nhà nước vừa chuyển hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam sang Bộ Tư pháp để thẩm định theo thẩm quyền.Tờ trình của Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau 17 năm thi hành, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam đã có những quy định không còn phù hợp với pháp luật hiện hành. Do đó, việc xây dựng, ban hành dự thảo Nghị định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam là cần thiết, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng của cơ quan công an, quân đội, hải quan và Ngân hàng Nhà nước trong triển khai thực hiện công tác này.Theo Dự thảo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Công an, cơ quan có thẩm quyền của Quân đội, Hải quan khi phát hiện tiền giả thực hiện thu giữ và lập biên bản.Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân thông báo cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.Thời gian giám định tiền giả, tiền nghi giả tối đa 5 ngày. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định giữa các đơn vị thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện. Việc tiêu hủy tiền giả thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.Theo cơ quan soạn thảo, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ in, sao chụp, xử lý hình ảnh và internet, việc làm tiền giả dễ dàng thực hiện hơn, kỹ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi hơn. Thực tiễn cho thấy, vẫn có hiện tượng tiền giả lưu hành trong lưu thông, nếu người tiêu dùng không biết cách kiểm tra tiền mặt hoặc không kiểm tra trong quá trình giao dịch có thể gặp phải rủi ro tiền giả.Trong những năm qua, lực lượng công an, bộ đội biên phòng đã phát hiện, triệt phá hàng nghìn vụ liên quan đến tiền giả, thu giữ nhiều tang vật liên quan. Lượng tiền giả thu giữ qua cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng lên đến hàng chục tỷ đồng. Tiền giả không chỉ được sản xuất ở nước ngoài, mà gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện tiền giả được sản xuất tại một số địa phương như: Đăk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định...Nhìn chung, các loại tiền polymer có kỹ thuật làm giả đơn giản, dễ kiểm tra nhận biết bằng tay và mắt thường. Nhưng theo các cơ quan chức năng, tình hình hoạt động của tội phạm tiền giả trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp.Theo Quyết định số 130, Bộ Công an chịu trách nhiệm chính và toàn diện trong công tác đấu tranh, phòng, chống tiền giả. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong việc xử lý các trường hợp tiền giả, tiền nghi giả và trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.Tuy nhiên, do thủ đoạn của tội phạm tiền giả ngày càng tinh vi, nên Ban soạn thảo cho rằng cần bổ sung trách nhiệm của các lực lượng khác thuộc quân đội và tăng cường công tác phối hợp, kịp thời trao đổi thông tin về tiền giả giữa các cơ quan chức năng.Đồng thời, Dự thảo Nghị định cũng quy định về sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam vì thực tế cho thấy, tiền Việt Nam không chỉ bị làm giả mà còn bị sử dụng trái quy định, không đúng mục đích.Thời gian vừa qua, trên thị trường xuất hiện "tiền giấy đồ chơi" là các ấn phẩm có in hình ảnh đồng tiền Việt Nam trên giấy cứng hoặc nền nhựa được mua bán công khai với tính chất là đồ chơi, tình trạng in và bán bao lì xì có sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam các loại mệnh giá... khá phổ biến.Một số đối tượng sử dụng tiền âm phủ in hình ảnh đồng tiền Việt Nam, có kích thước tương đương tiền thật để trà trộn trong giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện thiếu ánh sáng (trời tối)... với mục đích đánh lừa người tiêu dùng.Trước tình hình đó, Ngân hàng nhà nước đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, để ngăn chặn và làm cơ sở để xử lý các hành vi này, Dự thảo Nghị định quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện sao chụp tiền Việt Nam.Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội