0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60d2951a381d6-192.jpg.webp

Thành lập công ty hai thành viên trở lên

Thành lập công ty hai thành viên trở lên

Khi thành lập mới cần tìm hiểu rất nhiều thông tin, dưới đây là các thông tin cơ bản nhất cho việc thành lập công ty hai thành viên trở lên.

II. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

1,  Tên công ty.

Đặt tên công ty là việc rất quan trọng, thay đổi tên có thể làm thay đổi con dấu tròn, hóa đơn, các biểu mẫu, văn bản nội bộ công ty, các tài sản/tài khoản công ty đang đứng tên,…  gây mất thời gian và chi phí, nên cần thực hiện cẩn thận.

Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp thành lập mới có tên trùng/gây nhầm lẫn với các đơn vị đã được đăng ký rất phổ biến. Theo yêu cầu của Quý công ty, Legalzone có thể tra cứu sơ bộ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, và trang web của Bộ kế hoạch đầu tư để tránh những vướng mắc, tranh chấp không đáng có.

2. Con dấu

Theo Luật doanh nghiệp 2014, con dấu tròn do doanh nghiệp tự khắc, công bố trên trang của Bộ kế hoạch đầu tư trước khi sử dụng (Dangkykinhdoanh.gov.vn), dấu chức danh và con dấu vuông Nhà nước không quản lý.

Con dấu tròn bắt buộc gồm các mục: Tên công ty, tên tỉnh/thành phố đặt trụ sở, còn nội dung, hình vẽ, màu, kích cỡ con dấu tròn doanh nghiệp được tự do quyết định.

3. Hóa đơn công ty.

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trường hợp phát hành hóa đơn mới, Quý công ty bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, không cần thủ tục kiểm tra trụ sở trước sử dụng như hóa đơn giấy.

4. Địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở chính công ty là thông tin rất quan trọng trong việc thành lập, đặc biệt với tình trạng được sử dụng hóa đơn trước khi thuế kiểm tra trụ sở như hiện tại. Bởi vì, nếu trường hợp trụ sở không đạt, doanh nghiệp có thể phải thu hồi lại các hóa đơn đã phát hành, chịu phạt vi phạm hành chính về những hóa đơn đã phát hành sai, … việc khắc phục hậu quả gây tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc. 

Bên cạnh đó, việc chuyển trụ sở thời gian thông thường từ 17 – 20 ngày làm việc, thời điểm chuyển trụ sở doanh nghiệp không được phát hành hóa đơn (Vì nếu sử dụng, sẽ không khớp với số lượng hóa đơn đã báo cáo trước khi chuyển đi), điều này thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, cần xuất hóa đơn hàng ngày.

Yêu cầu đối với trụ sở chính công ty là nhà mặt đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc Tòa nhà văn phòng có đầy đủ thông tin Giấy phép xây dựng, không được sử dụng tập thể, chung cư nhà ở làm văn phòng.

5. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ được hiểu cơ bản là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty, thể hiện khả năng chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, vốn càng cao thì mức trách nhiệm càng lớn.

 Vốn cao hay thấp phụ thuộc vào ngành nghề, cũng như quy mô, khách hàng của từng doanh nghiệp. Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản tối thiểu vốn 20 tỷ, chuyển phát nhanh nước ngoài tối thiểu 5 tỷ … Trường hợp doanh nghiệp thường xuyên ký những hợp đồng lớn 5 tỷ, 10 tỷ thì không thể lấy mức vốn điều lệ 500.000.000đ được.

Vốn điều lệ còn là 1 trong các tiêu chí để thể hiện mức độ công ty: Lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ,…  việc tăng vốn dễ thực hiện nhưng giảm vốn lại rất khó. Vì vậy, tùy mỗi công ty sẽ có mức vốn điều lệ phù hợp.

6. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các cán bộ/công chức/viên chức không được làm người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp ngoại lệ công ty nhà nước có quy định riêng.

7. Thành viên góp vốn.

Trừ các trường hợp đặc biệt, theo quy định pháp luậtCác cán bộ/công chức/viên chức được tham gia góp vốn, làm thuê chuyên môn ngoài giờ, nhưng không tham gia điều hành, quản lý.

8. Ngành nghề công ty.

Việt Nam đang áp dụng ngành  nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg mới có hiệu lực 20/08/2018. Doanh nghiệp được lựa chọn đăng ký ngành nghề cấp 4 (mã ngành nghề có 4 chữ số)  theo Quyết định này và không giới hạn số lượng ngành nghề tối đa.

II. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ

1. CMND hoặc Hộ chiếu (sao y công chứng không quá 3 tháng)
2. Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
3. Điều lệ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
4. Danh sách thành viên góp vốn
* Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Ngành nghề có yêu cầu phải có vốn pháp định)

* Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (đối với ngành nghề quy định phải có chứng chỉ hành nghề )

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty TNHH 2 thành viên như hướng dẫn bên trên.
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.Vui lòng tham

Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.

avatar
Cao Hải
1035 ngày trước
Thành lập công ty hai thành viên trở lên
Thành lập công ty hai thành viên trở lênKhi thành lập mới cần tìm hiểu rất nhiều thông tin, dưới đây là các thông tin cơ bản nhất cho việc thành lập công ty hai thành viên trở lên.II. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý1,  Tên công ty.Đặt tên công ty là việc rất quan trọng, thay đổi tên có thể làm thay đổi con dấu tròn, hóa đơn, các biểu mẫu, văn bản nội bộ công ty, các tài sản/tài khoản công ty đang đứng tên,…  gây mất thời gian và chi phí, nên cần thực hiện cẩn thận.Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp thành lập mới có tên trùng/gây nhầm lẫn với các đơn vị đã được đăng ký rất phổ biến. Theo yêu cầu của Quý công ty, Legalzone có thể tra cứu sơ bộ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, và trang web của Bộ kế hoạch đầu tư để tránh những vướng mắc, tranh chấp không đáng có.2. Con dấuTheo Luật doanh nghiệp 2014, con dấu tròn do doanh nghiệp tự khắc, công bố trên trang của Bộ kế hoạch đầu tư trước khi sử dụng (Dangkykinhdoanh.gov.vn), dấu chức danh và con dấu vuông Nhà nước không quản lý.Con dấu tròn bắt buộc gồm các mục: Tên công ty, tên tỉnh/thành phố đặt trụ sở, còn nội dung, hình vẽ, màu, kích cỡ con dấu tròn doanh nghiệp được tự do quyết định.3. Hóa đơn công ty.Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trường hợp phát hành hóa đơn mới, Quý công ty bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, không cần thủ tục kiểm tra trụ sở trước sử dụng như hóa đơn giấy.4. Địa chỉ trụ sở chínhTrụ sở chính công ty là thông tin rất quan trọng trong việc thành lập, đặc biệt với tình trạng được sử dụng hóa đơn trước khi thuế kiểm tra trụ sở như hiện tại. Bởi vì, nếu trường hợp trụ sở không đạt, doanh nghiệp có thể phải thu hồi lại các hóa đơn đã phát hành, chịu phạt vi phạm hành chính về những hóa đơn đã phát hành sai, … việc khắc phục hậu quả gây tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc. Bên cạnh đó, việc chuyển trụ sở thời gian thông thường từ 17 – 20 ngày làm việc, thời điểm chuyển trụ sở doanh nghiệp không được phát hành hóa đơn (Vì nếu sử dụng, sẽ không khớp với số lượng hóa đơn đã báo cáo trước khi chuyển đi), điều này thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, cần xuất hóa đơn hàng ngày.Yêu cầu đối với trụ sở chính công ty là nhà mặt đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc Tòa nhà văn phòng có đầy đủ thông tin Giấy phép xây dựng, không được sử dụng tập thể, chung cư nhà ở làm văn phòng.5. Vốn điều lệVốn điều lệ được hiểu cơ bản là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty, thể hiện khả năng chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, vốn càng cao thì mức trách nhiệm càng lớn. Vốn cao hay thấp phụ thuộc vào ngành nghề, cũng như quy mô, khách hàng của từng doanh nghiệp. Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản tối thiểu vốn 20 tỷ, chuyển phát nhanh nước ngoài tối thiểu 5 tỷ … Trường hợp doanh nghiệp thường xuyên ký những hợp đồng lớn 5 tỷ, 10 tỷ thì không thể lấy mức vốn điều lệ 500.000.000đ được.Vốn điều lệ còn là 1 trong các tiêu chí để thể hiện mức độ công ty: Lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ,…  việc tăng vốn dễ thực hiện nhưng giảm vốn lại rất khó. Vì vậy, tùy mỗi công ty sẽ có mức vốn điều lệ phù hợp.6. Người đại diện theo pháp luậtNgười đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.Các cán bộ/công chức/viên chức không được làm người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp ngoại lệ công ty nhà nước có quy định riêng.7. Thành viên góp vốn.Trừ các trường hợp đặc biệt, theo quy định pháp luậtCác cán bộ/công chức/viên chức được tham gia góp vốn, làm thuê chuyên môn ngoài giờ, nhưng không tham gia điều hành, quản lý.8. Ngành nghề công ty.Việt Nam đang áp dụng ngành  nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg mới có hiệu lực 20/08/2018. Doanh nghiệp được lựa chọn đăng ký ngành nghề cấp 4 (mã ngành nghề có 4 chữ số)  theo Quyết định này và không giới hạn số lượng ngành nghề tối đa.II. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ1. CMND hoặc Hộ chiếu (sao y công chứng không quá 3 tháng)2. Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên3. Điều lệ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên4. Danh sách thành viên góp vốn* Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Ngành nghề có yêu cầu phải có vốn pháp định)* Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (đối với ngành nghề quy định phải có chứng chỉ hành nghề )III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNHBước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty TNHH 2 thành viên như hướng dẫn bên trên.Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viênBước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.Vui lòng thamBước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm (Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn.