0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60c16cfe094ad-timeline_post_file609bd7116b854-16c.jpg.webp

Thành phần hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì?

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thành phần hồ sơ địa chính

Điều 4 Thông tư 24/2014 quy định về thành phần hồ sơ địa chính như sau:

Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính

Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:

– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

– Sổ địa chính;

– Bản lưu Giấy chứng nhận.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:

– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và Bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);

– Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;

– Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.

Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính được pháp luật quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2014, cụ thể:

  1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
  2. Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
  3. Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
  4. Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:

– Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới:

+ Đối với trường hợp này, pháp luật quy định xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận

– Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:

+ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

+ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Trên đây là nội dung Hồ sơ địa chính là gì? Thành phần của hồ sơ địa chính theo quy định gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Legalzone

avatar
Lê Tún Anh
1051 ngày trước
Thành phần hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là gì?Khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.Thành phần hồ sơ địa chínhĐiều 4 Thông tư 24/2014 quy định về thành phần hồ sơ địa chính như sau:Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chínhĐịa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;– Sổ địa chính;– Bản lưu Giấy chứng nhận.Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chínhĐịa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và Bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);– Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;– Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chínhGiá trị pháp lý của hồ sơ địa chính được pháp luật quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2014, cụ thể:Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:– Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới:+ Đối với trường hợp này, pháp luật quy định xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận– Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:+ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;+ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.Trên đây là nội dung Hồ sơ địa chính là gì? Thành phần của hồ sơ địa chính theo quy định gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Legalzone