Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền như thế nào? Dưới đây là bài viết của Legalzone về trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký theo quy định mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung chính bài viết
- Tác phẩm mỹ thuật ?
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- Trình tự thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ?
Mỗi một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng giống như các tác phẩm mỹ thuật khác. Đều được xác định là một sản phẩm nghệ thuật, mang theo phong cách, sự sáng tạo. Và là sự thể hiện dấu ấn và tài năng của mỗi tác giả – người nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm. Tuy nhiên, các tác phẩm mỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thực tế. Việc bảo vệ quyền tác giả, và các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng được chú trọng hơn. Vậy việc đăng ký bản quyền cho các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thực hiện như thế nào? Trong phạm vi bài viết Legalzone sẽ giả đáp vấn đề này.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Để xác định các thủ tục để đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm này cần căn cứ vào:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Sau đây gọi là Luật SHTT)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Cụ thể:
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT, Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu là những tác phẩm được thể hiện thông qua tổng hợp các đường nét, hình khối, và màu sắc, bố cục gắn liền với những tính năng hữu ích. Đây không phải là những tác phẩm nghệ thuật đơn thuần. Mà là những tác phẩm mỹ thuật có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích. Là cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn thông qua quá trình sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thường thấy trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm hoặc thiết kế nội thất và lĩnh vực trang trí đơn thuần.
Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay còn được xác định là quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Là khái niệm không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản của pháp luật hiện hành. Dựa trên khái niệm chung về quyền tác giả, về bản quyền, có thể hiểu:
Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là quyền hợp pháp của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm mỹ thuật ứng dụng do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu, phát sinh khi sản phẩm này được sáng tạo và định hình dưới một hình thức nhất định.
Trình tự thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm này là thủ tục mà trong đó một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tác giả sau khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này đã hoàn tất thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền, đăng ký quyền tác giả đối với này lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Trong đó, thủ tục đăng ký bản quyền được thực hiện như sau:
Hồ sơ đăng ký.
Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền gồm những loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền (tờ khai đăng ký quyền tác giả – có mẫu).
+Tờ khai đăng ký quyền tác giả phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả kê khai đầy đủ thông tin và ký tên.
+Trong nội dung tờ khai thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn
+Phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký:
- Thời, gian, địa điểm, hình thức công bố của tác phẩm,
- Lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký.
+Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.
+Tờ khai được thực hiện theo mẫu do Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định.
– Bản sao tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký (02 bản).
– Giấy ủy quyền, hoặc hợp đồng ủy quyền (Nếu có).
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp có đồng tác giả).
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (nếu có đồng chủ sở hữu)
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả.
– Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.
Nội dung những giấy tờ, tài liệu nêu trên trừ bản sao tác phẩm thì đều phải thể hiện bằng Tiếng Việt. Nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt theo quy định.
Nơi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Nơi nộp hồ sơ được xác định là Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch). Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp nộp hồ sơ lên cơ quan này. Hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy ủy quyền hợp lệ.
Thời hạn nhận kết quả sau khi nộp hồ sơ.
Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu tác phẩm này hoàn toàn đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ bản quyền tác giả.
Trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này không đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ. Cục Bản quyền tác giả cũng sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn vì lý do không cấp.
Như vậy, cũng như các loại hình tác phẩm nghệ thuật khác, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng cần được bảo hộ về bản quyền, quyền tác giả. Mặc dù thủ tục đăng ký không phải là thủ tục bắt buộc để phát sinh quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, đây là thủ tục cần thiết để tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có được sự công nhận và bảo hộ hợp pháp từ pháp luật. Nhất là trong tình hình cạnh tranh, tranh chấp về bản quyền như hiện nay.
Trên đây là bài viết về Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ