0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60bd7d51dfb29-167.jpg.webp

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu  là việc xác lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu.

Đây là một việc làm cần thiết và quan trọng, bởi việc này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích: là dấu hiệu để khách hàng, đối tác dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình với các đơn vị khác.

Đồng thời, khi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thì mặc nhiên sẽ được pháp luật bảo vệ.  Việc đăng kí này còn giúp tránh được sự các hành vi xâm phạm, làm giả, nhái hoặc ăn cắp, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng được độc quyền sử dụng và có quyền nhượng hay chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền khởi kiện, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Vậy Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật được tiến hành như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Legalzone

Nội dung chính bài viết

Căn cứ pháp lí 

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;.
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ tối thiểu

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu:
  • mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có;
  • nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
  • Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập;
  • phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
  • Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

      Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù
  • hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu
  • (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Các tài liệu khác (nếu có)

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ

Trên đây là bài viết tham khảo về Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ


 

avatar
Cao Hải
1054 ngày trước
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệuĐăng ký nhãn hiệu  là việc xác lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu.Đây là một việc làm cần thiết và quan trọng, bởi việc này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích: là dấu hiệu để khách hàng, đối tác dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình với các đơn vị khác.Đồng thời, khi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thì mặc nhiên sẽ được pháp luật bảo vệ.  Việc đăng kí này còn giúp tránh được sự các hành vi xâm phạm, làm giả, nhái hoặc ăn cắp, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cũng được độc quyền sử dụng và có quyền nhượng hay chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền khởi kiện, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi xâm phạm nhãn hiệu.Vậy Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật được tiến hành như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của LegalzoneNội dung chính bài viếtCăn cứ pháp lí Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệuHồ sơ tối thiểuCác tài liệu khác (nếu có)Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệuCăn cứ pháp lí Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;.Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệuHồ sơ tối thiểu02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu:mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có;nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập;phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);Chứng từ nộp phí, lệ phí.      Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thùhoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu(nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).Các tài liệu khác (nếu có)Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệuLệ phí nộp đơn: 150.000VNĐPhí công bố đơn: 120.000VNĐPhí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụPhí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụPhí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụPhí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụTrên đây là bài viết tham khảo về Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ