0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file61274152ca7a3-dau-tu-tien-nhan-roi-feature.jpg.webp

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài hiện nay ngày càng nhiều.Rất nhiều doanh nghiệp/ cá nhân quan tâm đến vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề này. Hôm nay công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Khái niệm

Căn cứ khoản 13, Điều 3 Luật đầu tư 2020

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ : Điều 52 Luật đầu tư 2020

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  • Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư’

3. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Quốc hội chấp thuận chủ trương  với các dự án  sau:

  • Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương các dự án sau:

  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

4. Hồ sơ và thủ tục thực hiện

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;
  • xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn;
  • tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có);
  • phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án.

d) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:

Gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:

  • báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;

e) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định.

g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành- nghề có điều kiện:

  • nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Trên đây là bài viết về Thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Legalzone.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:

Website: https://legalzone.vn/ để được hỗ trợ và tư vấn.

avatar
Trần Mỹ Dung
974 ngày trước
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài hiện nay ngày càng nhiều.Rất nhiều doanh nghiệp/ cá nhân quan tâm đến vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề này. Hôm nay công ty Legalzone xin gửi tới mọi người bài viết về Thủ tục đầu tư ra nước ngoài1. Khái niệmCăn cứ khoản 13, Điều 3 Luật đầu tư 2020Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.2. Hình thức đầu tư ra nước ngoàiCăn cứ : Điều 52 Luật đầu tư 2020Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư’3. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoàiQuốc hội chấp thuận chủ trương  với các dự án  sau:Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương các dự án sau:Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.4. Hồ sơ và thủ tục thực hiệnNhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Hồ sơ bao gồm:a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;c) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn;tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có);phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án.d) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:Gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;e) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định.g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành- nghề có điều kiện:nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).Trên đây là bài viết về Thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Legalzone.Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:Website: https://legalzone.vn/ để được hỗ trợ và tư vấn.