0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file624c1373a527a-Bản-trình-bày1.jpg.webp

Tóm tắt án lệ 42/2021/AL Về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài

Nội dung vụ việc:

Bà T và ông S ký kết hợp đồng mua kỳ nghỉ dưỡng với công ty V. Khi ký kết hợp đồng, bà T và ông S chưa đọc kỹ hợp đồng nên sau khi ký kết hai người đọc lại và nhận thấy có nhiều điểm bất thường. Do vậy, bà T ông S yêu cầu hủy bỏ hợp đồng với công ty V nhưng công ty V không chấp thuận.

Bà T và ông S kiện công ty V ra TAND TP Nha Trang, trong đó, (1) yêu cầu TA hủy bỏ hợp đồng mua kỳ nghỉ dưỡng và (2) yêu cầu công ty V trả lại số tiền cọc mà bà T, ông S đã cọc để mua kỳ nghỉ.

Hợp đồng quy định tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore theo quy tắc của trung tâm này.

Nhận định của TAND TP Nha Trang:

 Hợp đồng giữa Bà T, Ông S và công ty V là hợp đồng cung cấp dịch vụ, không phải hợp đồng mua bán bất động sản như bà T và ông S lầm tưởng, không có căn cứ vê việc công ty V lừa dối khách hàng. Vì vậy, không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn

TAND TP Nha Trang có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và văn bản hướng dẫn.

Luận cứ:

Trong hợp đồng dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ soạn sẵn có quy định về việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài nhưng người tiêu dùng không đồng ý và yêu cầu TAND thụ lý và giải quyết là phù hợp với Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

avatar
Lê Thị Thu An
751 ngày trước
Tóm tắt án lệ 42/2021/AL Về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài
Nội dung vụ việc:Bà T và ông S ký kết hợp đồng mua kỳ nghỉ dưỡng với công ty V. Khi ký kết hợp đồng, bà T và ông S chưa đọc kỹ hợp đồng nên sau khi ký kết hai người đọc lại và nhận thấy có nhiều điểm bất thường. Do vậy, bà T ông S yêu cầu hủy bỏ hợp đồng với công ty V nhưng công ty V không chấp thuận.Bà T và ông S kiện công ty V ra TAND TP Nha Trang, trong đó, (1) yêu cầu TA hủy bỏ hợp đồng mua kỳ nghỉ dưỡng và (2) yêu cầu công ty V trả lại số tiền cọc mà bà T, ông S đã cọc để mua kỳ nghỉ.Hợp đồng quy định tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore theo quy tắc của trung tâm này.Nhận định của TAND TP Nha Trang: Hợp đồng giữa Bà T, Ông S và công ty V là hợp đồng cung cấp dịch vụ, không phải hợp đồng mua bán bất động sản như bà T và ông S lầm tưởng, không có căn cứ vê việc công ty V lừa dối khách hàng. Vì vậy, không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơnTAND TP Nha Trang có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và văn bản hướng dẫn.Luận cứ:Trong hợp đồng dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ soạn sẵn có quy định về việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài nhưng người tiêu dùng không đồng ý và yêu cầu TAND thụ lý và giải quyết là phù hợp với Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.