0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6242b37660ee7-giấy-phép-lao-động.jpg.webp

Tư vấn giấy phép lao động

Giấy phép lao động là một trong rất nhiều loại giấy phép ở Việt Nam. Không giống như nhiều người thường lầm tưởng nó dành cho công dân Việt Nam khi làm việc trong một số ngành nghề đặc thù, giấy phép lao động được cấp cho người lao động có quốc tịch nước ngoài. Vậy giấy phép lao động là gì và có ý nghĩa như thế nào trong các mối quan hệ lao động? Hãy để ​​Legalzone tư vấn cho bạn đọc về giấy phép lao động trong bài viết này.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.

Giấy phép lao động tiếng Anh là Work Permit, hoặc VietNam Work Permit (Giấy phép lao động Việt Nam) để dễ phân biệt với các quốc gia khác cũng cấp loại giấy tờ này.

Những thông tin có trong giấy phép lao động

Một giấy phép lao động theo đúng mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành gồm những thông tin của người lao động nước ngoài. Cụ thể:

– Ảnh chân dung: nền trắng; mặt chính diện; không đội mũ hay đeo kính màu;

– Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;

– Giới tính;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Quốc tịch, số hộ chiếu;

– Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;

–  Địa điểm làm việc;

–  Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;

– Chức danh công việc;

– Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;

– Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.

Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Đối tượng được cấp giấy phép lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động;

+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

+ Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;

+ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

+ Chào bán dịch vụ;

+ Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tình nguyện viên;

+ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

+ Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

+ Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Điều kiện để cấp giấy phép lao động

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

+ Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

+ Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

+ Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép lao động

Nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì nộp hồ sơ tại ban quản lý các khu công nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không nằm trong khu công nghiệp thì nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh – Xã hội nơi dự kiến làm việc.

Ai là người xin giấy phép lao động và cách thực hiện?

Người sử dụng lao động là người thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động.

Nếu bạn là người sử dụng lao động, trước khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, cần phải thực hiện xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Nội dung chủ yếu là khai báo với cơ quan nhà nước rằng, nhu cầu này là thật sự và chính đáng. Khi đã có văn bản xác nhận, bạn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ngoài ra, từ khi Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử chính thức có hiệu lực, bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Tuy nhiên thì sau đó bạn vẫn cần nộp hồ sơ bản gốc để so sánh, đối chiếu.

Ý nghĩa của giấy phép lao động

Giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Là căn cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài lẫn người sử dụng lao động.

Giấy phép lao động cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.

Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giấy phép lao động đều có thể bị xử phạt hành chính.

 

Trên đây bài tư vấn của chúng tôi về giấy phép lao động, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: Support@legalzone.com

avatar
Công ty Luật legalzone
1003 ngày trước
Tư vấn giấy phép lao động
Giấy phép lao động là một trong rất nhiều loại giấy phép ở Việt Nam. Không giống như nhiều người thường lầm tưởng nó dành cho công dân Việt Nam khi làm việc trong một số ngành nghề đặc thù, giấy phép lao động được cấp cho người lao động có quốc tịch nước ngoài. Vậy giấy phép lao động là gì và có ý nghĩa như thế nào trong các mối quan hệ lao động? Hãy để ​​Legalzone tư vấn cho bạn đọc về giấy phép lao động trong bài viết này.Giấy phép lao động là gì?Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.Giấy phép lao động tiếng Anh là Work Permit, hoặc VietNam Work Permit (Giấy phép lao động Việt Nam) để dễ phân biệt với các quốc gia khác cũng cấp loại giấy tờ này.Những thông tin có trong giấy phép lao độngMột giấy phép lao động theo đúng mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành gồm những thông tin của người lao động nước ngoài. Cụ thể:– Ảnh chân dung: nền trắng; mặt chính diện; không đội mũ hay đeo kính màu;– Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;– Giới tính;– Ngày, tháng, năm sinh;– Quốc tịch, số hộ chiếu;– Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;–  Địa điểm làm việc;–  Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;– Chức danh công việc;– Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;– Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt NamĐối tượng được cấp giấy phép lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:+ Thực hiện hợp đồng lao động;+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;+ Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;+ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;+ Chào bán dịch vụ;+ Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;+ Tình nguyện viên;+ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;+ Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;+ Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.Điều kiện để cấp giấy phép lao động+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.+ Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.+ Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.+ Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép lao độngNếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp thì nộp hồ sơ tại ban quản lý các khu công nghiệp.Nếu doanh nghiệp không nằm trong khu công nghiệp thì nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh – Xã hội nơi dự kiến làm việc.Ai là người xin giấy phép lao động và cách thực hiện?Người sử dụng lao động là người thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động.Nếu bạn là người sử dụng lao động, trước khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, cần phải thực hiện xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Nội dung chủ yếu là khai báo với cơ quan nhà nước rằng, nhu cầu này là thật sự và chính đáng. Khi đã có văn bản xác nhận, bạn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.Ngoài ra, từ khi Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử chính thức có hiệu lực, bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Tuy nhiên thì sau đó bạn vẫn cần nộp hồ sơ bản gốc để so sánh, đối chiếu.Ý nghĩa của giấy phép lao độngGiấy phép lao động là một trong những điều kiện để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Là căn cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài lẫn người sử dụng lao động.Giấy phép lao động cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giấy phép lao động đều có thể bị xử phạt hành chính. Trên đây bài tư vấn của chúng tôi về giấy phép lao động, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiEmail: Support@legalzone.com