0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60c02a54a3e5f-vay-dai-han-la-gi.jpg.webp

Vốn trung hạn là gì

Ngày 29/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, căn cứ vào các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, các Bộ, ngành và địa phương lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên.

Vậy vốn trung hạn là gì? Legalzone  sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây

Nguồn vốn đầu tư trung hạn

đầu tư trung hạn là gì? Bao gồm những nguồn vốn nào?

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP thì các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và ngắn hạn bao gồm:

Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.

Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước.

Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng trong phạm vi cả nước.

Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành để đầu tư một số dự án quan trọng của địa phương.

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.

Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, gồm:

Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đến trước thời điểm Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2015 có hiệu lực;

Khoản phí, lệ phí được để lại đầu tư của Bộ, ngành trung ương và địa phương;

Tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC), lợi nhuận được chia từ liên doanh dầu khí và tiền đọc tài liệu dầu khí;

Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư;

Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương và địa phương;

Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của Bộ, ngành trung ương và địa phương;

Nguồn thu từ chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất của Bộ, ngành trung ương và địa phương chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản vốn vay này, bao gồm:

Khoản huy động vốn trong nước của chính quyền cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vay từ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn vay trong nước khác để đầu tư kết cấu hạ tầng;

Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Chính phủ cho vay lại.

Thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn

Vốn trung hạn là gì? Thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn là gì

– Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;

– Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đai của các nhà tài trợ nước ngoài;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

– Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

– Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;

– Các dự án khởi công mới nếu có các điều kiện: Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch; Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản;

Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

Ngoài ra, còn cần phải tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ…

Đặc biệt, không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

Các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và ngắn hạn bao gồm những nguồn vốn theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2015/NĐ-CP kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công trung hạn

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP thì nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án

Các nguyên tắc quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư công.

Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án do cấp mình quản lý để:

Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư;

Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công.

Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 77/2015/NĐ-CP và các nguyên tắc sau đây:

Chương trình, dự án có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 10 và Điều 27 của Nghị định 77/2015/NĐ-CP;

Sau khi đã bố trí vốn hoàn trả các khoản ứng trước vốn đầu tư công (nếu có).

Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án được quy định tại Điều 6 Nghị định 77/2015/NĐ-CP kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc vốn trung hạn là gì. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất

avatar
Lê Tún Anh
1143 ngày trước
Vốn trung hạn là gì
Ngày 29/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.Theo đó, căn cứ vào các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025, các Bộ, ngành và địa phương lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên.Vậy vốn trung hạn là gì? Legalzone  sẽ giải đáp trong bài viết dưới đâyNguồn vốn đầu tư trung hạnđầu tư trung hạn là gì? Bao gồm những nguồn vốn nào?Theo quy định hiện hành tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP thì các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và ngắn hạn bao gồm:Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước.Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng trong phạm vi cả nước.Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành để đầu tư một số dự án quan trọng của địa phương.Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội.Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, gồm:Vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đến trước thời điểm Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2015 có hiệu lực;Khoản phí, lệ phí được để lại đầu tư của Bộ, ngành trung ương và địa phương;Tiền lãi dầu khí của nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC), lợi nhuận được chia từ liên doanh dầu khí và tiền đọc tài liệu dầu khí;Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập để lại cho đầu tư;Vốn đầu tư từ nguồn thu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước được thu lại hoặc trích lại để đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương và địa phương;Nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của Bộ, ngành trung ương và địa phương;Nguồn thu từ chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất của Bộ, ngành trung ương và địa phương chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản vốn vay này, bao gồm:Khoản huy động vốn trong nước của chính quyền cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vay từ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn vay trong nước khác để đầu tư kết cấu hạ tầng;Vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Chính phủ cho vay lại.Thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạnVốn trung hạn là gì? Thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn là gì– Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;– Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đai của các nhà tài trợ nước ngoài;– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;– Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;– Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;– Các dự án khởi công mới nếu có các điều kiện: Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch; Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản;Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.Ngoài ra, còn cần phải tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ…Đặc biệt, không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.Các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và ngắn hạn bao gồm những nguồn vốn theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2015/NĐ-CP kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.Nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công trung hạnTheo quy định hiện hành tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP thì nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự ánCác nguyên tắc quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư công.Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án do cấp mình quản lý để:Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư;Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công.Việc bố trí vốn kế hoạch cho chương trình, dự án khởi công mới theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 77/2015/NĐ-CP và các nguyên tắc sau đây:Chương trình, dự án có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 10 và Điều 27 của Nghị định 77/2015/NĐ-CP;Sau khi đã bố trí vốn hoàn trả các khoản ứng trước vốn đầu tư công (nếu có).Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án được quy định tại Điều 6 Nghị định 77/2015/NĐ-CP kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc vốn trung hạn là gì. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất