0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60d3e811ec060-ắ.jpg.webp

Xâm phạm bí mật kinh doanh

Xâm phạm bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Để bảo vệ đối tượng này, pháp luật đã quy định các hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh. Vậy, hành vi nào được coi là xâm phạm? Hãy cùng Legalzone làm rõ căn cứ pháp lý về xâm phạm bí mật kinh doanh

Nội dung chính bài viết

Xâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ

Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh tại Điều 127, theo đó, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh gồm:

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

– Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong bốn hành vi nêu trên;

– Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

>>> Tham khảo: trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng;

– Sử dụng dữ liệu bí mật theo quy định về Nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm mà không nhằm mục đích thương mại;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Trên đây là nội dung Legalzone đưa đến bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

avatar
Cao Hải
1277 ngày trước
Xâm phạm bí mật kinh doanh
Xâm phạm bí mật kinh doanhBí mật kinh doanh là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Để bảo vệ đối tượng này, pháp luật đã quy định các hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh. Vậy, hành vi nào được coi là xâm phạm? Hãy cùng Legalzone làm rõ căn cứ pháp lý về xâm phạm bí mật kinh doanhNội dung chính bài viếtXâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệCác hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;Căn cứ xác định hành vi xâm phạmQuyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanhXâm phạm bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệCác hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanhLuật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh tại Điều 127, theo đó, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh gồm:– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;– Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong bốn hành vi nêu trên;– Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.Căn cứ xác định hành vi xâm phạmNghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.>>> Tham khảo: trách nhiệm bồi thường thiệt hạiQuyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanhChủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng;– Sử dụng dữ liệu bí mật theo quy định về Nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm mà không nhằm mục đích thương mại;– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.Trên đây là nội dung Legalzone đưa đến bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.