Hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của các tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi và tạo được nhiều lợi nhuận cho tổ chức. Trong một số trường hợp, ví dụ như khi các tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh nhận thấy mình không còn đủ khả năng để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh, họ sẽ phát sinh nhu cầu chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, không phải tổ chức kinh doanh nào cũng biết thành phần hồ sơ họ cần chuẩn bị là gì? Trình tự chấm dứt tự nguyện được thực hiện như thế nào? Do đó, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.1) Trình tự thực hiện+ Bước 1: Tổ chức kinh doanh chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh+ Bước 2: UBCKNN (Bộ phận một cửa) tiếp nhận và kiểm tra danh mục hồ sơ. Trường hợp danh mục chưa đầy đủ, UBCKNN hướng dẫn bổ sung danh mục hồ sơ theo quy định.+ Bước 3: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc chưa rõ ràng, UBCKNN có văn bản yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán bổ sung hồ sơ theo quy định trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.+ Bước 5: Sau khi tổ chức kinh doanh chứng khoán hoàn tất các thủ tục để chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán nộp hồ sơ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý;+ Bước 6: Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ báo cáo kết quả sau khi thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.2) Thành phần hồ sơ- Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm:(1): Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh);(2): Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và thông qua phương án xử lý các vấn đề liên quan;(3): Phương án xử lý các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, bao gồm phương án xử lý các tài khoản và tài sản ký quỹ của khách hàng.- Hồ sơ báo cáo kết quả xử lý sau khi thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm:(1): Danh sách khách hàng với đầy đủ thông tin nhận diện khách hàng, số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, số tài khoản ký quỹ và danh mục tài sản ký quỹ, vị thế trên từng tài khoản; lý do không thể tất toán, xử lý các tài khoản còn tồn (nếu chưa xử lý được);(2): Biên bản thanh lý, xác nhận của thành viên bù trừ thay thế về việc đã hoàn tất bàn giao toàn bộ tài khoản, tài sản ký quỹ của khách hàng cho thành viên thay thế (nếu có);(3): Quyết định rút tư cách thành viên giao dịch, thành viên bù trừ;(4): Văn bản xác nhận đã thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.3) Cách thức thực hiện- Cách thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến4) Số lượng hồ sơ01 bộ5) Đối tượng thực hiệnTổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh6) Cơ quan thực hiệnUỷ ban Chứng khoán Nhà nước7) Kết quả thực hiện- Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; hoặc- Công văn từ chối, nêu rõ lý do.