×
0888889366
Phương Trang Channel
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
0 người
Xem tất cả
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Phương Trang Channel
850 ngày trước
Theo dõi
Nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn thu hút đông người lao động từ nước ngoài. Thị trường lao động luôn có nhiều thay đổi nên tình trạng lao động nước ngoài tại Việt Nam nghỉ việc cũng diễn ra không ít.Lúc này, các doanh nghiệp phải thực hiện thu hồi thẻ tạm trú của người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Vậy thủ tục trả thẻ tạm trú cho người nước ngoài khi nghỉ việc được quy định như thế nào? Để trả lời được câu hỏi nêu trên, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của LegalZone, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.Trả thẻ tạm trú cho người nước ngoài khi nào?Khi người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam làm việc lâu dài cần phải được các doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh để thực hiện các thủ tục xin thị thực nhập cảnh, giấy phép lao động, thẻ tạm trú. Theo quy định của Luật xuất nhập cảnh, thẻ tạm trú cho người nước ngoài có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm. Trong thời gian thẻ còn hiệu lực, cho phép lao động nước ngoài được miễn visa khi xuất nhập cảnh. Vậy khi nào cần trả thẻ tạm trú?Thông thường sẽ có 2 lý do mà doanh nghiệp phải thực hiện thu hồi thẻ tạm trú và giấy phép lao động:Người nước ngoài muốn nghỉ việc trước thời hạn, hoặc xin chuyển công ty khácDoanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài.Việc trả thẻ tạm trú của lao động người nước ngoài được quy định cụ thể tại điểm E, Khoản 2 Điều 45 của Luật Xuất nhập cảnh 2014, Công ty bảo lãnh phải:Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam.Doanh nghiệp, công ty bảo lãnh phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quy định.Phía công ty Việt Nam phải soạn thảo bản công văn, đồng thời gửi kèm theo thẻ tạm trú bản gốc của người nước ngoài khi nghỉ việc đã nộp lại.Thủ tục trả thẻ tạm trú cho người nước ngoài Trong từng trường hợp phải thực hiện việc trả thẻ tạm trú cho người nước ngoài, phía doanh nghiệp, công ty bảo lãnh và người lao động nước ngoài cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thu hồi thẻ tạm trú, các giấy tờ liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:Trường hợp lao động nước ngoài xin nghỉ trước thời hạnTrong trường hợp lao động nước ngoài muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với doanh nghiệp vì một số lý do nào đó như: muốn chuyển công việc khác, chuyển công ty hay muốn xuất khẩu để về lại quê hương… Thì cần phải trả lại thẻ tạm trú cho công ty đã bảo lãnh bạn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải thực hiện thu hồi thẻ để nộp lại cho cơ quan chức năng theo đúng pháp luật. Trình tự thủ tục trả trẻ như sau:Bước 1: Phía doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của người lao động, trong đó phải có bản gốc thẻ tạm trú và giấy phép lao độngBước 2: Liên hệ với Cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam để làm thủ tục thu hồi thẻ tạm trú của lao động nước ngoài. Đồng thời, công ty cũng phải gửi công văn đề nghị xuất cảnh người lao động ra khỏi Việt Nam khi chấm dứt hợp đồng lao động.Trường hợp công ty Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồngĐối với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài trước thời hạn thì doanh nghiệp cần:Thực hiện theo đúng trình tự 2 bước như trường hợp phía trên.Bên cạnh đó, công ty phải đề nghị cấp visa xuất cảnh ít nhất 15 ngày để người nước ngoài sắp xếp xuất cảnh về nước.Trong trường hợp, lao động nước ngoài vẫn có ý muốn làm việc tại Việt Nam, công ty nên thực hiện thủ tục gia hạn thẻ tạm trú để có thời gian cho người nước ngoài đi tìm một công việc mới.Hồ sơ xin cấp thị thực 15 ngày cho lao động nước ngoài bao gồm:Hồ sơ pháp nhân của Doanh nghiệp: Bản sao giấy đăng ký kinh doanh có công chứng, bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu công chứngĐơn xin gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài do cục quản lý xuất nhập cảnh quy định (mẫu NA5)Bản gốc hộ chiếu của người nước ngoàiBản gốc thẻ tạm trú còn thời hạn của người nước ngoài đang sử dụng.Đơn xin gia hạn thẻ tạm trú theo mẫu NA5Đơn xin gia hạn thẻ tạm trú theo mẫu NA5Trả thẻ tạm trú của người nước ngoài khi không còn mối quan hệ với công ty bảo lãnh là quy định bắt buộc về Luật xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, phức tạp trong thủ tục thu hồi thẻ hay tiến hành gia hạn thẻ tạm trú, xin visa 15 ngày cho người lao động nước ngoài được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, doanh nghiệp không mất công đi lại, chuẩn bị hồ sơ thì có thể lựa chọn các đơn vị chuyên về lĩnh vực làm thủ tục xuất nhập cảnh uy tín.
Phương Trang Channel
850 ngày trước
Theo dõi
Việt Nam đang là môi trường sống và làm việc được phần lớn người nước ngoài lựa chọn, dù gắn bó lâu dài hay có thời hạn thì việc quản lý người nước ngoài nói chung, quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Một trong các hình thức quản lý về cư trú được áp dụng đó là việc cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, áp dụng trong một số trường hợp nhất định và với các điều kiện cụ thể.Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?Thẻ tạm trú là một trong những vấn đề trọng tâm khi nhắc đến quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài. Thẻ tạm trú, thẻ thường trú là những giấy tờ quan trọng và cần thiết cho phép người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Theo giải thích tại Khoản 13, Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.“Dựa vào khái niệm này, có thể đưa ra các đặc điểm của thẻ tạm trú:– Một là, thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cụ thể là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh – là cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. (Khoản 15, Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam)- Cục quản lý xuất nhập cảnh. Hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao, ví dụ: Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.– Hai là, thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài. Đây là những cá nhân không có quốc tịch Việt Nam.– Ba là, thẻ tạm trú cho phép người nước ngoài được cư trú có thời hạn. Việc xác định thời hạn tùy theo từng loại thẻ tạm trú, thường từ 02 năm đến 05 năm.– Bốn là, thẻ tạm trú có giá trị thay thị thực. Theo giải thích tại Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.” Việc ghi nhận thẻ tạm trú có giá trị thay thị thực cũng hoàn toàn hợp lý bởi bản chất của thẻ tạm trú bao hàm thị thực.Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú:Theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, có 02 trường hợp được cấp thẻ tạm trú (gắn với ký hiệu thẻ tạm trú):Trường hợp 1 (bắt buộc): Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện. Việc cấp thẻ tạm trú đối với các đối tượng này cũng được xem là một trong các nội dung về ưu đãi ngoại giao trong theo xu hướng của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Các thành viên của cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ thường đến Việt Nam với vai trò quan trọng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của họ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, hỗ trợ các quốc gia trong một số chiến dịch, do đó, việc cấp thẻ tạm trú cũng là điều dể hiểu để họ có khả năng chủ động thực hiện trách nhiệm của mình. Đối vợ, chồng, con dưới 18 tuổi và người giúp việc cũng được cấp là sự “đi theo” chính sách cấp thẻ tạm trú đối với các đối tượng đặc biệt.Việc cấp thẻ thị thực trong trường hợp này khá đơn giản và việc quản lý cũng hiệu quả bởi hoạt động của người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam thường có nhiệm kỳ cụ thể, thẻ tạm trú có thời hạn cũng sẽ gắn với thời hạn nhiệm kỳ này.Thẻ tạm trú áp dụng đối với trường hợp này có ký hiệu là NG3.Trường hợp 2 (xét cấp): Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.Đây là trường hợp loại trừ trường hợp 1, việc xác định người nhập cảnh bằng thị thực có các ký hiệu trên được quy định tại Điều 8 Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Điểm c, đ, g, i Khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019. Việc cấp thẻ tạm trú trong trường hợp này không phát sinh đương nhiên mà dựa trên đề nghị và các điều kiện khác áp dụng đồng thời để được cấp thẻ tạm trú.Ký hiệu thẻ tạm trú trong trường hợp này được áp dụng tương tự như ký hiệu thị thực: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.