0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file63072fca411d7-jjjjjj.jpg.webp

"LẤY HÀNG TRĂM GIẤY KHEN RA CHỨNG MINH, BÙ LẠI TỘI THÌ KHÔNG ĐƯỢC"

PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đặt vấn đề, có tình trạng cán bộ tham nhũng nhiều nhưng trước đó quá trình công tác nhận được cả trăm bằng khen, giấy khen và khi ra tòa xuất trình rồi được giảm cho vài năm tù thì có nên không?

Phát hiện kẽ hở trong chính sách, ngăn ngừa từ đầu

Ngày 24.8, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức hội thảo phòng, chống tham nhũng và vai trò của Kiểm toán nhà nước.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, TS Hà Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) nhấn mạnh: KTNN tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phòng, chống tham nhũng và vai trò của Kiểm toán nhà nước” nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán mà trong đó tập trung vào vấn đề “phòng”, “chống” tham nhũng nhằm giúp Đảng, Nhà nước kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng.

Là người nêu tham luận đầu tiên tại hội thảo, PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng tham nhũng và tệ nạn tham nhũng xuất phát từ chính bộ máy công quyền. 

Với vai trò, chức năng của KTNN sẽ cung cấp thông tin và bằng chứng pháp lý về các hành vi sai sót hoặc gian lận trong quản lý, sử dụng tài chính nhà nước, tài sản công. Do đó, việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực phòng, chống tham nhũng của KTNN là cần thiết, yêu cầu cấp bách.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, từ hiệu quả, hiệu lực phòng, chống tham nhũng cho thấy, hoạt động của KTNN cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. 

Trong đó yếu tố về chính trị và quyết tâm chính trị là rất quan trọng và không chỉ ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà ở ngay đội ngũ làm chuyên môn.

Ông Thanh dẫn ví dụ vào những năm 60 - 70, kế toán trưởng khác bây giờ. Lúc đó người kế toán trưởng bên cạnh việc tổ chức hệ thống thông tin còn chức năng được giao kiểm soát viên tài chính tại doanh nghiệp. 

Do đó ông giám đốc, chủ tịch, chủ nhiệm không phải muốn chi bao nhiêu cũng được bởi vì kế toán trưởng sẽ chặn ngay. Còn kế toán trưởng "bây giờ rất khác".

Ông Thanh cho hay, qua thực tế đi dự một số phiên tòa thấy rất buồn. Như phiên tòa Lã Thị Kim Oanh, toà hỏi kế toán trưởng tại sao giám đốc lấy tiền ngân hàng về không bỏ tiền vào quỹ mà lại đồng ý, kế toán trưởng trả lời "giám đốc bảo thế nên làm thế". Hay vụ Châu Thị Thu Nga hỏi kế toán tại sao viết phiếu thu lại trả lời lãnh đạo nói "cứ viết nên viết".

"Thực tế có vụ án nào mà thủ trưởng ra tòa không kèm theo kế toán trưởng hoặc mấy anh cán bộ kế toán đâu. Do đó, bên cạnh quyết tâm chính trị thì hành động, hành vi chính trị ở từng con người, nhất là cán bộ có liên quan cần tăng cường", ông Thanh nói.

Một điểm khác về nhân tố pháp lý, ông Thanh cho rằng, với KTNN thì phải làm sao ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng có thể xảy ra... Kiểm toán khó nhất là làm sao giúp cho nhà nước phát hiện kẽ hở trong chính sách, chế độ, chỗ còn đang vướng mắc trong quá trình thực hiện luật pháp, quy định, ngăn ngừa từ đầu...

Vì vậy, theo ông để phòng ngừa, kiểm toán phải vào nhiều hơn, vào ngay trong quá trình xây dựng dự toán, phân bổ nguồn lực. "Phải vào từ khi bát nước chưa đổ đi còn bát nước đã đổ đi rồi thì dù có làm thế nào cũng khó thu gom vào đầy đủ", ông Thanh nêu.

Lấy hàng trăm giấy khen ra chứng minh, bù lại tội thì không được

PGS.TS Thanh cũng đặt vấn đề, gần đây trên một số diễn đàn nổi lên ý kiến gợi ý rằng với các tội phạm về kinh tế có nên bắt, phạt án tù hay không? Hay nếu nộp tiền vào xin khắc phục hậu quả có nên tha không?.

"Dư luận đã ồn ào nếu như vậy tham ô 9 vụ, bắt 1 vụ, nộp tiền vào có qua được 9 vụ kia được không? Đây là chuyện cực kỳ lớn cho nên yếu tố pháp lý phải răn đe đến mức nào đó để sợ không tham ô. Còn nếu để tiếp tục tham ô hay tham ô ở mức cao hơn để có thể bù đắp tham ô ở mức thấp hơn khi bị phát hiện là không thể được", ông Thanh nói thêm và nhấn mạnh tham nhũng dù ít dù nhiều vẫn phải xử lý chứ không thể lấy cái này, cái kia bù lại.

Một vấn đề khác, ông Thanh đặt ra đó là có tình trạng cán bộ tham nhũng nhiều nhưng trước đó quá trình công tác nhận được cả trăm bằng khen, giấy khen và khi ra tòa xuất trình rồi được giảm cho vài năm tù thì có nên không?.

"Anh có trăm giấy khen, nghìn giấy khen nhưng lấy tiền của nhà nước là hai chuyện khác nhau. Lấy hàng trăm giấy khen ra chứng minh, bù lại tội thì không được. Tòa sẽ xem xét công, tội nhưng có nên lấy đó làm thước đo để định đoạt hình phạt không?", ông Thanh nêu thêm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ 

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

 

 

avatar
PHAN THỊ GIANG UYÊN
603 ngày trước
"LẤY HÀNG TRĂM GIẤY KHEN RA CHỨNG MINH, BÙ LẠI TỘI THÌ KHÔNG ĐƯỢC"
PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đặt vấn đề, có tình trạng cán bộ tham nhũng nhiều nhưng trước đó quá trình công tác nhận được cả trăm bằng khen, giấy khen và khi ra tòa xuất trình rồi được giảm cho vài năm tù thì có nên không?Phát hiện kẽ hở trong chính sách, ngăn ngừa từ đầuNgày 24.8, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức hội thảo phòng, chống tham nhũng và vai trò của Kiểm toán nhà nước.Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, TS Hà Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) nhấn mạnh: KTNN tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phòng, chống tham nhũng và vai trò của Kiểm toán nhà nước” nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán mà trong đó tập trung vào vấn đề “phòng”, “chống” tham nhũng nhằm giúp Đảng, Nhà nước kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng.Là người nêu tham luận đầu tiên tại hội thảo, PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng tham nhũng và tệ nạn tham nhũng xuất phát từ chính bộ máy công quyền. Với vai trò, chức năng của KTNN sẽ cung cấp thông tin và bằng chứng pháp lý về các hành vi sai sót hoặc gian lận trong quản lý, sử dụng tài chính nhà nước, tài sản công. Do đó, việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực phòng, chống tham nhũng của KTNN là cần thiết, yêu cầu cấp bách.Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, từ hiệu quả, hiệu lực phòng, chống tham nhũng cho thấy, hoạt động của KTNN cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố về chính trị và quyết tâm chính trị là rất quan trọng và không chỉ ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà ở ngay đội ngũ làm chuyên môn.Ông Thanh dẫn ví dụ vào những năm 60 - 70, kế toán trưởng khác bây giờ. Lúc đó người kế toán trưởng bên cạnh việc tổ chức hệ thống thông tin còn chức năng được giao kiểm soát viên tài chính tại doanh nghiệp. Do đó ông giám đốc, chủ tịch, chủ nhiệm không phải muốn chi bao nhiêu cũng được bởi vì kế toán trưởng sẽ chặn ngay. Còn kế toán trưởng "bây giờ rất khác".Ông Thanh cho hay, qua thực tế đi dự một số phiên tòa thấy rất buồn. Như phiên tòa Lã Thị Kim Oanh, toà hỏi kế toán trưởng tại sao giám đốc lấy tiền ngân hàng về không bỏ tiền vào quỹ mà lại đồng ý, kế toán trưởng trả lời "giám đốc bảo thế nên làm thế". Hay vụ Châu Thị Thu Nga hỏi kế toán tại sao viết phiếu thu lại trả lời lãnh đạo nói "cứ viết nên viết"."Thực tế có vụ án nào mà thủ trưởng ra tòa không kèm theo kế toán trưởng hoặc mấy anh cán bộ kế toán đâu. Do đó, bên cạnh quyết tâm chính trị thì hành động, hành vi chính trị ở từng con người, nhất là cán bộ có liên quan cần tăng cường", ông Thanh nói.Một điểm khác về nhân tố pháp lý, ông Thanh cho rằng, với KTNN thì phải làm sao ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng có thể xảy ra... Kiểm toán khó nhất là làm sao giúp cho nhà nước phát hiện kẽ hở trong chính sách, chế độ, chỗ còn đang vướng mắc trong quá trình thực hiện luật pháp, quy định, ngăn ngừa từ đầu...Vì vậy, theo ông để phòng ngừa, kiểm toán phải vào nhiều hơn, vào ngay trong quá trình xây dựng dự toán, phân bổ nguồn lực. "Phải vào từ khi bát nước chưa đổ đi còn bát nước đã đổ đi rồi thì dù có làm thế nào cũng khó thu gom vào đầy đủ", ông Thanh nêu.Lấy hàng trăm giấy khen ra chứng minh, bù lại tội thì không đượcPGS.TS Thanh cũng đặt vấn đề, gần đây trên một số diễn đàn nổi lên ý kiến gợi ý rằng với các tội phạm về kinh tế có nên bắt, phạt án tù hay không? Hay nếu nộp tiền vào xin khắc phục hậu quả có nên tha không?."Dư luận đã ồn ào nếu như vậy tham ô 9 vụ, bắt 1 vụ, nộp tiền vào có qua được 9 vụ kia được không? Đây là chuyện cực kỳ lớn cho nên yếu tố pháp lý phải răn đe đến mức nào đó để sợ không tham ô. Còn nếu để tiếp tục tham ô hay tham ô ở mức cao hơn để có thể bù đắp tham ô ở mức thấp hơn khi bị phát hiện là không thể được", ông Thanh nói thêm và nhấn mạnh tham nhũng dù ít dù nhiều vẫn phải xử lý chứ không thể lấy cái này, cái kia bù lại.Một vấn đề khác, ông Thanh đặt ra đó là có tình trạng cán bộ tham nhũng nhiều nhưng trước đó quá trình công tác nhận được cả trăm bằng khen, giấy khen và khi ra tòa xuất trình rồi được giảm cho vài năm tù thì có nên không?."Anh có trăm giấy khen, nghìn giấy khen nhưng lấy tiền của nhà nước là hai chuyện khác nhau. Lấy hàng trăm giấy khen ra chứng minh, bù lại tội thì không được. Tòa sẽ xem xét công, tội nhưng có nên lấy đó làm thước đo để định đoạt hình phạt không?", ông Thanh nêu thêm.Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội