0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bdde1bae6c4-Thực-trạng-giải-quyết-tranh-chấp-thương-mại-bằng-hòa-giải-trực-tuyến-tại-Việt-Nam.jpg.webp

Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam

3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam

3.2.1. Số lượng vụ việc hòa giải trực tuyến

Phương thức GQTC bằng trực tuyến đã hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến nhằm đắp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử với sự thành công của mô hình Squaretrade và bắt đầu lan tỏa đến các quốc gia khác từ các quốc gia phát triển ở Châu âu cho đến những quốc gia đang phát triển ở Châu á và Châu Phi.

Ở Việt Nam, sự “bùng nổ” của CMCN 4.0 cũng khiến cho chủ đề giải QGTC bằng trực tuyến được quan tâm trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê khảo sát của Bộ Tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng (57,8%), toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%). Bên cạnh đó, trong một khảo sát năm 2015 về nhu cầu của doanh nghiệp đối với phương thức hòa giải thương mại của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Center, VIAC) và Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation, IFC), 78% số doanh nghiệp được khảo sát sẵn sàng thử sử dụng phương thức hòa giải; 58% sẵn sàng chi trả mức phí hòa giải từ 6.000.000 VND trở xuống, 15% sẵn sàng chi trả 12.000.000 VND trở lên) Có thể nói, qua các số liệu khảo sát, hòa giải thương mại hứa hẹn là một phương thức giàu tiềm năng, được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn trong tương lai . Tuy nhiên, thực tiễn số vụ tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải nói chung và HGTT ở các trung tâm là không nhiều.

Theo thống kê của Bộ tư pháp, năm 2020, về hòa giải nói chung cả nước có 73 vụ việc sử dụng hòa giải với 70 vụ việc ở Tp Hồ Chí Minh và 03 vụ việc ở Hà Nội nhưng chỉ có 04 vụ việc có văn bản kết quả hòa giải thành, đến năm 2021 thì có 23 vụ việc trong đó 04 vụ việc ở Hà Nội, 07 ở TP Hồ Chí Minh, 10 vụ ở Tuyên Quang, 02 vụ ở Vĩnh Long và cũng chỉ có 03 vụ việc có kết quả hòa giải thành và 14 vụ việc chưa giải quyết xong .

Tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho đến năm 2021 chỉ có 02 phiên xét xử trọng tài được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến, 12 phiên xét xử hỗn hợp cả trực tiếp và trực tuyến đã được thực hiện thông qua các phương thức được hỗ trợ bởi VIAC [31]. Số lượng vụ việc giải quyết bằng HGTT thì chưa ghi nhận vụ việc nào, mặc dù số lượng hòa giải được nộp đến trung tâm hòa giải VMC là 31 vụ việc, nhưng chỉ có 15 vụ việc được tiến hành theo thông tin của Ông Phan Trọng Đạt, quyền giám đốc của VMC.

Trong khi đó, trung tâm VICMC đã thực hiện đươc 01 vụ HGTT trong thời gian đại dịch covid năm 2020. Mặc dù vậy, vụ việc hòa giải này được triển khai dựa trên sự liên lạc giữa hòa giải viên và các bên thông qua điện thoại vì trong thời gian dãn cách dịch bệnh. Trao đổi vấn đề này, hòa giải viên tham gia giải quyết vụ việc cho biết các yếu tố tác động đến việc hòa giải thành công đó là yếu tố tâm lý để phán đoán tình hình, quan điểm của các bên. Phải sau 3 lần nói chuyện thì các thông tin mới được khai thác hết hay nói cách khác thì “tảng băng” đã được khám phá phần chìm. Thông qua các lần gọi điện, hòa giải viên đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, sử dụng cảm xúc để hứng trọn câu chuyện vào mình, để xem các bên chú trọng vào vấn đề gì.

Hòa giải viên đã dần nhận ra được điểm yếu và nhu cầu mong muốn thực sự của các bên, từ đó hòa giải viên sử dụng chiến lược im lặng để xem như thế nào thì đúng là các bên đều đang gặp khó khăn muốn triển khai giải quyết nên họ chủ động thúc giục. Một điều quan trọng là đối với hòa giải viên trong vụ việc này là dù trao đổi qua điện thoại nhưng nhờ giọng nói của các bên trong điện thoại cũng giúp cho hòa giải viên đoán được ý định và quan điểm của các bên. Vì số lần điện thoại khá nhiều cũng như thời gian cho các cuộc đàm thoại kéo dài thường hơn 20 phút, đòi hỏi hòa giải viên phải có trí nhớ tốt, khi không thể vừa nói vừa ghi chép như trực tiếp, để các cuộc đàm thoại sau khi họ đề cập thì hòa giải viên có thể nhớ, điều này giúp tăng cường sự tin tưởng của các bên. Trong vụ việc này, dường như đạo đức của hòa giải viên cũng bị thách thức khi các bên nghĩ hòa giải viên là luật sư cho mình chứ không phải là hòa giải viên, họ đều đưa ra điều khoản nếu hòa giải viên giúp thì sẽ “lại quả” cho. Điều này cho thấy nhận thức của các bên về hòa giải chưa thực sự đúng, do đó hòa giải viên cũng kiến nghị với trung tâm khi ký hợp đồng cần phải giải thích cho họ những nguyên tắc chung để các bên hiểu về bản chất của hòa giải.

Bên cạnh đó, trong hòa giải trực tiếp, việc ký kết thỏa thuận hòa giải thường bao gồm nội dụng với ngôn ngữ đơn giản do đó đối với thỏa thuận HGTT cũng nên tuân thủ như vậy. Hòa giải viên phải tìm cách xác minh rằng thỏa thuận được được các bên hiểu và chấp nhận. Do đó, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu trong bản thân thỏa thuận, hoặc để gửi trước thỏa thuận cho các bên để họ có đủ thời gian để hỏi bất kỳ câu hỏi trước khi quá trình bắt đầu sẽ thuận lợi trong quá trình hòa giải.

Ngoài ra, vì tất cả các quá trình đều trao đổi bằng điện thoại nên việc bị ghi âm là điều khó tránh khỏi, vì vậy hòa giải viên luôn phải cần trọng để không bị dị nghị về tính công bằng và thiên vị trong quá trình hòa giải, đây cũng là áp lực cho hòa giải viên khi thực hiện hòa giải thông qua điện thoại hơn là thực hiện bằng cách gặp mặt truyền thống.

Bên cạnh đó, một điều thú vị cho vụ việc này là dù giải quyết thông qua điện thoại nhưng khi lựa chọn hòa giải viên thì họ đều mong muốn hòa giải viên có tuổi vì một trong các bên là hòa giải viên cơ sở nên khi trung tâm đề xuất hòa giải viên trẻ tuổi thì các bên không lựa chọn. Đồng thời trong giai đoạn đâu, các bên không tin tưởng nhau, nhưng với sự thúc đẩy của hòa giải viên thì các bên đã chủ động hơn.

Trong khi đó, HIAC, là đơn vị tiên phong trong việc đưa công nghệ vào hòa giải thương mại, thì không có số liệu về số lượng vụ việc được giải quyết bằng HGTT, điều này cũng tương tự đối với các trung tâm hòa giải còn lại.

Trong khi số lượng các vụ việc dược giải quyết bằng HGTT tại các trung tâm còn khiêm tốn thì tỷ lệ website TMĐT có chính sách GQTC, khiếu nại là khá cao (82% trong năm 2015 và 84,4% trong năm 2020), tuy nhiên cơ chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng vẫn còn chưa đầy đủ, rõ ràng (chiếm 24% hành vi vi phạm của website, ứng dụng TMĐT ở Việt Nam).

3.2.2. Thực trạng các tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải trực tuyến

-   Số lượng các tổ chức và hòa giải viên cung cấp dịch vụ hòa giải tăng nhanh: Từ khi Nghị định 22/2017 được ban hành đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho các hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký và các trung tâm hòa giải thương mại được thành lập với hơn 22 trung tâm hòa giải thương mại, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: Trên địa bàn Hà Nội có 8 trung tâm hòa giải, bao gồm: Trung tâm HGTM Quốc tế Việt Nam (VICMC); Trung tâm HGTM Susan (SMC); Trung tâm HGTM Hiệu quả Việt Nam (VEMC); Trung tâm HGTM Hà Nội (HCMC); Trung tâm HGTM OPIC Việt Nam (OPIC); Trung tâm HGTM GMC (BS-GMC); Trung tâm HGTM VFA; Trung tâm HGTM Quốc tế INVESTPRO. Trên địa bàn Hồ Chí Minh có 4 trung tâm hòa giải, bao gồm: Trung tâm hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, Trung tâm HGTM Sài Gòn, Trung tâm HGTM Đông Nam A và Trung tâm HGTM G.E. Số trung tâm hòa giải còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, và 10 trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải, cụ thể là:

Trung tâm trọng tài thương mại HTA; Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam STAC; Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam; Trung tâm trọng tài Quốc tế Hà Nội HIAC; Trung tâm trọng tài quốc tế Bình Dương PIAC; Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bà Rịa-Vũng Tàu VTA;Trung tâm trọng tài thương mại Thịnh trí TTCAC; Trung tâm trọng tài thương mại Cao Nguyên HARCEN; Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính FCCA; Trung tâm trọng tài Việt Nam; Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh Tracent; Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam VLCAC, và hơn 100 hòa giải viên thương mại vụ việc được cấp phép. Bức tranh tổng quan về số lượng hòa giải viên thương mại tại Việt Nam như sau: Thành phố Hồ Chí Minh có 52 hòa giải viên(Danh sách cập nhật đến tháng 16/11/2021); Hà Nội có 94 hòa giải viên (Danh sách cập nhật đến tháng 4/2021); Tỉnh Tây Ninh có 1 hòa giải viên; Tỉnh Vĩnh Long có 2 hòa giải viên; Tỉnh Cần Thơ có 3 hòa giải viên; Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 hòa giải viên; Thành phố Đà Nẵng có 3 hòa giải viên; Tỉnh Thái Nguyên có 1 hòa giải viên (Danh sách cập nhật đến tháng 9/5/2022). Điều này cho thấy sự thu hút của hòa giải ở Việt Nam ngày càng lớn. Về chất lượng Hòa giải viên, theo Nguyễn Thị Tú Anh, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, tại Hội thảo “Pháp luật, kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam và quốc tế về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài, hòa giải tổ chức bởi Bộ Tư pháp và JIAC ngày 18/02/2022 đã đánh giá rằng bên cạnh những hòa giải viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn còn những hòa giải viên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức. Chất lượng hòa giải viên không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Dù chưa có qui định cụ thể về HGTT nhưng pháp luật không có qui định cấm vì vậy các trung tâm hòa giải tại Việt Nam đã nhanh chóng cung cấp dịch vụ HGTT, trong đó nổi bật là Trung tâm hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC), Trung tâm hòa giải thương mại Việt Nam (VMC); trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) khi ba trung tâm này đã xây dựng được nền tảng HGTT.

Theo: Hà Công Anh Bảo

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
544 ngày trước
Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam
3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam3.2.1. Số lượng vụ việc hòa giải trực tuyếnPhương thức GQTC bằng trực tuyến đã hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến nhằm đắp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử với sự thành công của mô hình Squaretrade và bắt đầu lan tỏa đến các quốc gia khác từ các quốc gia phát triển ở Châu âu cho đến những quốc gia đang phát triển ở Châu á và Châu Phi.Ở Việt Nam, sự “bùng nổ” của CMCN 4.0 cũng khiến cho chủ đề giải QGTC bằng trực tuyến được quan tâm trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê khảo sát của Bộ Tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng (57,8%), toà án (46,8%), hoà giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%). Bên cạnh đó, trong một khảo sát năm 2015 về nhu cầu của doanh nghiệp đối với phương thức hòa giải thương mại của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Center, VIAC) và Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation, IFC), 78% số doanh nghiệp được khảo sát sẵn sàng thử sử dụng phương thức hòa giải; 58% sẵn sàng chi trả mức phí hòa giải từ 6.000.000 VND trở xuống, 15% sẵn sàng chi trả 12.000.000 VND trở lên) Có thể nói, qua các số liệu khảo sát, hòa giải thương mại hứa hẹn là một phương thức giàu tiềm năng, được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn trong tương lai . Tuy nhiên, thực tiễn số vụ tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải nói chung và HGTT ở các trung tâm là không nhiều.Theo thống kê của Bộ tư pháp, năm 2020, về hòa giải nói chung cả nước có 73 vụ việc sử dụng hòa giải với 70 vụ việc ở Tp Hồ Chí Minh và 03 vụ việc ở Hà Nội nhưng chỉ có 04 vụ việc có văn bản kết quả hòa giải thành, đến năm 2021 thì có 23 vụ việc trong đó 04 vụ việc ở Hà Nội, 07 ở TP Hồ Chí Minh, 10 vụ ở Tuyên Quang, 02 vụ ở Vĩnh Long và cũng chỉ có 03 vụ việc có kết quả hòa giải thành và 14 vụ việc chưa giải quyết xong .Tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho đến năm 2021 chỉ có 02 phiên xét xử trọng tài được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến, 12 phiên xét xử hỗn hợp cả trực tiếp và trực tuyến đã được thực hiện thông qua các phương thức được hỗ trợ bởi VIAC [31]. Số lượng vụ việc giải quyết bằng HGTT thì chưa ghi nhận vụ việc nào, mặc dù số lượng hòa giải được nộp đến trung tâm hòa giải VMC là 31 vụ việc, nhưng chỉ có 15 vụ việc được tiến hành theo thông tin của Ông Phan Trọng Đạt, quyền giám đốc của VMC.Trong khi đó, trung tâm VICMC đã thực hiện đươc 01 vụ HGTT trong thời gian đại dịch covid năm 2020. Mặc dù vậy, vụ việc hòa giải này được triển khai dựa trên sự liên lạc giữa hòa giải viên và các bên thông qua điện thoại vì trong thời gian dãn cách dịch bệnh. Trao đổi vấn đề này, hòa giải viên tham gia giải quyết vụ việc cho biết các yếu tố tác động đến việc hòa giải thành công đó là yếu tố tâm lý để phán đoán tình hình, quan điểm của các bên. Phải sau 3 lần nói chuyện thì các thông tin mới được khai thác hết hay nói cách khác thì “tảng băng” đã được khám phá phần chìm. Thông qua các lần gọi điện, hòa giải viên đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, sử dụng cảm xúc để hứng trọn câu chuyện vào mình, để xem các bên chú trọng vào vấn đề gì.Hòa giải viên đã dần nhận ra được điểm yếu và nhu cầu mong muốn thực sự của các bên, từ đó hòa giải viên sử dụng chiến lược im lặng để xem như thế nào thì đúng là các bên đều đang gặp khó khăn muốn triển khai giải quyết nên họ chủ động thúc giục. Một điều quan trọng là đối với hòa giải viên trong vụ việc này là dù trao đổi qua điện thoại nhưng nhờ giọng nói của các bên trong điện thoại cũng giúp cho hòa giải viên đoán được ý định và quan điểm của các bên. Vì số lần điện thoại khá nhiều cũng như thời gian cho các cuộc đàm thoại kéo dài thường hơn 20 phút, đòi hỏi hòa giải viên phải có trí nhớ tốt, khi không thể vừa nói vừa ghi chép như trực tiếp, để các cuộc đàm thoại sau khi họ đề cập thì hòa giải viên có thể nhớ, điều này giúp tăng cường sự tin tưởng của các bên. Trong vụ việc này, dường như đạo đức của hòa giải viên cũng bị thách thức khi các bên nghĩ hòa giải viên là luật sư cho mình chứ không phải là hòa giải viên, họ đều đưa ra điều khoản nếu hòa giải viên giúp thì sẽ “lại quả” cho. Điều này cho thấy nhận thức của các bên về hòa giải chưa thực sự đúng, do đó hòa giải viên cũng kiến nghị với trung tâm khi ký hợp đồng cần phải giải thích cho họ những nguyên tắc chung để các bên hiểu về bản chất của hòa giải.Bên cạnh đó, trong hòa giải trực tiếp, việc ký kết thỏa thuận hòa giải thường bao gồm nội dụng với ngôn ngữ đơn giản do đó đối với thỏa thuận HGTT cũng nên tuân thủ như vậy. Hòa giải viên phải tìm cách xác minh rằng thỏa thuận được được các bên hiểu và chấp nhận. Do đó, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu trong bản thân thỏa thuận, hoặc để gửi trước thỏa thuận cho các bên để họ có đủ thời gian để hỏi bất kỳ câu hỏi trước khi quá trình bắt đầu sẽ thuận lợi trong quá trình hòa giải.Ngoài ra, vì tất cả các quá trình đều trao đổi bằng điện thoại nên việc bị ghi âm là điều khó tránh khỏi, vì vậy hòa giải viên luôn phải cần trọng để không bị dị nghị về tính công bằng và thiên vị trong quá trình hòa giải, đây cũng là áp lực cho hòa giải viên khi thực hiện hòa giải thông qua điện thoại hơn là thực hiện bằng cách gặp mặt truyền thống.Bên cạnh đó, một điều thú vị cho vụ việc này là dù giải quyết thông qua điện thoại nhưng khi lựa chọn hòa giải viên thì họ đều mong muốn hòa giải viên có tuổi vì một trong các bên là hòa giải viên cơ sở nên khi trung tâm đề xuất hòa giải viên trẻ tuổi thì các bên không lựa chọn. Đồng thời trong giai đoạn đâu, các bên không tin tưởng nhau, nhưng với sự thúc đẩy của hòa giải viên thì các bên đã chủ động hơn.Trong khi đó, HIAC, là đơn vị tiên phong trong việc đưa công nghệ vào hòa giải thương mại, thì không có số liệu về số lượng vụ việc được giải quyết bằng HGTT, điều này cũng tương tự đối với các trung tâm hòa giải còn lại.Trong khi số lượng các vụ việc dược giải quyết bằng HGTT tại các trung tâm còn khiêm tốn thì tỷ lệ website TMĐT có chính sách GQTC, khiếu nại là khá cao (82% trong năm 2015 và 84,4% trong năm 2020), tuy nhiên cơ chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng vẫn còn chưa đầy đủ, rõ ràng (chiếm 24% hành vi vi phạm của website, ứng dụng TMĐT ở Việt Nam).3.2.2. Thực trạng các tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải trực tuyến-   Số lượng các tổ chức và hòa giải viên cung cấp dịch vụ hòa giải tăng nhanh: Từ khi Nghị định 22/2017 được ban hành đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho các hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký và các trung tâm hòa giải thương mại được thành lập với hơn 22 trung tâm hòa giải thương mại, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: Trên địa bàn Hà Nội có 8 trung tâm hòa giải, bao gồm: Trung tâm HGTM Quốc tế Việt Nam (VICMC); Trung tâm HGTM Susan (SMC); Trung tâm HGTM Hiệu quả Việt Nam (VEMC); Trung tâm HGTM Hà Nội (HCMC); Trung tâm HGTM OPIC Việt Nam (OPIC); Trung tâm HGTM GMC (BS-GMC); Trung tâm HGTM VFA; Trung tâm HGTM Quốc tế INVESTPRO. Trên địa bàn Hồ Chí Minh có 4 trung tâm hòa giải, bao gồm: Trung tâm hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, Trung tâm HGTM Sài Gòn, Trung tâm HGTM Đông Nam A và Trung tâm HGTM G.E. Số trung tâm hòa giải còn lại nằm rải rác ở các địa phương khác, và 10 trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải, cụ thể là:Trung tâm trọng tài thương mại HTA; Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam STAC; Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam; Trung tâm trọng tài Quốc tế Hà Nội HIAC; Trung tâm trọng tài quốc tế Bình Dương PIAC; Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bà Rịa-Vũng Tàu VTA;Trung tâm trọng tài thương mại Thịnh trí TTCAC; Trung tâm trọng tài thương mại Cao Nguyên HARCEN; Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính FCCA; Trung tâm trọng tài Việt Nam; Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh Tracent; Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam VLCAC, và hơn 100 hòa giải viên thương mại vụ việc được cấp phép. Bức tranh tổng quan về số lượng hòa giải viên thương mại tại Việt Nam như sau: Thành phố Hồ Chí Minh có 52 hòa giải viên(Danh sách cập nhật đến tháng 16/11/2021); Hà Nội có 94 hòa giải viên (Danh sách cập nhật đến tháng 4/2021); Tỉnh Tây Ninh có 1 hòa giải viên; Tỉnh Vĩnh Long có 2 hòa giải viên; Tỉnh Cần Thơ có 3 hòa giải viên; Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 hòa giải viên; Thành phố Đà Nẵng có 3 hòa giải viên; Tỉnh Thái Nguyên có 1 hòa giải viên (Danh sách cập nhật đến tháng 9/5/2022). Điều này cho thấy sự thu hút của hòa giải ở Việt Nam ngày càng lớn. Về chất lượng Hòa giải viên, theo Nguyễn Thị Tú Anh, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, tại Hội thảo “Pháp luật, kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam và quốc tế về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài, hòa giải tổ chức bởi Bộ Tư pháp và JIAC ngày 18/02/2022 đã đánh giá rằng bên cạnh những hòa giải viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn còn những hòa giải viên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức. Chất lượng hòa giải viên không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Dù chưa có qui định cụ thể về HGTT nhưng pháp luật không có qui định cấm vì vậy các trung tâm hòa giải tại Việt Nam đã nhanh chóng cung cấp dịch vụ HGTT, trong đó nổi bật là Trung tâm hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC), Trung tâm hòa giải thương mại Việt Nam (VMC); trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) khi ba trung tâm này đã xây dựng được nền tảng HGTT.Theo: Hà Công Anh BảoLink luận án:  Tại đây